Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

79.- QUÂN-TỬ VÀ TIỂU-NHÂN

       Trên bước hoạn lộ gian nguy khổ khó của đường đời và cơ-ngẫu chuyển-dịch tuần-hườn của Tạo-Hóa, nếu là người quân-tử th́ không bao giờ nản chí sờn ḷng.

       Hơn nữa, sống trong t́nh-trạng thiếu từ vật-chất đến tinh-thần, sống trong cơ khổ hoạn mà cư-xử nên người quân-tử là một việc rất khó-khăn, v́ người quân-tử không bao giờ tranh điều vật-chất. Nhưng, vật-chất là mạch sống viễn tồn, nếu không vật-chất th́ người quân-tử nương dựa vào đâu? Sống bám vào đâu?

       Thiết tưởng, sự tranh-đấu của người quân-tử có tánh cách đại-đồng là làm sao cho thân tâm được trọn lành và cứu giúp người, chớ không bao giờ có tách cách vụ lợi phàm phu. Người quân-tử luôn luôn tranh những điều nhân đức, nghĩa-luân, chớ không bao giờ tranh điều vật-chất phi lư, tạo nên một cảnh gia xinh đẹp, một ngôi mồ lộng-lẫy hầu kiếp tàn-tạ để an giấc ngàn thu. Những vật ấy vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, nhưng tiếng khả ố, danh nhơ vẫn c̣n lưu lại ngàn đời.

       Người quân-tử chỉ mong sao gặp vận thời mà đem đạo-đức cứu người, ḥa ḿnh vào cát bụi, vào cây cỏ để cùng sống, chỉ mong sao cho tiếng tốt lưu lại ngàn thu, chớ không sá màng điều lợi lộc.

       Các con thử nghĩ, cuộc đời là giả tạm, sống bám lấy mănh đất già cỗi kia mà các con không tự giải-thoát khỏi ngục lao trần thế, mà lại tranh điều vật-chất ấy, th́ không viễn-tồn được đâu các con!

       Đối với vật-chất, người quân-tử ví nó như đám bèo trôi, như hạt sương rơi trên cỏ; xem nhẹ tính-mạng để thiết thực phụng-sự nhân-loại, là đưa đến cơ tuyệt khổ đại-đồng.

       Cái tốt của người quân-tử bao nhiêu th́ sự xấu-xa của kẻ tiểu-nhân bấy nhiêu. Tiểu-nhân bao giờ cũng cầu may-mắn đến cho ḿnh để ổn-định mà thụ hưởng giàu sang, mà không đoái thân là cát bụi, cỏ cây, th́ một ngày kia cũng phải trả lại thân cho đất.

NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh