Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

LỜI TỰA

Thành kính giới thiệu Bộ Kinh

TAM THỪA CHƠN GIÁO

Cảnh trần hoàn là “nơi sống gởi, thác về”, là “chốn trả vay, vay trả”! Vay những chi mà trả những chi? Vay là vay những nghiệp chướng, những tiền khiên oan trái trong không biết bao nhiêu kiếp trước. Trả là kiếp này luân hồi trở lại thế gian để thanh toán nợ ấy. Nhưng, khổ nỗi là: nợ xưa chưa trả hết mà v́ thiếu sự giác ngộ, lại phải vay thêm! Lời vốn cứ thế mà tăng, theo đà lũy tiến! V́ lẽ đó mà hồn người cứ quanh đi quẫn lại, tử tử sanh sanh, kiếp này chuyển sang kiếp khác, không lúc nào thoát được! Về điểm này Đức LƯ ĐẠI TIÊN có dạy như sau:

Luân hồi nhiều kiếp khó leo lên,

Lầm lỗi nhiều lần mất tuổi tên;

Lẩn quẩn thế gian dường kén nhộng,

Biết thời tu niệm mới an bền.

Trong bài thơ này LƯ ĐẠI TIÊN đă chỉ cho người trần lối thoát khỏi ṿng luân hồi. Lối ấy là con đường tu niệm vậy.

Thật thế, cảnh diêm phù này là cảnh vô thường. Nhứt nhứt việc chi, từ vật chất đến tinh thần như: lợi lộc, quyền thế, giàu sang, phú quí, gia viên điền sản, vàng bạc, châu báu, v.v. đều là mộng huyễn, bào ảnh cả! Cho đến t́nh cha mẹ, vợ con, anh em, chồng vợ, mà c̣n không bền thay, th́ thử hỏi người trần có nên lấy cái "hư" mà làm cái "thực" chăng?

Vậy sống ở đời, ta phải bỏ giả theo chân, bỏ hư theo thực, mới là đúng lư đương nhiên. Cái chân, cái thực, cái mục đích tối thượng của sự luân hồi chuyển kiếp, hay nói riêng cho một đời người là sự tiến hóa không ngừng để đến mức cuối cùng ch́m vào biển sâu là cảnh Niết Bàn vậy. Muốn được tiến hóa không ngừng th́ ngay tại kiếp này, theo lời của LƯ ĐẠI TIÊN đă dạy, con người phải "tu".

Sự tu niệm không phải là việc "nhảy vọt", việc "nhảy lớp" như lối thường t́nh mà, trái lại, phải tùy theo duyên nghiệp, tùy khả năng của đương kiếp mà tuần tự nhi tiến, trước thấp sau cao, bước bước nào chắc bước nấy. V́ thế mà ĐẤNG CHÍ TÔN đă có lần để lời khuyên như sau:

"Chậm chậm mà đi, hỡi các con!

Bến gai nặng lội cũng hay ṃn!"

Và hiện nay, để giúp chư Thiện tín lần bước chông gai trên con đường tu hành mà khỏi vấp ngă, ĐỨC DIÊU TR̀ KIM MẪU, nhơn dịp mở khóa Hạnh đường vừa rồi, trong sáu ngày liền, đă hội chư PHẬT, TIÊN, THÁNH, THẦN, lâm đàn tả bộ kinh "TAM THỪA CHƠN GIÁO" vạch rơ con đường tu tiến thích ứng cho mỗi cấp bậc. Bộ kinh này gồm ba quyển như sau:

Quyển I: (thuộc về Tiểu Thừa): Dạy phép giữ Đạo căn bản mà mỗi Thiện tín cần phải có để xứng đáng là tông đồ trong nền chánh giáo.

Quyển II: (thuộc về Trung Thừa) : Dạy phép chánh kỷ hóa nhân, các thiện tín sẽ trở thành những chức sắc, chức việc, xả thân hành Đạo, sẽ đủ phương tiện đóng góp tinh thần thuần chơn vào công việc xây dựng truyền thống đạo đức cho hiện tại và tương lai.

Quyển III: (thuộc về Thượng Thừa) : Dạy cơ siêu thoát bí truyền, để vị nào công quả đầy đủ sẽ noi theo đó mà luyện thành phẩm vị thiêng liêng nơi cảnh thượng.

Lần đầu tiên Quyển I được ban hành rồi sau này lần lượt sẽ đến hai quyển sau.

Quyển I : Gồm có 10 mục hay là 10 bài học như sau:

Bài thứ nhứt: Luận về thuyết Tam Giáo đồng nguyên, về sự suy đồi, về tinh thần đạo đức của nhơn sanh và về sự cần thiết phải tu.

Bài thứ hai: Luận về ngũ giới cấm.

Bài thứ ba: Luận về cơ tiến hóa trong đường tu hành (đại cương).

Bài thứ tư: Luận về đề tài: Trai minh tường giải (Sự tŕ trai).

Bài thứ năm: Luận về “cách lập chí”.

Bài thứ sáu: Luận về hai chữ “Trinh liệt”.

Bài thứ bảy: Luận về “Đạo Tam tùng”.

Bài thứ tám: Luận về “Tứ đức”.

Bài thứ chín: Luận về “Bát bửu”: Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.

Bài thứ mười: Luận về khắc kỷ, tu thân.

Tại sao ĐỨC DIÊU TR̀ KIM MẪU và chư PHẬT, THÁNH, TIÊN, THẦN đều đồng ư cho ban hành Quyển I dạy về Bậc TIỂU THỪA trước tiên? Nếu xét cho kỹ th́ ta sẽ thấy lư sâu xa chính đáng của việc ấy.

Bậc TIỂU THỪA là cấp bậc dành cho chư thiện tín trong một tôn giáo, nhưng kỳ thật nó là nền tảng v́ nó bao gồm đa số nhơn sanh. Giáo huấn của Bậc TIỂU THỪA phần lớn chú trọng về Nhân đạo, nghĩa là: Đạo làm người từ trong gia đ́nh đến xă hội. Nhơn đạo có tṛn th́ mới bước qua Tiên Đạo, Phật Đạo được. Bởi thế mới có đoạn Thánh giáo dạy như sau:

"Thế tưởng vậy là tu Nhân đạo,

Nào hay rằng Thiên đạo bởi đây!

Không tu Nhân đạo cho dày,

Mong thành Thiên đạo mặc may làm ǵ?"

Lại nữa, luận về Nhân đạo, ĐẤNG CHÍ TÔN có dạy như sau:

“Các con coi trên Thiên Đ́nh có vị Tiên, Phật nào mà thất trung, thất hiếu bao giờ?”

Ngay khi mở Đạo nhiều vị vừa mới nhập môn cầu đạo đă toan ly gia cắt ái theo Thiên Đạo (luyện Đạo). Thấy vậy các Đấng Thiêng Liêng nhiều lần giáng cơ khuyên rằng: "Dục tu Thiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo, Nhơn Đạo bất thành, Thiên Đạo viễn hỷ!".

Nay trong sanh chúng mối nhân luân đă suy đồi quá nhiều, Bát Bửu nói trên không c̣n giữ được lấy một điều th́ đem Thiên Đạo ra mà nói chẳng khác nào xây lâu đài trên nền móng bằng tre, bằng cát vậy! Giúp mọi người, nhứt là trong giới tu hành, làm tṛn bổn phận làm con, làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ v.v... là một việc khá nặng nề rồi. Ấy là Đạo Trời góp phần vào công việc xây dựng xă hội đó.

Vậy thiết tưởng chức sắc, chức việc thuộc các Hội Thánh nên đặc biệt chú trọng về Quyển I của Bộ Kinh TAM THỪA CHƠN GIÁO này và phổ biến trong đại chúng, bất luận Đạo hay Đời.

Giữa thời Hạ nguơn mạt kiếp, nhơn sanh đang đắm đuối trong biển lợi danh, dở sống, dở chết trong cảnh đạn tên nước lửa, quyển I của Bộ Kinh TAM THỪA CHƠN GIÁO này hẵn thật là một hoàn linh đơn vừa phá mê vừa bổ sức để lành mạnh hóa tâm hồn của mỗi cá nhân, hầu sáng suốt mà nhận định con đường cứu rỗi của chính ḿnh trước cảnh tang thương!

Cầu xin ĐỨC DIÊU TR̀ KIM MẪU và Chư PHẬT, TIÊN, THÁNH, THẦN, ban ân lành cho những vị hân hạnh được đọc quyển kinh này.

Saigon, ngày 3 tháng 5 năm Đại Đạo thứ 36 (15-6-1961)

Rất ḷng thành kính

HUỆ LƯƠNG kính bút

(Thừa vâng sắc lịnh Đức LƯ GIÁO TÔNG giáng tại Huờn Cung Đàn, Hợi thời 29-4 Tân Sửu (12-6-1961).

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh