Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa
|
NHÂN DUYÊN Cuối thập niên 70 tôi được tham khảo phần I chuyên khảo AN INTRODUCTION TO CAODAISM rất công phu của Giáo sư R. B. Smith đăng trên chuyên san thông báo khoa học của trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi (BSOAS), Vol. XXXIII, Part I (ORIGINS AND EARLY HISTORY). Chuyên khảo giá trị này đă giúp tôi có một tổng quan khi biên soạn Lịch sử đạo cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1996). Thế nhưng, phải hơn hai mươi năm sau, tôi mới có được bản sao chụp trọn vẹn Phần I và phần II (Vol. XXXIII, Part II, nhan đề BELIEFS AND ORGANIZATION). Hai phần khảo luận này có được là nhờ cụ Đỗ Văn Anh nhiệt t́nh giúp đỡ cho kẻ hậu bối như tôi, và không phải chỉ duy nhất một lần. Cụ Đỗ là một tên tuổi quốc tế trong ngành Thư tịch học (Bibliography). Cụ làm cho Viện Khảo cổ ở Sài G̣n những năm 1950-60; là hội viên Hội Nghiên cứu Đông Dương (SEI) những năm 1951-75; và làm Giám đốc Thư viện Viện Khảo cổ (Sài G̣n) trong mười năm (1965-75). Thư viện này nằm trên đường Gia Long, Sài G̣n. Sau 1975, con đường đổi tên và thư viện mang tên Thư viện Viện Khoa học Xă hội miền Nam (sau rút gọn là Thư viện Viện Khoa học Xă hội), và cụ tiếp tục làm một chuyên viên tại đây. Từ năm 1986 cụ về hưu nhưng vẫn gắn bó với nghề thư viện (làm việc ngoài giờ), và là một địa chỉ “vàng” cho những ai cần t́m sách vở, tài liệu khảo cứu. Đầu năm 2001, qua một bài báo trên tạp chí Xưa & Nay (số 86. Hà Nội: tháng 2-2001, tr. 28), tôi biết tin Giáo sư Ralph B. Smith tạ thế ngày 20-12-2000. Hai năm sau, trong lúc t́m h́nh ảnh và tiểu sử của Giáo sư Smith, thông qua website http://www.soas.ac.uk/Alumni/home.html tôi liên lạc được với SOAS (địa chỉ: University of London, Thornhaugh Street, Russell Square, London WC1H 0XG) và rất may mắn là vào ngày 15-9-2003 đă được cô Sangeeta Banerjee, Phụ tá về Quan hệ Cựu sinh viên (Alumni Relations Assistant) của SOAS nhiệt t́nh giúp đỡ. Thật vậy, một tập Alumni Newsletter (Edition 22, Spring 2001), là bản tin của cựu sinh viên trường SOAS, đă được cô Sangeeta chuyển về tận nhà tôi chín ngày sau đó. Ngoài chân dung R B Smith, ở trang 13 bản tin c̣n có bài của Giáo sư Ian Brown (Trưởng khoa Sử trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi, Viện đại học London), viết về công nghiệp của người quá cố. Một vài câu hỏi của tôi liên quan tiểu sử của Smith qua bài viết của Giáo sư Brown cũng được cô Sangeeta sốt sắng giải đáp rất chu đáo. Và tiểu sử Giáo sư R. B. Smith sau đây đă h́nh thành trên cơ sở những ǵ mà cô Sangeeta đă giúp cho tôi, đặc biệt là bài viết của Giáo sư Ian Brown. TIỂU SỬ R. B. SMITH
Giáo sư Ralph Bernard Smith sinh ngày 09-5-1939 ở Bingley, Yorkshire (một hạt – county – ở phía bắc nước Anh). Theo học Burnley Grammar School (trường trung học ở thành phố Burnley, một trung tâm công nghiệp khai mỏ và dệt ở tây bắc nước Anh), sau đó ông vào Viện đại học Leeds ở trung bắc nước Anh, và đậu thủ khoa khi tốt nghiệp ngành Sử (a First in History). Năm 1963 ông hoàn tất học vị tiến sĩ với luận án nghiên cứu về đất đai và xă hội ở West Riding thuộc hạt Yorkshire vào nửa đầu thế kỷ 16. Khoảng thời gian này ông đang tu nghiệp để làm sử gia ngành Đông Nam Á. Những năm 1962-1963 trong lúc tham gia Viện nghiên cứu Lịch sử (the Institute of Historical Research) ở thủ đô London, ông được tuyển vào trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi (SOAS), làm trợ lư phụ giảng bán thời gian (part-time tutorial assistant) môn Lịch sử nước Anh từ sau 1760. Tiếp theo đó ông được bổ nhiệm làm giảng viên phụ (assistant lecturer) môn Lịch sử Đông Nam Á. Trong bốn hay năm năm kế tiếp ông đă quên ḿnh để bồi đắp năng lực giảng dạy lịch sử Đông Nam Á và phát triển tài năng nghiên cứu lịch sử Việt Nam; ông cũng đạt tới mức thông thạo tiếng Việt hiện đại và bắt đầu nghiên cứu Hán ngữ cổ đại. Ông sang Việt Nam nhiều lần để nghiên cứu mà chuyến đi đầu tiên là vào năm 1966. Một thành tựu quan trọng trong thời gian ấy là việc công bố vào năm 1968 kết quả nghiên cứu về Việt Nam và phương Tây. Công tŕnh ấy cùng với một số bài báo chuyên khảo đă củng cố uy tín của ông là sử gia về Việt Nam. Năm 1971 ông được thăng lên học hàm Phó giáo sư (Reader). [Chú: Reader là một học hàm trên bậc giảng viên chính (senior lecturer) và dưới bậc giáo sư (professor).] Giữa thập niên 1970 Ralph khởi sự nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, một công tŕnh học thuật to tát gồm nhiều tập. Tập đầu tiên xuất bản năm 1983, nhan đề An International History of the Vietnam War: Revolution versus Containment, 1955-61 (Một lịch sử quốc tế của chiến tranh Việt Nam: Cách mạng đối đầu với chính sách ngăn chặn, 1955-1961). Tác phẩm được đón nhận cực kỳ nồng nhiệt cũng như hai tập nối tiếp sau đó: The Struggle for South-East Asia 1961-65 (Cuộc tranh đấu cho Đông Nam Á 1961-1965), xuất bản năm 1985; và The Making of a Limited War, 1965-66 (Gây ra cuộc chiến tranh có giới hạn, 1965-1966), xuất bản năm 1991. Theo dự định bộ sách gồm ít nhất là bốn tập, nhưng ngay cả khi bị ngắn bớt đi, đây vẫn là một đóng góp quan trọng cho một đề tài to tát. Khi thành tựu này và sự chuyển hướng tập trung nghiên cứu khoa học của Ralp được công nhận, năm 1989 ông được thăng học hàm Giáo sư vĩnh viễn môn Lịch sử Quốc tế châu Á (a personal Chair in the International History of Asia). Trong những năm cuối đời sức khỏe Ralph càng lúc càng suy, nhưng những năm này ông vẫn quên ḿnh dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ các sinh viên nghiên cứu khoa học. · TÁC PHẨM: AN INTRODUCTION TO CAODAISM Part I: ORIGINS AND EARLY HISTORY Part II: BELIEFS AND ORGANIZATION
|
Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674 Website: www.thienlybuutoa.org Email Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT
|