Giới thiệu phim

Journey From The Fall (Vượt Sóng)

(Đào Vũ Anh Hùng - phỏng dịch)

Phim màu 35mm

Thời lượng 135 phút

Quay tại Thái Lan và Hoa Kỳ

Nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ

Âm thanh Dolby Digital / Stereo

Website Anh ngữ: www.journeyfromthefall.com

  

 

Lời Ngỏ:

30-4-2005 là ngày truy niệm 30 năm Saigon sụp đổ.  30 năm chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp cho câu  hỏi, “Khi nào mới là lúc nói ra tất cả sự thật về những ǵ đă xảy ra sau biến cố đau thương của lịch sử khiến nên cuộc đổi đời của hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam sống sót?”  Điện ảnh Hollywood không biết đến chừng nào mới có một tác phẩm nói lên tất cả sự thực về nỗi khổ đau vĩ đại của cả một dân tộc?  Trước đây người ta cũng có làm những phim về Việt Nam nhưng người Việt nam nhân chứng sống chỉ là những bóng mờ không ai nh́n thấy dung nhan, chỉ có giá trị làm ‘nền’ cho màn ảnh, không thấy mặt ai, không ai được lên tiếng nói.  Tiếng nói của những nạn nhân thống khổ nhận chịu tất cả mọi thứ tai ương tàn khốc do hành động trả thù.  Trong suốt 30 năm đó, thế giới không hề biết đến những thảm cảnh của hàng triệu người dân miền Nam bị tù đầy, bị tra tấn, bị hành hạ trong những cái gọi là “trại tập trung cải tạo”.  Họ cũng không hề biết đến hàng triệu người khác vượt biển bằng những con thuyền mỏng manh, nhịn đói chịu khát, bị dập vùi v́ sóng gió và những cơn băo biển kinh hoàng, bị cướp bóc, phụ nữ bị hăm hiếp, bị chém giết dă man bởi hải tặc?  Điện ảnh Mỹ không bao giờ tŕnh bày những cảnh tượng hăi hùng đó, tŕnh bầy ḷng quả cảm vượt thoát cùng sự hy sinh vĩ đại này.  Tại sao không nói?

Journey From The Fall là phim dành cho người Việt Nam, cũng như phim Schindler’s List dành cho dân Do Thái.  Đây là minh chứng của Ḷng Tin vượt thắng ách Độc Tài.  Chiến tranh nào th́ cũng mang yếu tính của tàn phá hủy hoại như nhau và sự thinh lặng khiến ta ư thức được sự hiện diện của ḿnh là những người trong cuộc, không thể để cho thế hệ tương lai măi băn khoăn về những bí ẩn bị ch́m khuất trong bóng tối.  Bởi lư do đó, chúng tôi thấy cái phần quá khứ bị thờ ơ kia phải được phơi bầy ra ánh sáng để những thế hệ người Mỹ gốc Việt sau này thấu hiểu và hết băn khoăn, bước tới.  Đó là lư do tại sao chúng tôi đă bỏ ra ba năm ṛng ră cho việc tham cứu những phim tài liệu, sách vở, h́nh ảnh, phỏng vấn nhiều người, nhiều gia đ́nh sống sót sau biến cố 75.  Chúng tôi thâu góp từng chuyện kể của hàng ngàn tù nhân chính trị và vô số chuyện nghe kể đi kể lại về “thảm nạn thuyền nhân”.  Chúng tôi thấu hiểu tâm trạng và cuộc sống của người Việt tị nạn trên đất Mỹ này ra sao.  Tất cả những mẩu truyện đó là những mảnh lịch sử tạo nên chúng tôi, những chuyện mà chúng tôi c̣n quá trẻ không thể ghi nhớ hết, và cũng không quá già để lăng quên đi.  Đó là chủ đề của Journey From The Fall.        

::  SƠ LƯỢC TRUYỆN PHIM  ::

Phim tŕnh bầy bối cảnh miền Nam Việt Nam vỡ đổ tan hoang sau cuộc chiến quá dài và mệt mỏi.  Tŕnh bầy h́nh ảnh những trại “học tập cải tạo”, thực chất là những trại tù kinh khiếp do con người dựng lên đầy đọa con người.  Tŕnh bầy thảm cảnh một trong những cuộc vượt thoát đi t́m đời sống và đất sống bên ngoài miền đất quê hương chẳng biết dung người ấy.

“Journey From The Fall” đưa dẫn chúng ta theo bước truân chuyên hoạn nạn của một gia đ́nh liều chết đi t́m Tự Do.  Đây cũng là phim riêng tặng hàng triệu đồng bào vượt biển và tù cải tạo, nạn nhân nhân chứng của xă hội và của hệ thống tù cộng sản.  Họ may mắn sống c̣n và nói lên truyện của họ.

Ngày 30 tháng 4, 1975

Cộng sản ào ạt tấn công tiến chiếm Saigon.  Nguyễn Long quyết định ở lại tiếp tục chiến đấu bảo vệ miền Nam thân yêu, dù vợ anh không muốn và dù Long biết rơ chọn lựa này có nghĩa là chấp nhận phải chia biệt gia đ́nh vĩnh viễn.  Long hối thúc vợ t́m cách ra đi, t́m đất sống ở một nơi chốn yên b́nh.  Mai cuối cùng đành gạt nước mắt vâng lời, miễn cưỡng cùng mẹ chồng và đứa con trai bước chân trĩu nặng với ḷng tan nát leo lên chiếc tàu đánh cá nhỏ bé t́m đường vượt biển.  Hành tŕnh vượt thoát t́m tự do của mẹ con bà cháu Mai thật gian nan nguy hiểm.  Họ ra đi với hai bàn tay trắng, không đem theo được thứ ǵ ngoài hy vọng mong manh là t́m ra đời sống và đất sống.

Miến Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng sản.  Long bị chúng bắt giam, bị đưa qua những trại tù cải tạo, bị biệt giam, đầy đọa.  Tại những nơi này, Long chứng kiến bao nhiêu cái chết bi thảm của anh em đồng cảnh khiến tinh thần anh rũ liệt và tuyệt vọng.  Không nghe tin tức gia đ́nh, anh nghĩ vợ con anh đă vùi thân trên đường vượt biển… Cho đến một hôm Long gặp một người lạ đến thăm tù, đem tin mẹ và vợ con anh đă đi trót lọt, đến được bờ bến tự do.  Long rúng động trước tin vui.  Tinh thần anh phấn chấn như được hồi sinh.  Anh quyết tâm t́m cách trốn tù t́m gặp vợ con, để được cùng gia đ́nh sống tự do, sống đời xứng đáng của con người.

“Vượt Sóng” là tiêu biểu cho hoàn cảnh bi thương của hàng triệu thuyền nhân tị nạn và của dân chúng miền Nam bị cộng sản trả thù, áp bức ngoài xă hội và đầy ải trong các trại tù kinh khiếp mệnh danh là trại “học tập cải tạo” nhưng họ may mắn vẫn sống c̣n.  Đây là truyện của những con người bất hạnh đó.    

::   DIỄN VIÊN   ::

Kiều Chinh (vai Bà Nội)

  Suốt 45 năm thăng trầm, qua bao nghịch cảnh, truân chuyên, tiếp xúc với đủ mọi người mọi giới, mọi màu da, quốc tịch, văn hóa và ngôn ngữ khác… tên tuổi và h́nh ảnh Kiều Chinh được thế giới biết đến qua hơn 100 tác phẩm điện ảnh và qua khung kính truyền h́nh, trong những phim như The Joy Luck Club, Catfish in Black Sauce, và Green Dragon.  Năm 1996, Kiều Chinh nhận được giải Emmy của The Academy of Television Arts and Science với phim tài liệu A Journey Home chiếu trên đài truyền h́nh  Fox.

Kiều Chinh là một trong những tài tử đầu tiên kư giao kèo đóng một vai trong phim Journey From The Fall  “Đây là một phim tôi rất tin tưởng”.  Chị nói thêm, “Truyện phim là truyện của chính chúng ta. Tất cả những người Mỹ gốc Việt khi xem phim này đều có chung nỗi xúc động, bởi là những truyện trực tiếp hay gián tiếp xảy ra cho chính ḿnh hoặc cho người thân của ḿnh sau ngày Saigon sụp đổ.  Người bị đọa đầy trong các trại tù cải tạo.  Người phải ĺa bỏ quê hương, khổ đau, hoạn nạn trên bước đường vượt thoát bằng thuyền, bằng đường bộ… Tôi từ lâu có ước mong được thủ diễn một vai như vai tṛ trong phim này nhưng măi đến bây giờ ước muốn đó mới thành hiện thực.  Tôi hết sức vui mừng.” 

Tài tử Kiều Chinh hiện sống tại nam Cali..  Chị đóng góp tích cực trong các hoạt động văn hóa và xă hội.  Năm 1992, Kiều Chinh đă cùng với kư giả Terry Anderson, đồng sáng lập ra tổ chức “Vietnam Children’s Fund”, gây quỹ hàng triệu Mỹ kim để xây cất 61 ngôi trường cho trẻ em Việt nam được học hành.

Nguyễn Long (vai Long Nguyen)

 “Trời sinh anh ta để đóng phim này!” – đó là lời ca ngợi của đạo diễn Trần Hàm.  Nguyễn Long đă xuất hiện trong hơn chục phim ngắn, trong đó có phim Heaven and Earth của đạo diễn Oliver Stone và phim Green Dragon của đạo diễn Việt Nam Timothy Bùi.  Anh không phải là khuôn mặt mới lạ của giới điện ảnh.

Anh bị xúc động, bị kích thích bởi truyện phim.  Sinh trưởng ở Việt nam, Nguyễn Long cùng gia đ́nh ĺa bỏ quê hương năm 1975 theo làn sóng di tản của cả triệu người Việt chạy trốn cộng sản.  Ngay từ phút bắt đầu nhập cuộc, anh đă bị lôi cuốn bởi cốt truyện và khi đọc xong bản thảo, anh không do dự, nhận lời thủ diễn vai chính ngay.  “Tên tôi là Nguyễn Long.  Tôi muốn đóng vai Long Nguyen!”.  Anh nói thêm, “Phim này không phải chỉ nói về chế độ và chủ nghĩa cộng sản.  Cái thông điệp chính Vượt Sóng chuyên chở là hai chữ “T́nh Yêu”.  T́nh Yêu giữa những người ruột thịt trong gia đ́nh, T́nh Yêu giữa con người với con người!.  T́nh yêu hàm chứa những điều bí ẩn và Journey From The Fall đă giúp chúng ta khám phá ra những bí ẩn đó của t́nh cảm yêu thương đối với người ruột thịt và đối với người chung quanh...”

Nguyễn Long tốt nghiệp ngành Mỹ thuật.  Anh là họa sĩ kiêm điêu khắc gia, có bằng Master of Fine Arts về Hội họa (và thêm bằng kỹ sư Công Chánh nữa), từng có một vài cuộc triển lăm riêng lẻ hay chung với các họa sĩ hay điêu khắc gia khác, trong đó, phải kể đến cuộc triển lăm họa phẩm ấn tượng tại Viện Mỹ Thuật San Jose có tên là “Tales of Yellow Skin” (Chuyện Da Vàng).

Diễm Liên (vai Mai Nguyen)

 

   Mặc dầu Diễm Liên là một ca sĩ rất “ăn khách”, nhưng cô đă hy sinh cả vài tháng trời để đóng phim “Journey From The Fall”.  Diễm Liên chào đời ở Đà Lạt, đến Hoa kỳ năm 1990 và chưa đầy 10 năm sau, cô trở thành ca sĩ hàng đầu của nền ca nhạc Việt nam tại Hoa kỳ.

“Chả bao giờ tôi nghĩ đến chuyện đóng phim cả”, Diễm Liên kể tiếp, “Khi nhà sản xuất phim Nguyễn Lâm ngỏ ư mời tôi đóng thử, tôi nghĩ bụng ông này đúng là… khùng.”  Vậy mà khi nhập cuộc, Diễm Liên diễn xuất tự nhiên một cách ngon lành.  “Tôi tin tưởng vào đạo diễn. Tôi cố diễn xuất đúng theo những ǵ đạo diễn chỉ dẫn.  Nhiều cảnh tôi đóng thành công đều nhờ sự chỉ dẫn của đạo diễn Trần Hàm.”

Diễm Liên cư trú tại Nam Cali. với chồng và con trai bốn tuổi.  Sau khi phim hoàn tất, cô trở lại sân khấu ca nhạc tiếp tục sự nghiệp ca hát của cô rất thành công trong những buổi tŕnh diễn trên khắp thế giới.

Nguyễn Thái Nguyên (vai Lai Nguyen)

 Thái Nguyên sinh trưởng tại một vùng quê thuộc tỉnh Cà Mâu.  Chuyện của gia đ́nh em mang đầy tính chất bi thảm mà những nhà viết truyện phim dù có óc tưởng tượng phong phú đến đâu cũng không thể h́nh dung ra nổi. 

Ông nội và cha em đều là sĩ quan Hải quân QLVNCH.  Sau ngày Saigon bị Việt cộng xâm lăng, ông nội em bị bắt đi “học tập cải tạo”, 12 năm sau mới được thả về.  Đó là năm 1987.  Ông lập tức t́m cách vượt biển, đi trót lọt đến một trại tị nạn Đông Nam Á, sau đó được cho đi định cư tại Hoa kỳ, tiểu bang California.  Thời gian sau khi ông nội Nguyên c̣n ở trong tù, năm 1980, đến lượt cha em bị Việt cộng bắt v́ tham gia một tổ chức “hoạt động chống phá cách mạng”, bị chúng giam cầm 11 năm.  Năm 1991 cha em được thả.  Năm sau Nguyễn Thái Nguyên ra đời.

Là tài tử nhỏ tuổi nhất trong Journey From The Fall, Thái Nguyên nhờ đó mà hiểu rơ hơn về giá trị của t́nh cảm gia đ́nh.  Ông nội em kể, “Trong lúc đóng phim, Thái Nguyên thường hỏi tôi về những t́nh tiết trong truyện phim và tôi giảng giải cho cháu.  Cháu đă hiểu ra những nỗi khổ nhục trong cảnh tù đầy mà cha cháu đă trải qua, cùng những hy sinh mà cha mẹ cháu đă gánh vác để cháu có một tương lai tươi sáng.  Đó cũng là những bước đi trong “hành tŕnh” của đời Thái Nguyên vậy.”

Đoàn Khánh (vai thuyền trưởng Nam)

 Đoàn Khánh một lần qua Cali. chơi, đến khu Little Saigon, t́nh cờ được người bạn khuyến khích đóng thử một vai trong Journey From The Fall.  Anh nồng nàn phát biểu, “Phim này như thật!  Truyện phim đă gây cho tôi một nỗi xúc động sâu xa.  Nó lột tả được tất cả sự điêu đứng hoạn nạn và khổ đau đồng bào tôi gánh chịu.  Nó giúp chúng ta thấu hiểu lịch sử đất nước và giúp thế giới hiểu rơ thảm trạng của thuyền nhân Việt trốn chạy cộng sản.”  Đoàn Khánh đóng phim khi anh mới vừa đến Mỹ được bốn năm.  Anh nói, “Tôi đóng vai này không mấy khó, đó là vai một người vừa rời Việt Nam đến Hoa Kỳ…!  Chỉ giản dị thủ vai của chính ḿnh mà thôi”. 

Cát Ly (vai Phượng)

 Tên tuổi Cát Ly đă được nhiều người biết đến trước khi cô xuất hiện trong phim Journey From The Fall, vai Phượng.  Sáu năm trước, Cát Ly đă thành danh trong lănh vực tŕnh diễn ca nhạc Việt nam và là ngôi sao sán lạn trong những chương tŕnh nhạc hội.

Cát Ly cho biết diễn xuất trong Journey From The Fall là cơ hội cho cô khám phá ra sinh mệnh và gịng lịch sử đất nước, nguồn gốc của chính ḿnh, sự h́nh thành của cộng đồng Việt nam tại hải ngoại mà cô chưa từng được nghe ai nói đến hay được xem tŕnh chiếu trên màn ảnh.  “Trước đây tôi không biết nhiều như bây giờ, đó là nhờ cuốn phim này”.  Cát Ly nói thêm, “Tôi nghĩ với thế giới, cuốn phim phải có một chỗ đứng xứng đáng v́ đó là trang sử ghi lại ngày tang thương của Saigon thất thủ cùng nỗi điêu linh khổ nhục của người Việt tị nạn.  Nó có một cái ǵ đó nói lên được toàn bộ khía cạnh nhân bản của con người.”

Cát Ly từ giă phim trường về Nam Cali., trở lại với nghề ca hát của cô, sự thành công có thể nói nhờ đó mà vượt cao hơn trước nữa.

::   CHUYÊN VIÊN   ::

Nguyễn Lâm (Producer)

  Nguyễn Lâm sinh quán Vĩnh Long.  Anh lớn lên tại nơi này, cùng gia đ́nh đền định cư tại Mỹ năm 1989  Năm 1996, anh được giải Emmy dành cho sinh viên ngành điện ảnh (Student Emmy Award), một giải điện ảnh có tầm vóc quốc tế tổ chức tại Chicago với phim Nostalgic (T́nh Hoài Hương).  Anh à một trong những người thành lập NonLa Films (Nón Lá), đạo diễn và sản xuất trên 40 cuốn phim Video ca nhạc cho Vân Sơn Entertainment từ năm 1996. 

Năm 1999, Nguyễn Lâm gia nhập nhóm thoại  kịch Club o’Noodles Theater Group.  Chính tại nơi này anh đă gặp đạo diễn Trần Hàm, giúp Trần Hàm dựng phim The Anniversary (Ngày Giỗ) để Trần Hàm dùng làm phim luận án lấy bằng Master of Fine ArtsThe Anniversary đă chiếm tổng cộng hơn 25 giải thưởng quốc tế và được liệt vào danh sách 10 phim hàng đầu dự tranh giải Academy Awards năm 2004.  Nguyễn Lâm tâm sự, “Là một người làm phim c̣n ít tuổi, tôi xem việc thực hiện Journey From The Fall mang một ư nghĩa quan trọng bởi tôi quan niệm, những người thuộc thế hệ trẻ phải biết họ xuất xứ từ đâu và tại sao họ lại có mặt trên đất nước này.  “Vượt Sóng” là phim tài liệu ghi nhận một biến cố lịch sử của Việt nam mà chúng ta cần phải nói cho tất cả mọi người trên thế giới hiểu rơ.”  

Trần Hàm (Writer/Director )

  Đạo diễn Trần Hàm sinh tại Saigon, đến Mỹ năm 1982 cùng cha mẹ qua chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh “Ra Đi Theo Trật Tự” (Orderly Departure Program).  Trần Hàm đă t́m ṭi học hỏi các bộ môn văn nghệ như soạn kịch, làm thơ, âm nhạc, hội họa, điện ảnh và video hầu đi vào những lănh vực này để t́m ṭi, góp nhặt dữ kiện, chắp nối, dựng lại những mảnh vỡ lịch sử hay văn hóa của cộng đồng người Việt bị đánh mất hay vừa tân tạo.

Trần Hàm mới tốt nghiệp bằng Master of Fine Arts về Điện Ảnh và Truyền H́nh tại trường Đại học UCLA với một số phim ngắn được trao tặng những giải thưởng cao quư.  Phim của anh được danh dự chọn vào chung kết giải thưởng quốc gia Student Academy Awards liên tiếp hai năm với phim The Prescription and Pomegranate.  Cuốn phim tŕnh làm luận án của anh là phim “Ngày Giỗ” (The Anniversar) trúng giải phim xuất sắc trong kỳ Đại hội Điện Ảnh Hoa Kỳ dành cho loại phim ngắn, sau đó c̣n được liệt vào danh sách dự tranh giải Academy Awards năm 2004 dành cho những phim sôi động và hay nhất. 

Guillermo Rosas  (Cinematographer)

  Guillermo Rosas là một chuyên viên thâu h́nh có nhiều năm kinh nghiệm và rất nổi tiếng.  Anh được giới làm phim biết đến khá nhiều, đặc biệt trong lần được đề cử tranh giải Academy Awards với phim Before Night Falls. Văn pḥng chính của  Rosas đặt ở Mễ Tây Cơ nhưng anh làm việc với những đạo diễn tên tuổi trên khắp thế giới, như đạo diễn Peter Weir với những phim Master and Commander The Far Side of The World; đạo diễn Tony Scott, phim Man on Fire và đạo diễn James Cameron, phim Titanic.

Rosas qua Việt Nam năm 1979 và anh rất yêu thích Việt Nam.  Anh được cử qua thâu h́nh cho cuốn phim tài liệu về chương tŕnh thực phẩm cứu trợ “Food Relief Expedition” của chính phủ Mễ.  Cũng v́ ḷng yêu mến Việt nam đó, Rosas trở lại quay The Anniversary, phim luận án của đạo diễn Trần Hàm.  Sự hợp tác mới mẻ này đă đem lại cho anh thêm một số giải thưởng về h́nh ảnh.  Anh trở lại và đă quay thêm những thước phim có dàn cảnh táo bạo hơn.

Julie Kirkwood (Cinematographer)

 

    Sau khi lấy được mảnh bằng nhiếp ảnh về tĩnh vật (still photography) từ Center for Creative Studies ở Detroit, Julie Kirwood bắt đầu sự nghiệp chuyên môn của cô với chức phụ tá thâu h́nh cho một số công ty điện ảnh lớn nhỏ, kể cả những hăng chuyên về quảng cáo thương mại.  Suốt mấy năm cô đi lại như con thoi giữa Detroit và Los Angeles để làm việc.  Julie đă quá mệt mỏi v́ vất vả đi lại như thế, phải sống kiểu cơm đường cháo chợ, ngủ nhờ trên ghế salon nhà bạn hữu.  Do đó Julie uể oải, công việc bị xuống dốc, năng xuất kém.  Một trong những phim Julie Kirwood thâu h́nh, phim Come Nightfall do Abigail Severance đạo diễn, đă được chọn tham dự đại hội điện ảnh Sundance năm 2002.  Bắt đầu từ đó, Julie đảm trách việc thâu h́nh cho một vài phim được những giải thưởng khác nhau, trong đó có phim End of A Dog, đạo diễn bởi John Morgan, và phim Outside, đạo diễn Jenn Kao chiếu trên chương tŕnh Showtime năm 2004.  H́nh ảnh do Julie Kirwood quay trong phim Outside đă lọt mắt xanh đạo diễn Trần Hàm và anh mời Julie hợp tác thực hiện Journey From The Fall..

Tommy Twoson and Mona Nahm (Production Designers - Thailand/USA)

  Mona Nahm người Thái Lan, sinh trưởng tại thủ đô Bangkok, di cư qua Mỹ năm 1983.  Mười năm sau Mona trở lại Bangkok thăm nhà và cô đă ở lại đây sáu năm làm việc cho một công ty điện ảnh Thái.

Mona Nahm đă thực hiện phim Be Very Quiet và được giải phim xuất sắc nhất năm 2004 trong Đại hội Điện ảnh Silverlake Film Festival.  Phim này sau đó cũng được liên tiếp trao tặng các giải Bangkok International Film Festival, 29th Cleverland International Film Festival, 10th International Women’s Film Festival ở Dortmund, Đức quốc.  Con số những phim ngắn được giới điện ảnh quan tâm nhiều như thế đă gây chú ư cho Oxide Pang, đạo diễn phim The Eye.  Oxide Pang đă đưa Julie trở lại Thái đạo diễn cuốn phim đầu tiên của cô, phim The Remaker, dự trù sẽ tŕnh chiếu vào năm 2005.   

Ngoài công việc đạo diễn, Mona Nahm c̣n yêu thích làm phân cảnh.  Cô đă viết phân cảnh cho trên hai chục cuốn phim ngắn, một phim quảng cáo thương mại và hai cuốn video âm nhạc cho hăng Warner Brothers.  Cuối năm 2004, Mona Nahm về lại Thái để xem xét và hoàn tất phim The Remaker.   Lần trở về này lại đúng lúc xảy ra trận tàn phá của sóng thần Tsunami tại Đông Nam Á..  Cô đă ở lại, t́nh nguyện tham gia cứu trợ nạn nhân bị thiên tai và nhân đó, quay một phim tài liệu về sự cứu trợ và tái thiết một ngôi làng bị thiệt  hại nặng nề nhất tại ngôi làng có tên Bản Nam Ken, vùng cận duyên Thái Lan.

Bao Tranchi (Costume Designer)

   Cô bé thuyền nhân tị nạn Trần Chi Bảo ngày xưa, có bao giờ ngờ hôm nay lại góp bàn tay dựng một cuốn phim vẽ lại h́nh ảnh đúng với mảnh đời thực của chính ḿnh?  Lúc c̣n bé, Chi Bảo chứng kiến mẹ cô làm việc quá sức vất vả trong một xưởng may và cô thề sẽ đưa mẹ thoát ra khỏi cái thế giới cơ cực đă làm mẹ ḿnh suy sụp tinh thần.

Chi Bảo theo học ngành Vẽ Kiểu Thời Trang tại trường Otis College of Art & Design và đậu thủ khoa.  Ngay khi đậu xong, Chi Bảo bắt đầu sự nghiệp làm việc tại các phim trường, vẽ kiểu cho các phim Charlie’s Angels, Queen of the Damned, và Hedwig and The Angry Inch.  Năm 2001, Chi Bảo trở thành người đứng đầu nhóm vẽ kiểu trang phục cho tiệm thời trang nổi tiếng Henry Duarte trong Sunset Plaza của kinh đô điện ảnh Hollywood.  Cô là người thực hiện những kiểu y trang cho phim Drowned World Tour của Madonna, cho những phim video ca nhạc Destiny’s Child của Janet Jackson. 

Chi Bảo đă cùng với Jack Atlantis tổ chức một show triển lăm thời trang do cô vẽ kiểu, “Mercedes Benz Fashion Week” vào mùa Xuân năm 2004 tại Smashbox Studio cho quan khách lược qua.  Cuộc trưng bày này được các tạp chí thời trang như Vogue và W. chú ư ngay.  Khách hàng của Chi Bảo đều là những ngôi sao tên tuổi như Steven Tyler, Selma Hayek, Naomi Watts, Kelly Clarkson, Bai Ling, Daryl Hannah và Jaine Pressley…  Những trang phục do cô phát minh được những tài tử mặc đi dự hội, bước trên thảm đỏ trong các buổi phát giải Oscars, giải Grammys, giải Golden Globe Awards, giải BET, Soul Train Music Awards và giải âm nhạc MTV Awards… 

Gordon Banh (Hair/Makeup Artist)

  “Phim này đối với tôi cũng như đối với tất cả mọi người trong gia đ́nh, có rất nhiều ư nghĩa lớn lao”, Banh giải thích.  Năm lên bốn, Banh đă mang danh một thuyền nhân tị nạn.  Anh vượt biển bằng thuyền và đến Mỹ cùng với ba anh em ruột.  Banh yêu nghệ  thuật.  Ngay từ lúc c̣n nhỏ, anh rất mê vẽ. Thế rồi năng khiếu thiên phú về hội họa tự nhiên phát triển theo thời gian.  Anh theo học Fashion Institute of Design and Merchandising (FIDM) và tốt nghiệp với bằng vẽ kiểu thời trang.

Sau đó Banh được học bổng theo học ngành thẩm mỹ tại Westmore Academy of Cosmetic Arts.  Hiện Banh làm giảng viên của học viện này, dạy môn trang điểm thẩm mỹ.  Với 15 năm kinh nghiệm về điện ảnh, truyền h́nh, video ca nhạc, nghệ thuật quảng cáo, thương mại, Gordon Banh là khuôn mặt quen thuộc trong giới văn nghệ tŕnh diễn của người Việt tại thủ đô tị nạn.  Anh hợp tác với hầu hết các công ty làm video ca nhạc giải trí như Thúy Nga Paris By Night, Asia, và Vân Sơn.  Thân chủ quảng cáo thương mại chính của Gordon là Nissan, Michelob Beer, Lamps Plus, BBOXcosmetics, Blockbuster Video, và Kawasaki Motors. Những thân chủ nổi tiếng của Gordon là Wayne Brady, Lisa Ling và Narai.

Gordon nói, “Tôi thấy phim này đă vượt quá phạm vi nghề nghiệp của ḿnh...  Đó là phương tiện giúp cho ta nói lên bằng h́nh ảnh, giá trị của nghệ thuật hóa trang dùng diễn tả trạng thái nội tâm của con người, diễn tả nổi đau thương bi đát của những thuyền nhân tị nạn Việt nam.”    

Christopher Wong  (Music Composer)

  Christopher Wong có bằng B.A. về âm nhạc.  Anh chuyên soạn nhạc cho trường đại học UCLA từ năm 1998.  Thời gian ở UCLA, Christopher học lư thuyết với giáo sư Roger Bourlan, học về đại ḥa tấu và viết ḥa âm với nhạc sư Paul Reale, cố vấn chuyên môn của nhạc trưởng James Hormer và Christopher Young.  Trong giai đoạn cuối của chương tŕnh, Christopher Wong được đặc biệt tuyển chọn làm môn sinh, học riêng với nhạc trưởng lừng danh Jerry Goldsmith, người được giải Academy Awards về âm nhạc.

Christopher Wong đă viết nhạc nền cho ba phim dài, mười một phim ngắn, nhiều phim quảng cáo thương mại, phim phụ chiếu sau kịch bản, và một số phim tài liệu, trong đó có phim The Anniversary mà đạo diễn Trần Hàm dùng làm luận án tốt nghiệp.  Ngoài ra, Christopher Wong đă viết xong phần nhạc đệm cho ba vở kịch dài và đang viết dở dang cho vở thứ tư.  Hiện Christopher cũng đang biên soạn một chương tŕnh nhạc tŕnh tấu vĩ cầm với nữ nhạc sĩ tài danh Nicole Garcia đảm trách phần độc tấu.

James Berek (Sound Designer)

  James Berek khởi đầu sự nghiệp của anh với nghề chuyên môn chỉnh tạo âm thanh nổi cho phim ảnh, như âm thanh của phim Time Squad của công ty sản xuất phim hoạt họa  Cartoon Network là một.  Anh tiếp tục theo đuổi ngành chuyên môn này với những phim truyện dài và phim quảng cáo thương mại.  Năm 2001, James Berek sáng lập công ty HearFilm ngay tại Hollywood, California.  HearFilm cung cấp tất cả mọi loại âm thanh cho vô số phim quảng cáo thương mại, thí dụ như McDonalds, Sprint Long Distance, Puma, Valvoline và rất nhiều thân chủ danh tiếng khác.  James cũng cung cấp toàn bộ hệ thống điều dụng âm thanh cho những phim ngắn trúng giải trong các kỳ đại hội điện ảnh, như phim The Anniversary (Ngày Giỗ) của Trần Hàm được hai lần giật giải Student Academy Awards.  Anh cũng là người chế tạo và chăm lo việc định chuẩn âm thanh cho phim The Lift của Jason Allen, đoạt huy chương Vàng (Gold Award) về loại phim action ngắn hay nhất trong đại hội điện ảnh WorldFest ở Houston..

cover

 

Trở lại trang chánh