Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CAO ĐÀI

Tư tưởng Tam giáo của Cao Đài trong tâm thức người Việt (2)

Lê Anh Dũng

PHẦN II.

ĐẠO CAO ĐÀI VỪA RA ĐỜI TẠI VIỆT NAM ĐĂ SỚM PHÔ BÀY MỘT TỔNG THỂ DUNG H̉A TAM GIÁO HOÀN TOÀN PHÙ HỢP TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT

I. TAM GIÁO TRONG CAO ĐÀI LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VỚI CƠ CẤU BA-TRONG-MỘT

Năm 1926 đạo Cao Đài chính thức ra đời sau một thời gian tiềm ẩn nhiều năm (1920-1926). Ấn phẩm đầu tiên của Đạo đề ngày 15-10-1926 là một tập sách mỏng (14 trang, khổ 18x24 cm), nhan đề Phổ cáo chúng sanh Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, không ghi tên tác giả, in tại Imprimerie de l’Union, Sài G̣n. Đáng chú ư là ở b́a một, vẽ bên trái là Khổng tử, bên phải là Lăo tử, Phật Thích-ca ngồi giữa. H́nh b́a ấy đă nói lên cụ thể mà không cần dùng tới chữ viết, rằng Cao Đài là Tam giáo (Khổng, Lăo, Phật).

H́nh ảnh này chắc chắn không hề xa lạ với người Việt Nam. Trong Việt Nam văn học toàn thư (Quyển Thượng: Thần thoại, cổ tích. Sài G̣n: Nxb Tiếng phương đông, 1973), soạn giả Hoàng Trọng Miên đă sưu tầm được một tranh khắc gỗ minh hoạ cho quyển Tam giáo kinh của người Việt lưu hành trước đây, trước khi đạo Cao Đài xuất hiện rất lâu. Tranh cũng vẽ bên trái là Khổng tử, bên phải là Lăo tử, Phật Thích-ca ngồi giữa. Cả ba vị đều có ba vầng hào quang như nhau, đều cùng b́nh đẳng chia nhau một toà sen, một b́nh hương.

Quả thật, Tam giáo gắn liền với Cao Đài. Ngay khi tôn giáo Cao Đài vừa ra đời (1926), từ h́nh thức tới nội dung đều cho thấy sự hiện hữu của Tam giáo. Cũng v́ thế, thoạt vừa tiếp cận Cao Đài, điều đầu tiên người ta bắt gặp chính là những dấu ấn rơ nét của Tam giáo.

Tam giáo trong Cao Đài không phải là một Tam giáo phân lập rời rạc. Trái lại, qua Cao Đài Tam giáo trở thành một thể thống nhất (unity). Điều này thể hiện qua tiêu ngữ (slogan), với hai cách phát biểu:

a. Tiêu ngữ “Tam giáo quy nguyên” nói lên chiều tự vận động của Tam giáo để trở về chỗ nhất thể (oneness).

b. Tiêu ngữ “Quy [nguyên] Tam giáo”[1] nói lên vai tṛ chủ động của Cao Đài, tác động tích cực vào chiều vận động đó để thúc đẩy Tam giáo trở thành một thể thống nhất (unity):

Nam phương Đại đạo hóa hoằng,

Quy nguyên Tam giáo lấp bằng hiểm nguy.

(Giáo tông Đại đạo Thái Bạch Kim Tinh,

Chí Thiện đàn, 26-8 Nhâm Tư, 03-10-1972)

Để có thể “quy” được như vậy, về mặt h́nh thức, Cao Đài bày ra cơ cấu ba-trong-một. Thoạt mới tiếp cận Cao Đài, chưa cần nói tới tư tưởng giáo lư tiềm ẩn sâu kín bên trong, chỉ vừa “đảo mắt” qua h́nh tướng phô diễn nhiều màu sắc bên ngoài, ai ai cũng dễ dàng thấy ngay cả một loạt cơ cấu ba-trong-một ấy.

Sau đây là một vài liệt kê cơ cấu Tam giáo ba-trong-một của Cao Đài, dĩ nhiên chưa đầy đủ, và chỉ có tính minh họa:

1. Lá cờ Đạo. Bước tới một thánh thất vào ngày lễ, người ta nh́n thấy phấp phới lá cờ có ba màu, gọi là cờ Tam thanh. Treo theo chiều dọc, từ trên xuống dưới gồm ba màu: Vàng (Phật), Xanh (Tiên), Đỏ (Nho). Như vậy, hàm ngụ một trật tự trong Tam giáo: siêu xuất nhất vẫn là giáo pháp nhà Phật; gần gũi con người nhất, nền tảng nhất là đạo Nho; ở mức trung gian, dung ḥa được cả hai là đạo Tiên. Dưới đây là hai lá cờ: bên trái của Ṭa thánh Tây Ninh; bên phải của Cơ quan Phổ thông Giáo lư.

2. Cổ pháp. Nh́n lên lá cờ của Tây Ninh, nơi màu xanh, thấy ba món cổ pháp. Ba món này thường cũng được dùng làm họa tiết trang trí trên mặt tiền hay trên nóc thánh thất. Đây là biểu tượng cho tam giáo gồm ba món: kinh Xuân thu (Nho), cây Phất chủ (Tiên), b́nh Bát vu (Phật). Kinh Xuân thu do đức Khổng tử san định. Cây Phất chủ là cây phất trần các đạo sĩ quen dùng. B́nh bát vu tức là b́nh bát (patra), dùng đựng thức ăn của các nhà sư (du tăng khất sĩ).

Dưới đây là hai dạng cổ pháp: bên trái là dạng thông dụng của nhiều thánh thất thuộc Hội thánh Tây Ninh; bên phải là một dạng “cách điệu” ở Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo:

3. Tiêu ngữ. Đứng ở cổng thánh thất Cao Đài, ngước nh́n tấm bảng tên, người ta thấy ngay:

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Công b́nh – Bác ái – Từ bi

Những ḍng chữ này cũng thường xuất hiện trên b́a kinh sách, trên các mẫu ấn chỉ, thư từ giao dịch của Ṭa thánh, thánh thất...

Theo chiều dọc của lá cờ, từ dưới lên trên đă hàm ngụ một trật tự từ “căn bản” đến “siêu xuất” là Nho, Tiên, Phật th́ theo chiều ngang từ trái qua phải cũng hàm ngụ một trật tự từ “căn bản” tới “siêu xuất” là Nho (Công b́nh), Tiên (Bác ái), rồi Phật (Từ bi). Như vậy là nhất quán.

4. Thiên bàn. Bước vào thánh thất hay thánh tịnh, đặt chân tới bửu điện (nơi thờ đức Cao Đài qua thánh tượng Thiên nhăn), ai cũng chú ư tới Thiên bàn thờ Tam giáo Tổ sư và đại diện cho Tam giáo là Tam trấn Oai nghiêm, tất cả bày thành hai hàng ngang, mỗi hàng ba vị.

Bên dưới Thiên nhăn tượng trưng cho Trời (Cao Đài), là hàng Tam giáo Tổ sư, từ trái qua phải gồm có: Lăo tử, Thích-ca, Khổng tử. Hàng kế bên dưới là Tam trấn Oai nghiêm đại diện cho Tam giáo, từ trái qua phải gồm có: Quan Âm (Phật), Quan thánh (Nho), Lư Thái Bạch (Tiên).

Sau đây là một bức thánh tượng Thiên nhăn do Ṭa thánh Tây Ninh lưu thành trong bổn đạo từ những năm đầu tiên đă thể hiện rơ cách thờ nói trên:

 

Thiên nhăn và bảy ngai ở Ṭa thánh Tây Ninh (ảnh trên) và trên thánh tượng (ảnh trái)

Tiêu ngữ Cao Đài nói đầy đủ là “Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhứt” hay “Quy [nguyên] Tam giáo, hiệp [nhứt] Ngũ chi”. Ngũ chi tức là Ngũ chi Đại đạo, trên thánh tượng này được thể hiện theo hàng dọc, từ trên xuống, trục giữa, là Thích-ca (Phật đạo), Lư Thái Bạch (Tiên đạo), Chúa Ki-tô (Thánh đạo), và Khương Thái công (Thần đạo). Nhơn đạo hiển bày trên Thánh tượng qua bảy chiếc ngai chức sắc Cửu trùng đài (1 Giáo tông, 3 chưởng pháp, 3 đầu sư). Tại Ṭa thánh Tây Ninh, bảy ngai này được đặt bên dưới, phía trước quả càn khôn có Thiên nhăn (xem ảnh).[2]

5. Khi đến giờ cúng, nhất là tại Đền thánh (Ṭa thánh Tây Ninh), người ta thấy bên cạnh các tín đồ mặc đạo phục trắng là các chức sắc Cửu trùng đài gồm ba phái: Ngọc, áo đỏ (Nho), Thượng, áo xanh (Tiên), Thái, áo vàng (Phật).

6. Lúc cúng Tứ thời (vào bốn giờ Tư, Ngọ, Mẹo, Dậu trong ngày) th́ ngoài kinh xưng tán Thượng đế c̣n đọc kinh xưng tán Tam giáo, theo thứ tự: Phật, Tiên, Nho.

7. Lúc quỳ lạy th́ niệm hồng danh Giáo chủ: “Nam mô Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát”. Hồng danh này là một thống hiệp Tam giáo, với: Cao Đài (Nho), Tiên ông (Tiên), Đại bồ tát Ma ha tát tức là Mahabodhisattva Mahasattva (Phật).

8. Những buổi cúng đại đàn (sóc vọng, lễ vía, lễ kỷ niệm…) thường có dâng sớ. Lúc đọc sớ đều xưng danh Tam giáo Tổ sư và Tam trấn Oai nghiêm.

9. Vân vân.

Cơ cấu thống hợp Tam giáo thành một nhất thể như vậy đă mau chóng trở thành h́nh ảnh quen thuộc, dễ dàng được người Việt chấp nhận. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, v́ như tŕnh bày ở Phần I, tinh thần dung hợp và ḥa đồng Tam giáo từ lâu đời đă in sâu trong tâm thức người Việt. Do đó, người Việt đến với Cao Đài rất tự nhiên, và số người nhập môn năm đầu tiên vừa khai Đạo đă lên tới gần cả triệu.

Quan tâm nghiên cứu đạo Cao Đài, Tiến sĩ Jayne Susan Werner có ít nhiều nhận định đáng chú ư khi viết chuyên khảo Peasant politics and religious sectarianism: Peasant and priest in the Cao dai in Viet Nam (Chính trị nông dân và giáo phái: nông dân và thầy tu trong đạo Cao Đài ở Việt Nam).[3] Trong tác phẩm này, bà Werner nhận xét rằng Cao Đài có sự khéo léo tổng hợp truyền thống Tam giáo và sự diễn giải minh bạch, chính xác truyền thống Tam giáo đă tạo ra sức hút văn hóa mănh liệt ...[4]

Nhưng nếu chỉ có như vậy, nếu Cao Đài chỉ mang lại cho người Việt tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, đồng tông, nhất gia… th́ thực sự cũng chỉ mới là lập lại vốn cũ.

Thực ra c̣n có yếu tố mới mẻ hơn mà Cao Đài đă đem đến để làm giàu đẹp thêm văn hóa Việt.

II. TAM GIÁO TRONG CAO ĐÀI C̉N CÓ MỘT NỘI DUNG MỚI MẺ CHO THỜI ĐẠI

(…) Tam giáo trong Cao Đài phải là một Tam giáo mới và có khác hơn truyền thống Tam giáo đă sẵn có ở Việt Nam (…)

1. Cái mới thứ nhất là Cao Đài phát triển tư tưởng Tam giáo đồng nguyên thành Tứ giáo đồng nguyên rồi mở rộng thành Vạn giáo tổng đồng nguyên

Một thánh giáo tiêu biểu của đức Gia-tô Giáo chủ dạy về lư Tam giáo đồng nguyên như sau:

Trong Tam giáo lư chơn như một,

Thánh công b́nh là một giống thương,

Tiên th́ bác ái tứ phương,

Phật thường chuyên luyện con đường từ bi.

Suy cho kỹ đều y mục đích,  

Tùy mỗi nơi khuyến khích môn đồ,

Nhà lành nẻo chánh lần vô,

Xa điều ác ư điểm tô tâm hiền.

Mắt trần tục thấy riêng Giáo chủ,

Nhưng tinh thần gồm đủ phương châm,

Hầu gieo giống tốt nảy mầm,           

Đơm hoa trổ quả cho năm châu nhờ.                      

(Huờn Cung đàn, 17 rạng 18-11 Tân Sửu, 24-12-1961)

Cũng chính trong thánh giáo này, đức Gia-tô Giáo chủ “bổ sung” thêm đạo Thiên chúa (Ki-tô giáo) để nêu lên Tứ giáo đồng nguyên:

. . . Trời cùng với Phật Thánh Tiên,

Xem qua thấu rơ hậu tiền giống nhau.

Về h́nh thức th́ sao cũng khác,                   

Nhưng tinh thần chẳng lạc sai đâu,

Phận Ta giáng thế trời Âu,

Thích-ca bổn phận độ thâu Ấn, Hồi.

Lăo và Khổng tử rồi phận sự,

Châu Á truyền đạo tự tiên Nho . . .

Rơ ràng Cao Đài đă phát triển từng bước, từ Tam giáo (phương Đông), cộng thêm Ki-tô giáo (tiêu biểu cho phương Tây), rồi phát huy cho thành Vạn giáo tổng đồng nguyên:

Nguơn phản cổ đổi thay toàn vạn vật,

Hội Long Hoa gieo rắc mối chơn truyền,

Nay đến kỳ vạn giáo tổng đồng nguyên,

Th́ t́nh nhơn loại không riêng nơi nào.

(Lư Thái Bạch, Hườn Cung đàn,

29 rạng 01-9 Quư Măo, 16-10-1963)

Cao Đài chủ trương rằng sở dĩ Vạn giáo tổng đồng nguyên v́ bản chất của Vạn giáo là nhứt lư. Cao Đài cũng minh định rằng để giải quyết t́nh trạng rối loạn của nhân loại toàn cầu, th́ cần thiết phải khai phóng cho nhân loại tinh thần Vạn giáo nhứt lư Vạn pháp (vạn giáo) tổng đồng tông: “Nhơn loại ngày nay đang phập phồng lo sợ thảm họa diệt vong, tự diệt bởi chiến tranh nguyên tử, bởi các mối chia rẽ trầm trọng giữa người và người, giữa học thuyết và học thuyết, đương mong cầu sự giải cứu của phép mầu thần linh. T́nh trạng ấy càng chứng tỏ tôn chỉ giải phóng toàn diện con người trên tinh thần Vạn giáo nhứt lư, Vạn pháp đồng nguyên của Đại Đạo là một nhu cầu cấp thiết rất đáng sớm được xương minh.” (Giáo tông Thái Bạch, Thiên Lư đàn, 10-Quư Măo, 27-9-1963)

2. Cái mới thứ hai là Cao Đài phát huy tư tưởng Tam giáo đồng nguyên ḥa hiệp tín ngưỡng thờ Trời. Trời (Cao Đài Thượng đế) chính là vị Thống quản tối cao điều khiển cuộc vận hành cho Tam giáo và Vạn pháp quy nguyên.

Ngoài Tam giáo, một nhân tố khác phải chú ư là đạo Cao Đài thờ Trời, giáo chủ Cao Đài là Thượng đế. Nhưng Thượng đế trong Cao Đài có khác quan niệm về Thượng đế theo truyền thống của tín ngưỡng Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Bà Werner viết: “…quan niệm của đạo Cao Đài về Thượng đế hoàn toàn khác với các quan niệm xưa cũ.” [5]

Đồng t́nh với ư kiến đó, bà Werner viết tỉ mỉ: “Việc thờ kính các đấng thiêng liêng trong đạo Cao Đài phản ánh các đức tin và quan niệm của quần chúng, ngoại trừ việc tôn thờ đức Giáo chủ. Đạo Cao Đài có quan niệm mới mẻ về Thượng đế. Mặc dù đức Cao Đài được coi là Ngọc Hoàng Thượng đế, một đấng quen thuộc trong truyền thống dân gian Việt Nam, nhưng vai tṛ và vị trí của Thượng đế đă đổi khác trong tín ngưỡng Cao Đài. Thượng đế được tôn lên ở vị trí trung tâm của Đạo và tín đồ thường quen gọi là đức Chí tôn (...). Thượng đế không được coi là một đấng thiêng liêng trong số các đấng thiêng liêng, mà đúng hơn Ngài được coi là h́nh ảnh một người Cha quyền uy và thấy hết tất cả. Vai tṛ của Thượng đế trong đạo Cao Đài khác hẳn tập quán tín ngưỡng của người Việt Nam trước kia v́ lẽ Ngài có được tính toàn tri, toàn năng. Điều này có ư nghĩa tác động tới hành vi của tín đồ Cao Đài v́ họ sùng kính tôn thờ Trời với tri thức rằng Trời có ở mọi lúc, mọi nơi.” [6]

Phần I trên đây đă cho thấy trong tâm thức người Việt thời kỳ trước Cao Đài (pre-Caodaist periods) đă sẵn có tín ngưỡng thờ Trời ḥa quyện với Tam giáo. Nhưng chỉ đến Cao Đài đầu thế kỷ XX mới xác lập rằng chính Trời thống quản cả Tam giáo. Trời (với tá danh Cao Đài Tiên ông) chính là vị Thống quản tối cao điều khiển cuộc vận hành cho Tam giáo và Vạn pháp quy nguyên trong kỷ nguyên Tam kỳ Phổ độ. Đây là một ư thức hệ mà trước kỷ nguyên Cao Đài người Việt chưa có.

Vai tṛ thống quản này sớm được đức Cao Đài Tiên ông (Ngọc Hoàng Thượng đế) xác định qua thánh giáo ngày 21-10-1926: “Chủ quyền chơn đạo một ḿnh Ta.” hay là thánh giáo 23-01-1926):

Chín Trời mười Phật cũng là Ta,

Truyền đạo chia ra nhánh nhóc ba.

Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ,

Thánh, Tiên, Phật đạo vốn như nhà.

Vai tṛ thống quản này đă đưa tư tưởng Tam giáo đồng nguyên từ vị thế khu vực (châu Á, mà hẹp hơn là Đông Nam Á) đến vị thế Đông Tây khi bổ sung Ki-tô giáo (đạo Gia-tô) vào để thành Tứ giáo đồng nguyên, hay Tứ giáo nhất gia:

Hội Tam kỳ quy nguyên vạn giáo,

Gồm Thích, Nho, Gia, Lăo một nhà.

V́ đời chia bảy xẻ ba,

Nên đem tôn chỉ dung ḥa năm châu.

(Đức Bát Nhă Thiền sư)

Cuối cùng th́ nâng lên vị thế toàn cầu khi nêu ra chủ trương Vạn giáo tổng đồng nguyên. Bằng cách này Cao Đài nêu rơ chủ trương của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ là vận chuyển tất cả các ḍng ư thức hệ của nhân loại kim cổ Đông Tây trở về nguồn cội duy nhất là Đạo hay Đại đạo mà nhân cách hóa chính là Thượng đế, là Cao Đài Tiên ông. Để diễn bày chủ trương này, có nhiều cách phát biểu. Chẳng hạn:

Tam giáo (Nho, Lăo, Phật) là thuật ngữ quen thuộc được đạo Cao Đài phát triển thành thuật ngữ Tam giáo đạo có phạm vi rộng hơn. Theo thánh giáo đức Đại tiên Lê Văn Duyệt tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài, ngày 03-6-1966, th́ Tam giáo đạo bao gồm Thánh đạo, Tiên đạo, và Phật đạo. Thánh đạo gồm có Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo…; Phật đạo gồm có Bà-la-môn giáo, Thích-ca giáo, Pythagore giáo…

Quan niệm về Tam giáo đạo quả thật song hành cùng quan niệm về ba kỳ Phổ độ. Theo sử quan Cao Đài, ḍng tiến hóa của tất cả các nền văn hóa đạo đức và tâm linh nhân loại diễn ra theo quy luật tán-tụ mà đạo Cao Đài phát biểu là: Từ Đại đạo phát sinh Tam giáo đạo [tán]; từ Tam giáo đạo trở về nguồn gốc Đại đạo [tụ]. Chiều tán (đi ra) bao gồm Nhứt và Nhị kỳ Phổ độ; chiều tụ (quy nguyên phản bổn) là Tam kỳ Phổ độ.

THAY LỜI TẠM KẾT

Cao Đài ra đời tại Việt Nam cũng được gọi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ để nhận lănh sứ mạng lịch sử (mà Cao Đài trân trọng gọi là “sứ mạng Tam kỳ Phổ độ”) là tác động cho năm châu bốn bể cùng đi vào đại cuộc quy nguyên của ḍng tiến hóa vũ trụ ngơ hầu tái tạo cơi thiên đàng tại thế. Chính v́ thế, bằng sự xuất hiện của Cao Đài tại cái nôi Việt Nam, không chỉ Tam giáo truyền thống được phát huy và đổi mới thành Tam giáo đạo (Tam tông), mà c̣n có sự xác lập một vị thế mới cho dân tộc Việt Nam trên diễn đàn tư tưởng, văn hóa đạo đức của nhân loại năm châu. Thánh giáo Cao Đài nhiều lần xác định tương lai vị thế Việt Nam như sau:

- sẽ là cái rún năm châu (Đức Ngô Minh Chiêu, 22-5-1966):

Nay trung ương sắc huỳnh mồ kỷ,

Rún năm châu bốn biển là đây.

Cũng nơi vạn pháp phô bày,

Tam tông quy lập Cao Đài chơn tông.

- sẽ được thế giới cùng noi bước (Đức Trần Hưng đạo, 10-5-1965):

Trời Nam gây dựng đạo mầu,

Phục hồi chánh pháp năm châu đồng hành.

- sẽ là cái nôi để mở ra ḥa b́nh nhân loại (Đức Chí tôn):

Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,

Dụng Nam bang làm nước phóng khai.

Dân Nam sứ mạng Cao Đài,

Năm châu bốn bể ḥa hài từ đây.

Như thế, chính cơi thiên đàng hay niết bàn cho nhân loại trước tiên sẽ h́nh thành ở Việt Nam như một kiểu mẫu cần nhân rộng (Thánh ngôn hiệp tuyển 1928):

Hảo Nam bang! Hảo Nam bang!

Tiểu quốc tảo khai hội niết bàn.

Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại đạo,

Hảo phùng Ngọc đế ngự trần gian.

Tất cả những điều khái quát trên đây cho thấy Cao Đài không chỉ là Tam giáo. Nếu ai đó cho rằng Cao Đài chẳng có ǵ mới, chỉ là sự tập hợp các vốn cũ, th́ rơ ràng thiếu cái nh́n toàn diện. Cần điều chỉnh cái nh́n phiến diện đó bằng nhiều công tŕnh xiển minh “cái mới” mà Cao Đài mang đến cho nhân loại, và trước hết là cho dân tộc Việt, để dân tộc này chứng nghiệm thánh ngôn của đức Cao Đài Thượng đế: Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc,/Ngày sau làm chủ mới lạ kỳ!

CHÚ THÍCH:

[1] Thánh giáo đức Đại tiên Ngô Minh Chiêu tại thánh thất Tây Thành, 27-9 Giáp Dần (10-11-1974): “Tiêu ngữ Cao Đài giáo là quy Tam giáo…”.

[2] Một thánh giáo của đức Bổn sư Thích-ca tại Huờn Cung Đàn, 08-4 Tân Sửu (21-5-1961) tŕnh bày toát yếu nội dung Ngũ chi như sau:

NHƠN ĐẠO dạy tam tùng tứ đức,

Ngũ thường lo đúng mức thuần phong,

Gia đ́nh, xă hội cũng đồng,

Noi gương mỹ tục giống ḍng Nghiêu vương.

THẦN ĐẠO lập con đường phải lối,

Phận công dân sớm tối lo tṛn,

Quan trường, tể tướng, tôi con,

Vẹn tṛn hiếu nghĩa ḷng c̣n thanh liêm.

THÁNH ĐẠO chuộng một niềm ngay thẳng,

Chí công b́nh trong trắng tâm thanh,

Không thiên không vị em anh,

Lời ngay, lẽ phải, phân rành quang minh.

TIÊN ĐẠO chỉ xử t́nh, xử thế,

Bác ái trau tập thể ḥa thương,

Yêu cùng nhơn loại bốn phương,

Thanh nhàn thỏa chí dặm trường ngao du.

PHẬT ĐẠO dụng đường tu thanh tịnh,

Từ bi hành nhường nhịn lẫn nhau,

Không chê kẻ thấp người cao,

Chẳng v́ chức tước nghèo giàu phân tranh.

ĐẠI ĐẠO gồm năm nhành tôn giáo,

Kể trên đây đào tạo lọc lừa,

Hợp thời độ thế tùy ưa,

Hạ, trung, thượng đủ đều vừa ư chung.

[3] Dày 136 trang đánh máy, khổ giấy A4, là chuyên khảo số 23 của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện đại học Yale, tại thành phố New Haven, bang Connecticut, xuất bản năm 1981.

[4] “Its skillful synthesis and new formulation of the Tam giáo tradition not only offered great cultural appeal ...” (sách đă dẫn, tr. 56).

[5] “…the Cao dai conception of God was entirely different from past conceptions.” (sách đă dẫn, tr. 11).

[6] “The spirits in the Cao dai pantheon reflected popular beliefs and conceptions, except for the main deity worshipped. The Cao dai conception of God was a new one. Although Cao dai was represented as Ngọc Hoàng Thượng đế, the familiar Jade Emperor of Vietnamese folklore, the function and position of Thượng đế changed with Cao dai practice. Thượng đế was elevated to a central position in the religion, symbolized by the more frequent name given to him by Caodaists: Đức Chí tôn (...). Thượng đế was not considered to be one deity among many, but rather was treated as a commanding and all-seeing father-figure. The role of Thượng đế in the Cao dai cult was quite different from previous Vietnamese religious practice because of the omniscient and all-knowing qualities attributed to him. This had a significant affect on the behavior of Cao dai followers since they practiced their devotions in the knowledge that God was everywhere, at all times.” (sách đă dẫn, tr.9).

Lê Anh Dũng

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh