Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Một đề nghị chọn danh từ để gọi Tôn giáo mới của Đức Thượng Đế khi chuyển ngữ

 

Lịch sử tên gọi những Tôn giáo trên thế giới

             Vào thời Thượng cổ nhân loại chưa có phương tiện giao thông để di chuyển từ nơi nầy qua nơi nọ nên mỗi địa phương có một thổ ngữ riêng và sau nầy trên thế giới mới có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đức Thượng Đế Cha Chung nhân loại giáo dục con cái của Ngài bằng cách gởi chư Thánh (ở Trung Hoa có Tam Hoàng Ngũ Đế vào thời Thượng cổ), chư Bồ Tát và chư Phật (ở Ấn độ) và chư Tiên tri (ở Ai Cập và Trung Đông) để dạy Đạo cho dân tại địa phương hành Đạo nơi ḿnh sanh sống mà thôi. Lần lần khi người ta tạo được thuyền bè lớn th́ Đạo được phổ biến rộng ra thêm và các dân tộc đă thọ được giáo lư dùng ngôn ngữ của họ mà dịch ra ngôn ngữ mới để phổ truyền triết lư Đạo cho các anh em đồng loại ở những nơi khác. Mỗi nơi đều có những danh từ riêng hay dịch trài trại tên của Tôn giáo và gọi tên  Đấng Cha Trời theo ngôn ngữ của họ.

            Đến thời Trung cổ nhân loại văn minh tiến bộ khá cao và các đế quốc dùng Tôn giáo mượn lư do truyền Đạo để xâm lăng những nước nhỏ, yếu và kém văn minh để khai hóa, đồng thời làm thuộc địa để gom góp tài nguyên thiên nhiên về mẫu quốc làm giàu cho nước ḿnh. Các dân tộc Tây phương (Tây Kim) phát triển nhanh về cơ khí, kỹ thuật, vũ khí tối tân... nên đánh chiếm rất dễ dàng những nước nhược tiểu và v́ họ chưa biết rơ luật luân hồi và nhân quả nên chưa biết cộng nghiệp của dân tộc nên làm nhiều việc tội lỗi lớn lao như tàn sát, bóc lột, chia để trị, ngu dân để dễ sai khiến... Những nhà truyền giáo được sự yểm trợ của Nhà Nước Mẫu quốc, có nhiệm vụ dịch Kinh sách ra tiếng địa phương, hoặc giữ nguyên gốc chữ, hoặc âm giọng theo tiếng La-tinh, hoặc đặt riêng theo ngôn ngữ nước khác để gọi các danh từ của Đạo, v́ thế một Tôn giáo có nhiều tên gọi khác nhau, cả tên của Đấng Cha Trời cũng có nhiều tên khác nhau để gọi như : Giê-hô-va, Jahwe, JHWH, Allah, Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ông Trời, DER HERR, Brahma v.v...

a)      Thời Thượng cổ th́ tên của Tôn giáo có những tên gọi như sau:

1)     Ấn-độ-giáo  theo Việt ngữ, bằng tiếng Anh là Hinduism, tiếng Đức Hinduismus, tiếng Pháp Hindouisme, khi dùng tên của Đấng Brahma th́ gọi Brahmaism, tiếng Việt gọi là Bà-la-môn-giáo vv.

2)     Do Thái giáo, Chính Thống giáo, Judism, Judhisme, Judismus, Orthodox...

3)     Lăo giáo, Taoism, Taoisme, Taoismus, Tiên Đạo, Đạo Lăo, Tiên giáo, Đạo ...

4)     Khổng giáo, Konfucianisme, Konfuzianismus, Konfucianisme, Nho giáo, Nho Tông, Khổng Thánh giáo, Đạo Khổng Mạnh...

5)     Thần Đạo, Shintoisme, Shintoism, Shintoismus...

6)     Các Tôn giáo khác do từ Đa Thần mà ra như Hoả giáo, Zoroasme hay do sự tổng hợp mà có Tôn giáo mới như Bahai và các Giáo Phái hay Sectes, Sekten…

b)      Thời Trung cổ th́ có những danh từ để gọi tên các Tôn giáo do chư Thiêng Liêng chỉnh đốn lại những Tôn giáo xưa, cũng cùng một Tôn giáo nhưng mang danh từ khác:

1)     Đức Phật Thích Ca chỉnh lại Ấn độ giáo hay Bà La-Môn giáo thành Phật giáo, Bouddhisme, Buddhism, Buddhismus, Phật giáo, Phật Tông, Phật Đạo, Đạo Phật, Thích giáo...

            V́ Đức Phật Thích Ca san bằng những bất công của Bà-la-môn giáo với 4 giai cấp nên Ngài đưa ra triết lư thực hành tiệm tiến và công bằng như Ngài dạy: Chúng sinh giai hữu Phật tính hoặc Ta là Phật đă thành, chúng sanh là Phật sẽ thành v.v...   với  sự giải thích tại sao đời là bể khổ (Tứ diệu đế) để có phương pháp từ dễ đến khó hay tiệm tiến hay Bát chánh đạo để hành. Người Ấn và các dân tộc Á châu tôn Ngài như vị Sư của ḿnh (Bổn Sư) và Ngài là bậc Thế Tôn, c̣n các dân tộc Tây phương coi Ngài như một triết gia và nhà khoa học vĩ đại v́ Ngài đă nói rơ khoa học mà sau nầy các nhà khoa học mới t́m ra như một hạt bụi là cả một thế giới hay nguyên tử hay hệ thống mặt trời hay Tiểu thiên địa cũng giống như Đại Thiên Địa cũng như trong một giọt nước có hàng triệu sinh  linh mà nhân loại hiện nay dùng kính hiển vi mới thấy vi khuẩn và vi trùng v.v...

            V́ gọi là một triết lư nên các dân tộc Tây phương không dùng một danh từ riêng nào để gọi mà dùng tiếp vĩ ngữ ism, ism, ismus để gọi như Buddhism.... tức là triết lư do chính con người tại thế nghĩ ra chớ không phải do Đức Chúa Trời phán.

            2) Cũng như thế, các Tôn giáo tại Trung Hoa như Lăo giáo, Khổng giáo được người Âu châu dùng tiếp vĩ ngữ isme, ism, ismus để gọi như một triết lư do loài người phổ biến chớ không coi là một Tôn giáo như Tôn giáo họ đă có với danh từ riêng mà họ đặt cho và không bao giờ dùng tiếp vĩ ngữ isme, ism, ismus để đặt. Danh từ mà họ đặt cho Tôn giáo của người Tây phương hay người tại vùng Trung Đông chính họ được coi như duy nhứt mà thôi thí dụ như: Christinity, Christinité, Christentum, Judentum, Orthodox cũng như trong Đạo Hồi th́ dùng chữ  Islam,  C̣n khi bị dùng tiếp vĩ ngữ isme, ismus... là coi như bị phê b́nh và khinh thường như Dogmatismus, Christianismus... hay bị coi như quá bảo thủ nên mới có Phái khác thệ phản và họ tự đặt cho danh từ của Giáo Phái họ như Evangelium, Evangelist, Methodist, Tin Lành giáo, Anh giáo v.v...

            Đối với các dân tộc vùng Trung Đông và Bắc Phi th́ họ không bao giờ dịch tên của Tôn giáo họ ra ngoại ngữ mà để nguyên theo tiếng Á rạp mặc dù đă được truyền ra đến Á châu như ở Pakistan, Nam Dương, Mă lai, Phi luật tân... họ bắt phải học tiếng Á-rạp mới được đọc kinh Hồi giáo là Koran hay Coran.

            Ḷng tự hào dân tộc và ḷng tự hào về Đạo của ḿnh cũng gây ra sự cố chấp, tự cao và thiếu ḷng khoan dung mặc dù các Giáo Tổ dạy là phải tập cho có ḷng khoan dung, thương người như ḿnh vậy, tha thứ cho kẻ thù ḿnh v.v... V́ có quá nhiều  Tôn giáo, Chi Phái tên gọi khác nhau, sự hiểu biết khác nhau hay sự hiểu lầm tăng thêm nên mới có thánh chiến, chiến tranh Tôn giáo, anh em cùng một Cha Chung chém giết lẫn nhau. Do đó mà mới có Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ do chính Đức Thượng Đế khai mở.

c)      Thời hiện đại và cận đại với Tôn giáo mới của Đức Thượng Đế.

V́ chân giáo của chư Giáo Tổ hai thời kỳ Phổ Độ trước bị thất truyền và bị chư vị tiếp nối sửa đổi chánh giáo ra phàm giáo hay quốc giáo của mỗi quốc gia riêng như các nước vùng Trung Đông nên Đức Thượng Đế không cho chư Giáo Tổ mang xác phàm nữa để mở Đạo mà chính Ngài dùng huyền diệu cơ bút để viết Thánh ngôn, Thánh giáo và luật lệ hay Tân luật và Pháp chánh truyền và Ngài mượn chư Tiền Khai cũng là chư Tiên vị giáng thế khai Đạo bằng h́nh thức hữu h́nh là Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào năm 1926 tại Việt Nam. Lần đầu tiên Đức Thượng Đế hay Đấng Cha Chung Nhân loại chỉ dùng ba vần La-tinh để gọi chính tên Ngài là A, Ă, Â mà khai bút, tập cho đồng tử dùng phương pháp xây bàn để cho chư vị Tiền Khai làm quen với phương pháp thông linh mới giữa Trời và Người. Sau khi Chư Tiền Khai tin tưởng Đấng A, Ă, Â là Ông Trời th́ Ngài mới xưng danh là Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát và Ngài không mượn cách xây bàn quá chậm chạp nữa mà với đồng tử như một Telefax viết ra Thánh giáo. Trong những cơ bút sau Ngài giải thích rơ ràng sự tạm mượn danh xưng qua ba bực cao nhứt trong Tam Giáo.

            Như vậy Tôn giáo mới do chính Đức Thượng Đế mở mà phần hữu vi như Toà Thánh Tây Ninh, Tổ Đ́nh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với Ba Đài, Cửu Viện, các Cơ Sở hay Cơ Quan sau cùng là Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư đều do chư Tiền Khai và chư vị tiếp nối lập nên, v́ Đức Thượng Đế là vô h́nh nên phải có người phàm mới lo xây cất và tổ chức để hoằng khai Đại Đạo được.

            Đạo Cao Đài được mở ra trong giai đoạn cực kỳ khó khăn là đất nước Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ mà lúc nào chính phủ Pháp cũng muốn tiêu diệt sự đoàn kết với chính sách chia để trị, trong lúc đó những người yêu nước kháng chiến chống Pháp giành độc lập lại theo một lư thuyết cũng ngoại lai là vô thần nên cũng t́m cách tiêu diệt Tôn giáo v́ Tôn giáo là hữu thần, do đó tại Quảng Ngăi mới có 3000 vị tử đạo.

            Theo tư tưởng ảnh hưởng của chính phủ Đế quốc Pháp th́ các học giả người Pháp viết sách về Đạo Cao Đài đưa Tôn giáo nầy liệt vào như một Đảng Phái Chính Trị chống chính phủ thực dân, nên tác giả các sách viết về lịch sử Đạo Cao Đài không viết trung thực theo triết lư Đạo mà t́m các đánh lạc hướng Tôn giáo mới để làm giảm đức tin của chư tín đồ Đạo Cao Đài đừng nhập môn quá nhiều làm thành sức mạnh kháng chiến. Những sách nầy in h́nh Quân đội, h́nh vị Trung Tướng Bộ Trưởng Quốc Pḥng Chính Phủ Bảo Đại cũng là chức sắc Đạo Cao Đài mang quân phục v.v... và các tác giả Âu Mỹ dựa theo những tài liệu nầy mà viết thêm sách hay luận án, sách giáo khoa cho môn Ethik hay môn Đức dục tại Tây phương. Các tác giả không chuyển ngữ bằng gốc các Thánh ngôn, không dịch triết lư Đạo hay không đi sâu vào Thánh giáo nên gây ra sự hiểu lầm cho độc giả Tây phương và trẻ con học trong trường cũng như các nhà nghiên cứu Đạo chưa có tài liệu bằng tiếng Việt hay chưa học được tiếng Việt.

            Họ không coi Đạo Cao Đài như một Tôn giáo của Ông Trời mà coi như một Chi Phái chính trị mà khi dùng chữ Secte, Sekte... th́ có tính cách khinh thường hay liệt vào như các Phái gây tai họa như ở Nhựt bổn dùng hơi ngạt giết người hay Phái tại Dallas đă tự sát tập thể v.v...

            Khi người ta viết về Đạo Cao Đài mà nói Tôn giáo nầy có Quân Đội hay nói Ṭa Thánh xây cất theo kiểu màu mè pha trộn các Đạo khác vừa giống nhà thờ bên Tây vừa có chữ thập có móc (Hackenkreuz) bằng chữ N và S của Hitler v́ họ chưa hiểu chữ Vạn của Đạo Phật th́ họ chưa hiểu ǵ về Đạo của Đấng Cha Chung Nhân Loại, nên quân đội Pháp đă liệt Đạo Cao Đài theo Phát-xít thời Đệ nhị thế chiến, v́ một số vị có liên hệ với Nhựt.

            Với những lư do trên mà người ở các dân tộc khác dịch ra ngoại ngữ để gọi Đạo Cao Đài là Néo-Buddhisme hay ĐẠO Phật tân cải hay Syncretisme hay Đạo gom góp vay mượn triết lư tổng hợp từ các Tôn giáo khác vv.

            Khi người Tây phương nh́n và suy nghĩ về các kiến trúc tại Ṭa Thánh Tây Ninh th́ họ dùng những danh từ bất kính để viết. Khi họ nh́n ba vị Thánh khởi nguyên cho phương pháp thông linh là huyền diệu cơ bút là Ngài Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn hào Victor Hugo và Ông Tôn Dật Tiên th́ các tác giả Tây phương hiểu lầm cho rằng Đạo Cao Đài thờ các nhà văn, nhà chính trị v.v...

            Hiện nay các tác giả viết sách về Tôn giáo học hay các nhà Tôn giáo Nhân Chủng học nghi ngờ ở những sách do người Pháp viết nên tự t́m đến những vị cao niên người Việt Nam thâm hiểu về Đạo Cao Đài hay là tác giả nhiều sách về lịch sử Đạo Cao Đài như cụ Đồng Tân hiện ngụ tại Úc Châu để tham khảo, đặt nhiều câu hỏi, mượn tài liệu để tham khảo như các Giáo sư tại Trường Đại Học Sydney, Cambridge, Oxford... và các Trường Đại Học nổi tiếng trên thế giới không dùng chữ Sekte để gọi các Chi Phái trong Đạo Cao Đài mà dùng là Branches, Zweige, c̣n khi viết về triết lư Đạo Cao Đài th́ chư vị nầy dùng danh từ là Siêu triết lư để nói giáo lư Đạo Cao Đài (Superphilosophy). Đa số các sách cũ bằng tiếng Anh, tiếng Đức th́ c̣n dùng chữ Caodaism, Caodaisme, Caodaismus v́ các tác giả chưa nghiên cứu tường tận hay chưa hiểu rành tiếng Việt và Hán Việt.

            Chúng tôi viết bài nầy nhằm mục đích xóa tan những sự hiểu lầm của các tác giả đă chết hay c̣n sống người nước khác cũng như các Webmaster hay người Việt Nam chưa biết rơ về Đạo Cao Đài mà dám viết trên Internet về Đạo Cao Đài sai lạc sự thật  hoặc viết sai hay dịch sai danh từ tiếng Việt ra ngoại ngữ mà sách đă in ra từ trước lâu rồi, khi hiểu được sẽ đính chính lại trong tự điển hay viết sách khác với danh từ đúng nghĩa.

            Một số tác giả Tây phương đă hiểu mục đích nầy nên các sách mới dùng chữ khác như Nhà Nhân Chủng học Matthias Laubscher tại Trường Đại Học Ludwig-Maximilians-University Munchen dùng chữ Caodaismus cũ nhưng chữ D viết hoa là CaoDaismus, c̣n các giáo sư tại Úc Châu th́ để nguyên tiếng Việt là DAO CAO DAI để chỉ Tôn giáo mới và không có tên nào để gọi Đức Chí Tôn nên chư vị gọi là DUC CAO DAI không có bỏ dấu v́ trước đây chưa có font Unicode, có lẽ bây giờ th́ mọi người kể cả người ngoại quốc có thể bỏ dấu cho đúng tiếng Việt với unicode được là Đạo Cao Đài và Đức Cao Đài.

            Những tác giả viết sách in từ lâu đă chết rồi th́ không thể đính chính được, c̣n các tác giả những sách mới hay những Webmaster có Homepage trong Internet chưa hiểu về Đạo Cao Đài mà khi hiểu được th́ cũng nên cũng viết lên để đính chính hay nói về đức tin mới của ḿnh hay những tác giả vô thần tại Việt nam bóp méo chân lư cũng nên nghĩ lại nếu sai v́ không hiểu th́ sửa th́ Ông Trời cũng không nỡ bắt tội v́ lúc trước vô minh nên mới sai.

            V́ có quá nhiều ngôn ngữ mà Tôn giáo mới của Đức Thượng Đế phải là Tôn giáo chung cho nhân loại sau nầy kéo dài trong thời gian 700.000 năm th́ việc dịch Thánh giáo, dịch tên của Tôn giáo... phải dựa trên nguyên tắc chung cho nhân loại cho hợp lư, phổ thông đại chúng và có tính khoa học hơn mới được.

            Đề nghị :

            Chúng tôi có đề nghị như sau:

            Danh xưng của Đạo Cao Đài nếu là phổ thông đại chúng th́ gọi là: Đạo Cao Đài hay Cao Đài giáo nguyên tiếng Việt và khi gọi đến Đức Chí Tôn th́ viết là DUC CHI TON hay bỏ dấu tiếng Việt: Đức Chí Tôn hay DUC CAO DAI (Đức Cao Đài) như một số giáo sư Đại học tại Úc đă dùng khi viết giảng khoa Đại học.

            Nếu dịch cho dân chúng trong nước khác hiểu th́ nên dịch như sau:

1)      Phổ thông: Đức ngữ th́  dịch là Die Cao-Đài-Religion hay để nguyên tiếng Việt là Đạo Cao-Đài.

Pháp ngữ : La religion de Cao Đài

Anh ngữ : The Cao-Đài religion

Tuyển Chọn và Tu Tịnh : Cao Đài Đại Đạo nếu để nguyên tiếng Việt hay bằng

 Đức ngữ : Die Esoterische Lehre Gottes

 Pháp ngữ : L’ enseignement ésotérique de Dieu

Anh ngữ : The esoteric teaching of God

Những danh từ có tiếp vĩ ngữ ism, isme, ismus phải được bỏ đi hay dịch đúng theo nghĩa là Đạo của Ông Trời như ở Tây phương đă đặt cho Đạo Thiên Chúa trước đây là Christentum, Judentum th́ có thể dịch là CaoDaitum chớ không dịch ra tiếng Đức là Caodaismus nữa.

2)      Theo thời kỳ trong lịch sử nhân loại : Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ

       Tiếng Đức : Die universelle Amnestie in der Dritten Phase der Errettung, Erziehung und Erlưsung Gottes.

       Tiếng Pháp: La troisième Amnestie universelle de Dieu ( có nơi dịch chữ en orient là không đúng)

        Tiếng Anh : The Third Universal Amnesty of God

Trong các Thánh Giáo Đức Chí Tôn xưng danh : Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương

Th́ nên dịch cho đúng nghĩa chớ không nên dịch như trước đây có vài tài liệu dịch chữ Orient, có nghĩa là Thượng Đế dạy chỉ có ở phương Đông, v́ ngày nay nhân loại là cả hoàn cầu rồi , con cái của Cha Trời là khắp thế giới nên phải dịch chữ Universal mới đúng.

Thí dụ bằng tiếng Đức dịch là : Jade-Kaiser im Namen CAO ĐÀI GROßER UNSTERBLICHER UND GROßER BODHISATVA

            Xin chư vị cao kiến đóng góp và hy vọng rằng thiển kiến nầy để giúp những người đă lỡ dịch bằng những từ Secte hay dịch sai nên sửa lại Web site của ḿnh để từ vô minh trở thành minh triết và chánh tín. (Chư vị bên Hoa Kỳ, bên Pháp, bên Tây Đức nhất là ở Leipzig có thể dịch bài nầy ra các ngôn ngữ khác và đưa ra mỹ ư đóng góp thêm. Tệ sĩ xin thành kính tri ân quí vị cao kiến giúp đỡ trong việc chung cho nền Đạo mới của nhân loại trong tương lai, với hy vọng một Đạo, một THẦY, một Cha Chung th́ tránh được những ǵ đă xảy ra do quá nhiều tín ngưỡng gây nên, hầu chuẩn bị cho đời Thượng Nguơn Thánh Đức như chư Thiêng Liêng đă tiên tri trước trong Thánh giáo).

Hà Phước Thảo

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh