Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

VÀI NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO CAO ĐÀI

Bài Thuyết Đạo
nhân ngày Họp Đạo lần đầu tại Chicago
Chủ Nhật 21-09-2003


Giáo Hữu NGỌC SÁCH THANH


     Kính thưa quí Thiên Phong Chức Sắc, Quí quan Khách.
     Quí Nhân sĩ, quí thân hữu, quí Niên Trưởng, quí anh chị em Tín Hữu thân mến.

     Trước nhất, tôi xin thành thật cảm ơn Ban Tổ chức đă dành cho tôi được tŕnh bày cùng liệt quí vị một vài nét đại cương về Đạo Cao Đài. Tôi cũng xin thành tâm cầu nguyện cho buổi họp mặt thân hữu ngày hôm nay có một kết quả tốt đẹp, mọi người chúng ta được cảm nhận cho nhau bằng một tấm ḷng kính mến và thương yêu chân thật. Tôi cũng xin trân trọng chào mừng tất cả liệt quí vị đă hoan hỷ đến tham dự với một sự đông đủ và tích cực.


Thưa quí vị,

     Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được gọi tắt là Đạo CAO ĐÀI. Có một ư nghĩa là Đại Ân Xá Kỳ Ba, là một nền tôn giáo mới do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh là Đức Cao Đài dùng thần cơ diệu bút lập nên từ đầu thế kỷ 20 (1920) tại nước Việt Nam.

     Đạo Cao Đài ra đời, đánh dấu một kỷ nguyên cứu độ lần thứ ba của Đức Thượng Đế đến với con người kêu gọi con cái của Ngài sớm tỉnh thức tu hành để Hiệp Nhất cùng Người trong buổi đời Hạ Ngươn mạt kiếp nầy đầy đau khổ tội ác tai nạn v́ chiến tranh, v́ thù hận giữa con người cùng con người, giữa tôn giáo, giai cấp và bất công trong xă hội tràn ngập khắp trên hoàn cầu nầy chưa có một ngày nào nhân loại được cảm thấy đời sống của ḿnh được an ổn hạnh phúc tự do tự tại.

     Ngoài mục đích độ rỗi nhân sanh hồi đầu hướng thiện, lo tu hành để đạt đến sự giác ngộ giải thoát về phần linh hồn. Đạo Cao Đài c̣n có một sứ mạng v́ nhân sinh, mở ra một kỷ nguyên ḥa hiệp nhân loại theo luật tuần hườn tiến hóa vạn thù qui nhất bản, hướng dẫn cho con người xóa bỏ mọi ranh giới, phân chia, tranh chấp, để giúp xây dựng cho con người đi đến một thế giới đại đồng, ḥa b́nh, an lạc và hạnh phúc.

     Chủ trương của Đạo Cao Đài là: Thế Đạo th́ Đại Đồng; Thiên Đạo th́ Giải Thoát giác ngộ viên măn.

     V́ vậy, Đức Thượng Đế đă chọn mảnh đất Việt Nam làm một xuất phát điểm để mở mang phổ truyền Đại Đạo (v́ dân tộc Việt Nam vốn có một truyền thống văn hóa đạo đức sâu dày, đă có sẵn một ảnh hưởng lớn về Tam Giáo Đạo nhằm giúp cho con người quay trở về nguồn cội của ḿnh mà cũng gọi là quy nguyên phản bản).

     Trên con đường trở về nầy, con người ngước mắt nh́n Đạo, nh́n Trời ở trước mặt. Khi đó có người bỏ lại sau lưng cái bóng của chính ḿnh, tức là bỏ đi cái ngă chấp, cái ta ích kỷ hẹp ḥi cái vô minh ràng buộc để rồi quen dần với cái sống vong kỷ duy tha, phá chấp diệt trừ mê vọng, tiến dần về mặt tâm linh đạo đức, quân b́nh giữa tâm và vật. Loài người sẽ có đủ đầy cả về trí năng phát minh khoa học lẫn đạo đức lương tri. Lúc bấy giờ có thể đạt đến tŕnh độ trên th́ thông thiên, dưới th́ đạt địa, nghĩa là đạt đến đỉnh cao của giá trị làm người cũng có thể gọi là Thiên Nhân Hiệp Nhất hay là Phối Thiên, hay Đạt Đạo.

     A. GIẢI PHÁP CỦA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ:

     Muốn có thế giới Đại Đồng, th́ khơi động trong nhân loại tinh thần Ḥa Ái, Thương Yêu. Mọi người phải nh́n nhận là anh em với nhau có cùng một Đấng Cha Chung là Đức Thượng Đế tối cao. Trước nhất là tạo thế nhân ḥa trong các tôn giáo và giữa các tôn giáo với nhau được hiểu biết cảm thông tôn trọng kính mến cho nhau nhiều hơn nữa. Cần phải dẹp bỏ những thù nghịch v́ lư do khác biệt tín ngưỡng, giai cấp, chủng tộc và tôn giáo điều v.v...

     B. ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO:

     Trong giáo lư Cao Đài thường gợi lên, soi sáng lư đồng nguyên và quy nguyên (v́ từ nguồn gốc Đại Đạo phát sinh Tam Giáo Đạo, rồi từ Tam Giáo Đạo lại trở về nguồn gốc Đại Đạo) khai phóng tâm linh con người, đưa con người tôn giáo vươn lên tầm vóc Đại Đạo, lúc đó con người có thể ngước mắt lên nh́n bầu trời to rộng, vượt ra đại dương trời nước bao la, chắp cánh bay bổng khắp bốn phương trời để phục vụ nhân sinh, phụng sự thiên cơ, phụng sự Đại Đạo, làm theo ḷng trời đất.

     Đưa con người tôn giáo vươn lên tầm vóc Đại Đạo, đây chính là thể hiện đến tŕnh độ phá chấp diệt ngă, không chấp vào h́nh danh sắc tướng của tôn giáo. Lúc đó, chính là đă ḥa hiệp cho nhau trong lư đạo. V́ có dẹp bỏ được sự chấp kiến hẹp ḥi đó mới có thể hiểu biết cho nhau, chung lo sứ mạng độ đời đười hữu hiệu kết quả. Và tự nó sẽ đẩy lùi tất cả về cho quá khứ những câu nệ chấp nê, mâu thuẫn, tranh chấp thấp cao, thù nghịch và bất công. Mặc dù hiện nay các tôn giáo có những khác biệt về kinh kệ lễ nghi, giáo điều, tổ chức tùy theo phong tục văn hóa địa phương và thời điểm nhân loại chưa mở mang để lập giáo độ đời, thời gian lúc bấy giờ nhân loại c̣n trở ngại về những thông tin liên lạc. Tuy nhiên, trong tiểu dị có đại đồng v́ các tôn giáo từ ngàn xưa đều nhằm mục tiêu phục vụ giúp ích cho con người đi đến đạt đạo và giải thoát cứu cánh viên măn. Các tôn giáo cũng luôn luôn thể hiện một tấm ḷng bác ái vị tha đến khổ nạn của chúng sanh bởi t́nh thương của các Đấng Giáo Chủ các tôn giáo.

     Nói đến tôn giáo là nói đến T́nh Thương - dù muốn gọi đó là t́nh thương của Đức Thượng Đế hay Đức Phật - v́ t́nh thương không phân biệt màu da sắc tóc, không biên cương giới hạn nào cả. Từ đó, Đức Cao Đài kêu gọi và mong đợi một sự hiệp nhất, tinh thần b́nh đẳng, hành động hài ḥa nhất quán của các tôn giáo, hiệp thành một thực thể trong sứ mạng cứu thế kỳ ba nầy. Và, Đức Chí Tôn, Ngài hằng dạy rằng Ngài là Cha của Sự Thương Yêu, Ngài là Sự Thương Yêu và Sự Sống. Như vậy, nếu tôn giáo mà thiếu T́nh Thương và Ḥa Hợp chính bởi v́ thiếu vắng Thượng Đế tính, Phật tính, hay Thiên tính, như quả trứng gà không có ng̣i gà. Từ đó quả trứng không thể trở thành con gà được.

     C. ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI:

     Giáo lư Cao Đài xây dựng lại ư thức con người, kêu gọi phục hồi nhân bản để đạt đến giá trị đích thực, xứng đáng với phẩm vị làm người, có nghĩa là phục hồi mẫu số chung để tạo thế nhân ḥa. Đó vừa là phương cách, vừa là điều kiện để các dân tộc có thể sống hài ḥa với nhau trong ḥa b́nh an lạc, hạnh phúc tiến bộ về mọi phương diện từ vật chất đến tâm linh tinh thần. Ví dụ: Trong số học, phải qui đồng mẫu số chung trước khi cộng hai hay nhiều phân số không đồng mẫu số. Con người là những phần tử trong cộng đồng nhân loại, giống như những phân số chưa có mẫu số chung. Cho nên, nếu loài người muốn sống chung ḥa b́nh, công hưởng cảnh an vui thạnh trị th́ con người phải tiến hóa để có mẫu số chung: đó là nhân bản, là bản vị con người, bản chất con người phải giống Trời. Nếu con người không chịu phục hồi nhân bản, cũng như cây đàn không được điều chỉnh so dây cho đúng điệu cung bậc thanh âm trầm bổng du dương th́ làm sao có thể hợp tấu được khúc nhạc ḥa b́nh mà hiện nay nhân loại đang khao khát được thưởng thức?

     Giáo lư Cao Đài nhấn mạnh rằng ngày nào mà nhân bản con người chưa được đề cao và thực hiện phục hồi, th́ thế giới ḥa b́nh mà nhân loại đang mơ ước vẫn chỉ là điều viễn vông không tưởng.

     Trên phương diện Thế Đạo, nhân bản là điều kiện để tạo thế nhân ḥa, đem lại ḥa b́nh cho thế giới.

     Trên phương diện Thiên Đạo, nhân bản cũng là điều kiện tất yếu để giúp cho Tiểu Linh Quang (con người) có thể trở về hiệp một cùng khối Đại Linh Quang (Thượng Đế): bản chất con người có giống như Trời th́ mới hội nhập cùng Trời.

     Nhận diện được phần chính danh chính vị của con người, biết rơ được ḿnh là một điểm Tiểu Linh Quang từ một khối Đại Linh Quang mà ra, đó là con người ư thức được nhân bản của chính ḿnh. V́ vậy mà Tiên Sinh Trần Cao Vân đă ngạo nghễ nói lên tâm tư của ḿnh bằng một bài thơ rất có ư nghĩa nhất. Ngài nói:


         Trời Đất sinh Ta có ư không?
         Chưa sinh Trời Đất có Ta trong,
         Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh,
         Trời Đất in Ta một chữ đồng,
         Đất nứt Ta ra Trời chuyển động,
         Ta thay Trời mở đất minh mông,
         Trời che Đất chở Ta thong thả,
         Trời Đất Ta đây đủ Hóa Công.

     Nguyên Hán Văn:

         Thiên Địa sinh ngô hữu ư vô?
         Vị sanh thiên địa hữu hàm ngô,
         Thiên Địa lập Tam Tài lập,
         Thiên Địa ngô đồng nhất tự đồ,
         Ngô xuất địa thời thiên chuyển động,
         Thiên giao ngô tịch địa bao lô,
         Địa thiên tải phúc ngô sanh lạc,
         Thiên địa hóa công ngô hữu hồ.


     D. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TÔN GIÁO CAO ĐÀI:

     1. Đao Cao Đài do chính Đức Thượng Đế giáng trần lập đạo, Ngài trực tiếp làm Giáo Chủ chứ không giao cho tay phàm của con người, v́ nếu một người phàm làm Giáo Chủ th́ không thể tránh khỏi sự kỳ thị về chủng tộc và màu sắc của dân tộc địa phương thuộc khối nầy hoặc khối kia.

     2. H́nh tượng để thờ phượng chỉ là một Thiên Nhăn, có một giá trị biểu tượng thiêng liêng, cũng không mang một h́nh tượng màu sắc của một sắc dân nào cả.

     3. Đấng Thượng Đế trong Đạo Cao Đài vừa là vô ngă, vừa là hữu ngă. Trong kinh cúng Tứ thời có câu:

         Đại La (vô ngă) Thiên Đế (hữu ngă)
         Thái Cực (vô ngă) Thánh Hoàng (hữu ngă)...

     4. Đạo Cao Đài cũng không duy tâm, cũng chẳng duy vật, mà chủ trương tâm vật b́nh hành, quân b́nh đời sống vật chất lẫn tâm linh.

     5. Đạo Cao Đài chủ trương phá chấp triệt để. Cao Đài chẳng phải là Cao Đài mới thật là Cao Đài. Với tinh thần phá chấp nầy Cao Đài xem Đạo trọng hơn h́nh tướng tôn giáo. Sự định nghĩa phân biệt giữa tôn giáo Đạo hàm súc một tinh thần phá h́nh danh sắc tướng.

     6. Tôn giáo là bề mặt, Đạo là chiều sâu.

     7. Tôn giáo là cánh cửa đưa nhân sanh vào Đạo.

     8. Tôn Giáo là con đ̣, Đạo là bến đỗ; khách đến bến phải rời đ̣ để đi lên bờ.

     9. Đạo Cao Đài chủ trương vừa nhập thế, vừa xuất thế. Nhập thế để làm tṛn sứ mạng vi nhân, vừa phục vụ tha nhân vừa tạo được nền tảng âm chất hỗ trợ cho bước đường tu giải thoát của chính ḿnh. Giáo Lư Cao Đài đă xác nhận.

     10. Cao Đài Giáo lấy con người làm điểm chính để phục vụ lợi ích cho con người trên tinh thần:
         a. Thuần Chân Vô Ngă.
         b. Thuần túy đạo đức.
         c. Vạn giáo nhất lư.

     Trần gian chính là môi trường tiến hóa sinh động nhất của vũ trụ càn khôn với đủ đầy những màu sắc vui khổ, xấu tốt để trui đúc rèn luyện tâm chí con người học hỏi tiến hóa. Phật Tiên từ nơi trần thế mà thành, sen cũng từ nơi bùn lầy nước đọng mà có hoa thơm quí giá... Thế nên người đi tu Cao Đài không phải chán đời để t́m một sự an nhàn thoát tục xa lánh trần gian không dấn thân phục vụ cho tha nhân là một nhận định rất sai lầm đáng tiếc. Cho nên mọi người ai ai cũng có thể trở thành môn đệ Đức Cao Đài để bắt chước như Trời làm theo ḷng của Trời, làm những việc như Trời là phải tự Thánh Hóa Thần Hóa cái tâm của ḿnh như Thánh Giáo Cao Đài đă dạy.

         Tu hành là học làm Trời.
         Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian.


     và Ngài dạy rằng:

         Chớ nên ẩn núp núi xa,
         Xưa nay các Đạo hiểu ra rất lầm.
         Đạo đâu, Đạo tại nơi Tâm,
         Th́ đâu có phải kiếm tầm đâu xa?

    
(Đại Thừa Chơn Giáo)

     E. MỘT VÀI ĐIỂM CƠ BẢN VỀ Ư THỨC HỆ CAO ĐÀI:

     Người tín đồ Cao Đài tin tưởng vào thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Theo đó, con người, vạn loại và các đẳng Thần, Thánh, Tiên, Phật đều chung cùng một bản thể. Bản thể đó là ánh sáng thiêng liêng (linh quang). Thượng Đế là Đại Linh Quang, đồng bản thể với Trời nên con người hăy biết mở rộng t́nh thương đến với vạn vật, vạn loài mà không nên sát hại và hủy diệt chúng sanh.

     Vậy th́, theo giáo lư Cao Đài, cái nhất thể đó là Đại Linh Quang, là Thượng Đế... Nho Giáo gọi là Thái Cực với sự phóng phát đó sanh hóa được diễn tả là Thái Cực sanh lưỡng nghi, sanh tứ tượng, sanh bát quái và sanh ra muôn ngàn vạn hữu chúng sanh đến vô cùng vô tận vô biên.

     Lăo Giáo cũng chủ trương vũ trụ vạn vật đều do một bản thể sinh hóa ra. Bản thể ấy Lăo Tử gọi nó là Đạo. Đạo khi chưa sinh hóa ra vũ trụ c̣n gọi là Hư, Hư Vô, Hư Không chẳng phải là hư ảo, mà là thực thể bất khả tư nghị, vô biên tế của vũ trụ. Sách Xướng Đạo Chơn Ngôn viết: Vạn vật bắt đầu từ Không, Không sanh ra Nhất, Nhất sanh ra Vạn. Vạn trở về Không. Không là thủy tổ của muôn loài.

     Trong Phật Giáo, tuy chính Đức Phật không bàn về bản thể vũ trụ, nhưng sau Ngài th́ các Phật gia chư Tổ cũng có chủ trương Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể; Cho nên trong giáo lư nhà Phật cũng có nói về Chân Như Bản Thể, Không Tịch, Hư Vô, Không Hư Không... để mô tả về bản thể. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy: Hư Không hàm tàng mọi sắc tướng, vạn vật bao gồm nhật nguyệt tinh cầu, sông núi đất đai, suối nguồn, cây cối bụi rừng, người lành kẻ dữ, cái hay cái dỡ tốt xấu, tất cả mọi núi Tu Di cũng đều ở trong Hư Không. Tất cả đều như vậy (Pháp Bảo Đàn Kinh). Để cho Bản Thể cũng đượm màu Phật Giáo, các Phật gia c̣n gọi Bản Thể là Phật Tính, và nguyên lư thiên địa vạn vật đồng nhất thể được diễn tả là: Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tính.

     Diễn đạt ư nầy trong Thánh Giáo Cao Đài có dạy:

         Có trời, có đất, có nhân vật,
         Có Đạo mầu trời đất định phân.
         Thế nên khắp chốn hồng trần,
         Đều do Lư Đạo tạo phần Hữu Vô.


     1. Thiên Địa Vạn Vật Tương Đồng:

     Bởi lư do rất đơn giản là nhất bản tán vạn thù. Vốn từ một gốc sanh ra th́ vạn vật phải tương đồng nhau về bản chất, nghĩa là giống nhau về chất ẩn tàng bên trong là sự sống, và từ một gốc mà ra th́ tất cả đều tương đồng với cái gốc chung nầy là Trời, là Thượng Đế. Điểm tương đồng nầy c̣n được gọi là mầm lành, giống thiện, Phật Tánh, Thượng Đế Tánh hay tự nhiên Tính. Cái bản thể chung ấy, cái nhất thể ấy dù ở dưới khía cạnh nào, dù ở trạng thái động tỉnh, đều nhất thiết có ẩn tàng nơi mọi sở vật thực tại, hoặc lớn nhỏ. Th́ đấy gọi là Thiên Địa Vạn Vật tương đồng.

     2. Thiên Địa Vạn Vật Tương Quan:

     Để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa vạn vật trong Vũ Trụ Trời Đất, giáo lư Cao Đài đă tŕnh bày sự tác động qua lại của thiên địa vạn vật như sau:

     Chính các nguồn năng lượng của trời, phong thủy hỏa của đất và tinh khí thần của con người luôn luôn tác động lẫn nhau tạo thành mối liên quan triền miên ấy. Lấy sự biến dưỡng và hóa sinh của con người làm thí dụ, mối tương quan mật thiết ấy được thể hiện qua lời dạy của Đức Chí Tôn trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển như sau: Các vật thực con người ăn uống vào dạ dày tỳ vị lại biến ra khí, khí biến ra huyết, ra tinh. Nó có thể hườn sanh ra nhơn h́nh mới có sanh sanh, tử tử của kiếp nhân sinh (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển). Ta lại biết các vật thực là những sinh vật hấp thụ tinh khí của trời đất. V́ vậy mà trời, đất, vạn vật và con người có sự tương quan rất là mật thiết với nhau. Ngày nay các khoa học gia cũng khám phá ra được mối tương quan tương đồng trong vũ trụ qua lời nhận xét của nhà Vật Lư không gian Fritiof Capra đă nói:

     Là một nhà vật lư, tôi biết cát, đá, nước và không khí quanh ḿnh đều được cấu tạo bằng phân tử và nguyên tử, chúng đang dao động, bản thân chúng được các hạt nhỏ hơn tạo thành, các hạt đó cũng tương tác lẫn nhau để sinh ra hay hủy diệt các hạt khác. Và lúc tôi ngồi trên băi biển, kinh nghiệm ngày trước hầu như sống lại; tôi thấy "năng lượng tràn như thác đổ từ không gian xuống, trong đó bao nhiêu hạt được h́nh thành, bao nhiêu hạt bị hủy diệt trong một sức mạnh nhịp nhàng; tôi thấy nguyên tử của các nguyên tố và cả bản thân tôi tham gia vào trong một nhận thức vũ điệu nhịp nhàng năng lượng này của vũ trụ; tôi cảm nhận là vũ điệu đó và nghe được âm thanh của chúng, và ngay lúc đó tôi biết đó là vũ điệu của Shiva, một vị Thần nhảy múa được người Ấn Độ tôn thờ."

     Trong Cao Đài luôn luôn xác tín rằng nguyên lư Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể được minh định Trời Người Đồng Nhất Thể nên Đức Chí Tôn dạy rằng: Thầy là các con, các con là Thầy. Hay là:

         Thật là diệu diệu huyền huyền,
         Trời người có một chẳng riêng khác nào.
         ...
         Con là đấng thiêng liêng tại thế,
         Con với Thầy đồng thể linh quang.
         Khóa ch́a con đă sẵn sàng,
         Khi vào cơi tục khi sang thiên đ́nh.
         ...
         Người với trời thể chất song song,
         Nếu ḿnh bền chí gia công,
         Tu thân luyện mạng cũng mong thành Trời...


     Thưa quí vị.

     Với tôn chỉ và mục đích của Đạo Cao Đài và quan điểm dung ḥa rộng răi của Cao Đài Giáo mà tôi vừa nêu lên những điểm tóm lược và cũng rất thiết thực rơ ràng nhất có thể kết họp cùng với trào lưu mới của thời đại văn minh của thế giới nhân loại ngày nay để cống hiến cho tất cả mọi người tận dụng khả năng của ḿnh bằng con đường tu học để đạt đạo, đạt chứng viên minh giác ngộ tự tánh của ḿnh được hoàn nguyên phản bản. Con đường ấy cũng không phải bằng đường sông, đường biển, trên xa lộ mênh mông, cũng không phải đi qua bên Tây Trúc thỉnh kinh như Đường Tăng Tam Tạng và học tṛ phải lặn lội xuyên qua ngàn vạn dặm đường rừng núi khó khăn với trăm cay ngàn đắng trong suốt 14 năm dài mới đem được kinh về cho Trung Quốc, cũng không phải đêm ngày luôn luôn cầu nguyện tụng kinh cho thật đầy đủ, cúng tiền bạc bố thí cho nhiều vào nơi chùa thất để lo hối lộ cho Phật Trời chứng minh là việc hy sinh cho Đạo. Cũng không phải đi lặn lội rao giảng giáo lư cho hay để giúp cho Đạo Giáo của ḿnh nhiều người tin theo càng nhiều người khắp trên thế gian nầy là có thể được siêu thoát luân hồi sanh tử và nhập ngay vào Niết Bàn hay Thiên Đường nào đó trên tận không trung vô tận mịt mù sâu thẳm để tận hưởng sự tiêu diêu cực lạc như lâu nay các nhà tôn giáo thường hay lừa gạt phỉnh phờ gạt gẩm những kẻ non dạ kém cỏi tin theo một cách mù quáng. Cũng bởi lẽ vô minh đó mà ngày nay cái họa về bất ổn trật tự cho thế giới nhân loại bởi những kẻ lợi dụng xuyên tạc giáo điều tôn giáo, đầu độc con người gây ra tội ác lỗi lầm rất đáng kinh ngạc nhất.

     V́ thế, muốn thấu triệt được chân lư Đạo th́ phải th́ đi vào con đường nội tâm để t́m cầu học hỏi... V́ có biết nh́n sâu vào nội tại tâm linh mới thấu triệt được lẽ thật, mới t́m ra con đường chân chính tự do hạnh phúc miên trường vĩnh cửu. V́ rằng: Phật tại tâm, Tâm tức là Phật. Nên Đức Cao Đài đă dạy từ lúc ban đầu rằng: Thầy là các con, các con là Thầy.

     Và, trong Hồi kư Tây Du, tác giả có nhắc lại rất rơ ràng: T́m Phật t́m Trời từ nơi đáy ḷng con người.

         Phật tại Linh Sơn vốn chẳng xa,
         Linh Sơn kỳ thực tại ḷng Ta.
         Người người đều có Linh Sơn tháp,
         Tu tại Linh Sơn mới khéo là.


     Nguyên Hán Văn như sau:

         Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu,
         Linh Sơn chỉ tại nhử tâm đầu.
         Nhân nhân hữu cá Linh Sơn tháp,
         Hăo hướng Linh Sơn tháp tự tu (1).


     Thiền Tông Phật Giáo cũng tha thiết chủ trương: Trực chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh thành Phật.

     Cao Đài Giáo cũng chủ trương rằng con người có sẵn Thiên Tính, Phật Tính, có Bản Tính thường hằng bất biến tự tại viên minh diệu giác, có đủ Thái Cực, Vô Cực như Trời. Cho nên, nếu con người có sẵn một thiện tính vô cùng linh hoạt nếu biết cải hóa nội tâm th́ cũng có thể giác ngộ trở thành Trời hay Thần Thánh, Tiên Phật.

     Trong quí anh em chúng ta có mặt tại nơi đây trong ngày hôm nay tôi nhận thấy đa số quí liệt vị tuổi đời cũng đă về buổi xế chiều. Cũng đă đến lúc chúng ta nên gấp rút tự chọn cho ḿnh một con đường thích hợp nhất với chúng ta! Và như thế chỉ c̣n con đường hướng nội mà t́m cầu hai chữ Cao Đài. Theo tôi nghĩ hai tiếng Cao Đài không phải chỉ dành cho những người đă vào trong khuôn khổ tôn giáo Cao Đài, phải nhập môn cầu đạo, ăn chay đi chầu lễ tại các Thánh Sở với đạo phục màu trắng mới là Cao Đài. V́ hai chữ Cao Đài hoặc Đạo Cao Đài không phải riêng cho bất cứ một ai mà tất cả chúng ta cũng đă có sẵn Cao Đài trong tất cả quí vị và chúng tôi. Hai tiếng Cao Đài chính nghĩa của nó là Lương Tâm, là Phật Tính, là Thiên Tính, là Nhân Tính, là Nê Hườn Cung trong mọi người chúng ta ai cũng có một Năo Thất Ba nằm ngay tại đỉnh đầu của ḿnh đó là Ṭa ngự cao quí của Đấng Toàn Năng Thượng Đế thường ngự tại nơi đó gọi là Cao Đài. V́ từ lâu nay trong mỗi chúng ta chưa t́m ra được Bản thể của ḿnh nên phải chịu măi trong sự luân hồi sanh tử khổ đau vô tận không ngă thoát ly.

     V́ vậy mà Đức Cao Đài, Ngài đă động ḷng từ bi nên đến tại thế gian nầy lập thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để dẫn dắt con cái của Người sớm tỉnh thức ăn năn tu học hầu có thể sớm hội hiệp cùng Ngài, và Ngài dạy rằng:

         Muôn kiếp các con chịu lạc đường,
         Thấy vầy Thầy luống động thương.
         Nên đoan thệ cùng hàng Tiên Phật,
         Lập Đạo không thành chịu tội ương.


     V́ th́ giờ không cho phép tôi tiếp tục tŕnh bày thêm những phương thức tu học về Cao Đài để giúp cho quí liệt vị thông cảm thêm về giáo lư Cao Đài. Trước khi chấm dứt tôi xin thành thật cảm ơn tất cả quí vị đă lắng nghe và chúng tôi xin ghi nhận công đức của quí vị quan khách và chư Hiền Huynh, Hiền Tỷ, các Đệ Muội có mặt trong ngày hôm nay là một thiện chí.

     Trân trọng kính chào và rất mong đón nhận những ư kiến đóng góp tốt của liệt quí vị hầu chúng tôi có thể thành lập một cơ sở Đạo Cao Đài tại nơi nầy và để giúp cho các Tín Hữu Cao Đài chúng tôi tại đây và các vùng phụ cận có được những sự liên lạc cho nhau được dễ dàng và thuận tiện.


Trọng kính.
Chicago, ngày 21 tháng 09 năm 2003.
Giáo Hữu NGỌC SÁCH THANH

(Hồng Lan đánh máy lại ngày 22-10-2003)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh