Cuộc tàn sát Tết Mậu Thân ở Huế |
Tuệ Chương
(Theo Douglas Pike)
(Vài lời trần t́nh của người dịch: Ngày 15 tháng 7 năm 2002 vừa qua, quân đội Do Thái tấn công vào Gaza City, khiến 15 người Palestine bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Cả thế giới và cả Liên Hợp Quốc lên án hành động tàn ác nầy của Do Thái. Việc lên án nầy không sai mặc dù những người chết nói trên chỉ là bị vạ lây mà mục tiêu chính là Shehade, tên trùm khủng bố kiểu tự sát của Palestine.
Thế c̣n hơn 5 ngàn người bị thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế th́ sao? Hơn ba mươi năm qua, cả thế giới và cả người Việt ở trong nước cũng như hải ngoại, nghĩ ǵ về những cái chết oan khiên đó?!)
Huế là một trong những thành phố buồn nhất trên hành tinh của chúng ta, không phải chỉ v́ những ǵ không ai có thể tưởng tượng nỗi đă xảy ra ở đây hồi Tết Mậu Thân năm 1968. Đó là điều đáng quở trách âm thầm cho tất cả chúng ta, những người thừa hưởng một nền văn hiến bốn ngàn năm. Những người trong thời đại chúng ta gom nhặt được những ư niệm trừu tượng chính trị mà chỉ làm cho chúng ta rơi vào sự suy đồi tệ hại nhất về việc vi phạm đạo đức thời hiện đại, chẳng quan tâm ǵ tới tính cách dă man của nó.
Những ǵ xảy ra ở Huế làm cho những ai c̣n là người văn minh trên địa cầu nầy phải dành nhiều phút giây ngừng nghỉ để tư duy về những điều đă được khắc ghi, cùng với những tai họa khủng khiếp khác về những hành động dă man của người đối với người sẽ không bao giờ quên được và trở thành một dấu ấn sâu sắc trong ḍng lịch sử nhân loại.
Huế c̣n chứng tỏ một điểm khác nữa về điều là người ta không có ǵ phải ngần ngại khi cố áp dụng những biện pháp chính trị để theo đuổi một cách nông cạn việc thực hiện giấc mơ xây dựng một xă hội hoàn hảo.
Một cách tự nhiên, những điều xảy ra ở Huế là vài sự thống kê mau lẹ và nhạy cảm. Cuối cùng, lực lượng quân sự Cộng sản lên tới 12 ngàn người đă tấn công Huế ngay đêm mồng một tết (30 tháng 1 năm 1968), chiếm thành phố 26 ngày và cuối cùng bằng hành động quân sự họ bị đánh bật ra khỏi nơi họ chiếm đóng.
Trong trận tấn công nầy, 5 ngàn 8 trăm người dân thường bị giết và mất tích. Đến bây giờ tất cả họ coi như đă chết. Từ đó, thi hài họ được t́m thấy lẻ tẻ hay trong những ngôi mộ tập thể ở những vùng chung quanh Huế - Trung tâm văn hóa Việt Nam - thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Đó chỉ là những dữ kiện chính yếu, những thống kê quan trọng, chẳng vui ǵ khi nói về Huế, là điều được viết xuống bằng thứ ngôn ngữ b́nh thường của báo chí, rơ ràng chẳng gây được ấn tượng ǵ cho tinh thần và lương tâm của nhân loại. Chẳng có tiếng thét đầy uất hận nào! Và các ṭa đại sứ của Cộng sản Bắc Việt Nam trên thế giới đều im hơi lặng tiếng.
Ngoài tiếng thở dài cay đắng, người dân sẽ nói cho quí vị hay những ǵ về Huế mà thế giới đă không biết tới, và nếu có biết, họ cũng chẳng quan tâm.
Trận chiến
Trận đánh Huế là một phần trong Chiến dịch Đông-Xuân của Cộng sản năm 1967-68.Toàn bộ chiến dịch chia làm ba giai đoạn:
1/ Giai đoạn 1 gồm các tháng 10,11 và tháng 12 năm 1967 được gọi là phương pháp hợp đồng chiến đấu, có nghĩa là trên toàn bộ chiến trường, thực hiện các trận tấn công riêng rẽ vào các vị trí cố định hay trung tâm quân sự của phe Đồng Minh. Các trận đánh ở Lộc Ninh thuộc tỉnh B́nh Long, Dakto thuộc tỉnh Kontum và Cồn Tiên ở Quảng Trị, ba nơi nầy thuộc vùng rừng núi của Nam Việt Nam, gần biên giới Camphuchia và Lào là kiểu mẫu những trận đánh chính của giai đoạn 1.
2/ Giai đoạn 2 thuộc các tháng Giêng, 2 và 3 năm 1968 bao gồm việc ứng dụng một cách rộng lớn phương pháp chiến đấu độc lập, có nghĩa là mở nhiều cuộc tấn công bằng các đơn vị thiện chiến nhỏ và đồng thời khắp một vùng địa lư rộng lớn, sử dụng các đơn vị tinh nhuệ nhất cũng như kỹ thuật tiến bộ nhất trong chiến tranh du kích. Trong khi Giai đoạn 1 lực lưọng tác chiến chính là quân Cộng sản Bắc Việt (Khoảng 55 ngàn người đang hoạt động ở Nam Việt Nam). Ở Giai đoạn 2 th́ sử dụng quân Giải phóng Nam Việt Nam. Cao điểm của Giai đoạn 2 là cuộc tấn công Tết Mậu Thân qua đó 70 ngàn quân tấn công 32 trung tâm đông dân cư nhứt ở Nam Việt Nam, gồm cả Huế.
3/ Giai đoạn 3 gồm các tháng 4, 5 và 6 năm 1968 chủ yếu là phối hợp hai phương pháp tác chiến của hai giai đoạn trên, tạo thành cao điểm trong các trận đánh lớn. Do bắt được tài liệu nên biết đây là điều Cộng sản gọi là đợt hả Có khả năng đó là Khe Sanh, căn cứ Thủy Quân Lục Chiến/HK ở phía đông-bắc Nam Việt Nam, hoặc có lẽ là Huế. Không có cuộc tấn công đợt 2 chính là v́ những trận đánh trong Giai đoạn 1 và 2 đă không phát triển được như Cộng sản hy vọng. Tuy nhiên, chiến cuộc đạt tới thời kỳ đẫm máu nhứt trong ṿng tám năm sau đó, kể từ trận Mậu Thân Huế hồi tháng Hai cho đến khi rút khỏi cuộc bao vây Khe Sanh vào mùa hè tiếp theo cùng năm đó.
Trong ba tháng nầy, quân Mỹ thương vong trung b́nh 500 người một tuần, phía Việt Nam Cộng Ḥa th́ gấp đôi, phía Việt Cộng và Cộng sản th́ gần 4 ngàn một tuần(cao hơn phía Mỹ 8 lần).
Cộng sản bắt đầu Chiến dịch Đông-Xuân với khoảng 195 ngàn quân của các lực lượng quân sự chính của Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt xâm lược. Trong ṿng 9 tháng họ bị tiêu vong 85 ngàn người.
Chiến dịch Đông-Xuân của Cộng sản là một cố gắng hoàn toàn nhằm bẻ găy sức mạnh chính yếu của Quân đội Nam Việt Nam để chính quyền phải thay đổi đường lối, cùng với lực lượng Đồng minh trong những thành phố bị bao vây và chỉ có khả năng pḥng thủ. Nói một cách chính xác hơn, trận đánh ở Huế thuộc giai đoạn 1 hơn là giai đoạn 2 khi Cộng sản áp dụng kế hoạch hợp đồng tác chiến và sử dụng quân Cộng sản Bắc Việt hơn là quân du kích Việt Cộng. Có nghĩa là về phía Cộng sản họ sử dụng rộng răi hai sư đoàn quân Cộng sản Bắc Việt: Sư đoàn số Năm 324 B cộng thêm các tiểu đoàn chính, một số đơn vị du kích cùng 150 chính ủy và cán bộ.
Trận đánh Huế sơ lược có những phát triển chính như sau:
Khởi đầu tấn công chủ yếu với hai tiểu đoàn 800 và 802 cùng với lực lượng bí mật xâm nhập trước. Đến sáng sớm ngày đầu tiên, Cộng sản kiểm soát toàn bộ thành phố ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1/BB (thành Mang cá) và khu phái bộ Cố vấn HK (MACV). Ngay hôm đó quân Việt Mỹ tiến vào Huế tăng cường và pḥng thủ các nơi kể trên. Cộng sản tăng cường tiểu đoàn 804 với ư đồ chặn đứng các lực lượng tăng phái Mỹ-Việt.
Cộng sản không thực hiện được ư đồ nầy. Hai địa điểm trên được củng cố mạnh mẽ và không c̣n bị đe dọa nghiêm trọng nữa. Trận đánh trở thành cuộc bao vây. Quân Cộng sản ở trong Thành Nội và khu thành phố phía tây. Liên quân Mỹ Việt ở ba phía kia, bao gồm cả khu phía nam sông Hương, đẩy quân Cộng sản ra khỏi thành phố, khởi thủy là với hy vọng dùng pháo binh và không kích. Nhưng v́ thành Huế xây dựng quá vững chắc nên quân Cộng sản vẫn giữ được vị trí của họ. Họ chỉ có thể bị đánh bật bằng chiến thuật chiến tranh trong thành phố, cận chiến từng nhà, từng khu, lâu dài và tiêu hao.
Tới tuần lễ thứ ba của tháng Hai (1968), việc bao vây thành phố đă thực hiện xong; quân dội VNCH và TQLC Mỹ tiến chiếm từng thước đất trong Thành Nội. Tới sáng ngày 24 tháng Hai, binh sĩ Sư đoàn 1/BB VNCH đă hạ được lá cờ Cộng sản treo trên cột cờ Ngọ Môn 24 ngày. Cuộc phản công đă thắng lợi, mặc dù các cuộc chạm súng lẻ tẻ vẫn c̣n xảy ra bên ngoài thành phố. Tại trong thành phố, Cộng sản thương vong 2 ngàn 5 trăm người và trong cuộc truy kích bên ngoài Huế, một con số tương tự đă bị giết. Phía Đồng minh có 357 người chết.
T́m kiếm
Sau khi trận đánh chấm dứt, nhiều xáo trộn vẫn tiếp diễn. Mệnh lệnh đầu tiên là khẩn cấp cứu trợ dân chúng, trước hết là thực phẩm, thuốc chích ngừa và thuốc bệnh, v.v... Tiếp theo là cố gắng giúp dân xây dựng lại nơi cư ngụ. Sau đó th́ lo kiểm điểm thương vong. Sau cuộc tấn công, không có cuộc kiểm tra dân chúng thật sự nào được thực hiện. Tới tháng Ba/1968, nhà cầm quyền cho biết có 1.900 dân thường được đưa vào bệnh viện v́ thương tích chiến tranh và khoảng 5.800 người bị Cộng sản bắt đi mất tích.
Nơi đầu tiên t́m thấy các nạn nhân Cộng sản là sân trường Trung Học Gia Hội vào sáng ngày 26 tháng Hai; tổng cộng có 170 xác người đă được t́m thấy ở đây. Mấy tháng sau, người ta t́m thấy thêm 18 nơi chôn tập thể, lớn nhất là khu ở gần chùa Tăng Quang (67 thi thể), Băi dâu (77), khu Chợ Thông (khoảng 100), khu lăng tẩm (201), Thiên Hàm (khoảng 200), Đồng Gi (khoảng 100). Nh́n chung, khoảng 1.200 thi thể t́m thấy trong những hầm hố đào lấp vội vă.
Ít ra, một nửa những vụ t́m kiếm nầy cho thấy có sự giết chóc nầy tàn ác. Tay bị trói bằng dây thép gai buột ra sau lưng, giẻ nhét vào miệng, thân xác không c̣n nguyên vẹn nhưng không có dấu vết bị thương (Cho thấy là bị chôn sống). Có gần 600 xác chết khác có dấu tích bị thương nhưng không có cách nào để xác minh họ bị bắn hàng loạt hay thương vong v́ tên bay đạn lạc.
Nhóm lớn thứ nh́ được t́m thấy tại quận Phú Thứ năm 1969 tại vùng những đồi cát và Lệ Xá tây, quận Phú Thứ, làng Văn Ḥa, Xuân Dương vào cuối tháng Ba, tháng Tư năm 1969. Cũng vào năm này, vào tháng Năm người ta c̣n t́m thấy thêm nhiều ngôi mộ tập thể ở quận Vinh Lộc và ở quận Nam Ḥa vào tháng Bảy.
Nhóm lớn nhất t́m thấy là ở những đồi cát của ba làng Vinh Lưu, Lệ Xá đông, và Xuân Ổ; đây là vùng đồi cát liên tiếp nhau, nhiều đụn cỏ, ở gần biển Đông. Cách xa cách vùng đầm nước mặn, đây là nơi thuận tiện để chôn tập thể. Hơn 800 người t́m thấy ở khu nầy.
Tại các ngôi mộ trong vùng đồi cát nầy, người ta thấy nạn nhân bị trói thành từng nhóm 10 hoặc 12 người, sắp hàng bên cạnh những cái hố do dân địa phương đào rồi họ bị bắn bằng súng máy do Nga sản xuất, (Người ta t́m được những vỏ đạn cũ bên cạnh ngôi mộ). Thông thường những người chết được chôn thành nhóm ba bốn người nên rất khó phân loại.
Nơi t́m thấy lớn thứ ba là ở quận Nam Ḥa, chỗ gọi là khe Đá Mài, hay là nơi người dân Phú Cam bị giết, t́m thấy hôm 19 tháng 9 năm 1969. Cán binh Cộng Sản đào ngũ khai với viên chức t́nh báo thuộc binh đoàn Không Kỵ 101 rằng họ đă chứng kiến việc giết hàng trăm người ở khe Đá Mài, cách Huế 10 dặm về phía nam vào tháng Hai 1968. Khu nầy hoang vu, không có dân cư, khó đến được. Đơn vị Hoa Kỳ gởi tới đây một toán t́m kiếm; họ báo cáo trong ḍng suối có rất nhiều đống xương người chồng chất lên nhau.
Bằng nhiều tin tức gom góp được, người ta đoán được những ǵ xảy ra ở khe Đá Mài. Vào hôm mồng 5 Tết, tại khu Phú Cam, nơi có khoảng 40 ngàn dân, hầu hết theo đạo Thiên Chúa, chiếm 3/4 dân số thành phố, chạy vào nhà thờ tránh súng đạn như ở Việt Nam người dân thường làm. Thực ra, nhiều người trong số đó không phải là người có đạo.
Cán bộ Cộng sản vào nhà thờ bắt đi khoảng 400 người,một số th́ có tên sẵn c̣n một số th́ theo nhân dạng mà bắt (trông có vẻ giàu có, sang trọng, trung niên chẳng hạn). Cộng Sản tuyên bố họ được đưa vào vùng giải phóng để học tập chính trị trong ṿng ba ngày, sau đó, sẽ được tha về.
Họ được dẫn đi 9 cây số, tới một ngôi chùa nơi Cộng sản đặt bộ Chỉ huy. Hai chục người được gọi ra trước cái gọi là “ṭa án cách mạng”, bị tố cáo là có tội, bị hành quyết và chôn ngay trong sân chùa. Những người c̣n lại được đưa qua sông và giao cho đơn vị Cộng sản địa phương, có lẽ họ muốn những người nầy được cải tạo và được tha về sau, nhưng có lẽ v́ t́nh h́nh biến chuyển nên họ không c̣n kiểm soát được nữa.
Bảy ngày sau đó, không rơ số lượng bao nhiêu, cả người bắt và người bị bắt đi về một vùng quê. Và để không cho ai thấy, người bị bắt bị dẫn qua những vùng núi non lởm chởm nhất miền Trung Việt Nam, tới khe Đá Mài. Tại đây họ bị bắn hay bị đập đầu, xác bị đạp xuống ḷng khe.
Binh đoàn 101 Không vận HK thấy không thể dùng đường bộ đến khe Đá Mài được. Tàng lá cây dày đặc, ở Việt Nam người ta gọi đó là cái lọng đôi, nghĩa là có hai tàng lá, một ở gần mặt đất, gồm cây và bụi rậm và một tàng lá cao, che phủ bên trên. Bên dưới đó chỉ có ánh sáng mờ mờ. Công binh Quân đội Hoa Kỳ cho trực thăng bay lưng chừng bên trên rồi tḥng chất nổ xuống qua khỏi các tàng lá cây và nổ để những chiếc trực thăng dùng làm máy bay hốt cốt có thể đáp xuống được. Rơ ràng Cộng sản dùng nơi nầy làm nơi giết người kín đáo mà không cần chôn cất. Trên một đoạn khe dài hơn một trăm mét là sọ, xương người chồng lên nhau (những người tin có linh hồn nằm chết lẫn lộn trong đó, linh hồn sẽ lang thang cô đơn vĩnh viễn v́ họ chết mà không được chôn), trong ṿng 20 tháng, nước suối chảy đă làm cho xương sạch trơn và trắng bạch.
Sau đó, chính quyền địa phương đưa ra một danh sách gồm 428 người, xác nhận rằng đó là tên những người chết ở khe Đá Mài. Về phía Cộng sản th́ họ tuyên bố rằng đó là những “phần tử phản cách mạng”. Danh sách 428 người đó thành phần gồm có: 25% là quân nhân: Có 2 sĩ quan. Số c̣n lại 25% là học sinh, sinh viên; 50% là công chức, viên chức xă ấp, làm nghề cá nhân nhiều loại khác nhau và thợ.
Khu vực lớn thứ tư t́m được hồi tháng 11/1969 thuộc quận Phú Thứ, gần làng đánh cá Lương Viên, cách Huế 10 dặm, ở về phía đông, là vùng hoang vắng. Hồi đầu tháng đó, quân chính phủ cố gắng quét sạch các bộ phận Cộng sản c̣n lại ở làng nầy. Dân làng, khoảng 700 người, sợ Cộng sản trả thù nên không dám khai báo ǵ.
Sau đó (khoảng 20 tháng sau biến cố tàn sát), họ mới dám dẫn viên chức chính quyền đi t́m. Căn cứ trên trí nhớ không mấy chính xác của họ, viên chức chính quyền địa phương phỏng đoán có khoảng từ 300 đến 1 ngàn người bị giết ở đây.
Câu chuyện đau thương nầy vẫn chưa chấm dứt. Nếu số dự đoán của chính quyền địa phương là gần đúng th́ c̣n khoảng 2 ngàn người vẫn c̣n mất tích. Sau cuộc chiến, chính quyền Nam Việt Nam tính phỏng thương vong dân sự trong trận đánh Huế là 7,600 người.
Tuệ Chương
(Theo Douglas Pike)