Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

21.- QUAN NIỆM VỀ NHÂN BẢN

TRÚC-LÂM THIỀN-ĐIỆN, Tuất thời 17 tháng 7 Tân Hợi (6-9-1971)

Thi:

Đông quân c̣n đợi gót thời gian,

Phương hướng lần theo chiếc địa bàn;

Chưng đức thi ân thành quả vị,

Qun ǵ vạn khổ với thiên nan.

      ĐÔNG-PHƯƠNG CHƯỞNG-QUẢN, Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ, hiền muội.

Thi:

Nước sông kia vẫn nhớ về nguồn,

Tâm Đạo con người chẳng dễ buông;

Cội rễ bao giờ xa vẫn đoái,

Công tŕnh xây dựng bởi t́nh thương.

      Này chư hiền đệ hiền muội! thường t́nh đời hay bảo: "Cây có cội nước có nguồn, chim có tổ người có tông" hay "Ăn trái nhớ  kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào  giếng". Những ư niệm ấy tuy nói lên sự tầm thường trong đời sống con người, nhưng nó cũng là một căn đề, một qui tắc sống muôn thuở cho nhơn sinh. V́ thế, nếu giá trị của những phương ngôn tục ngữ ấy măi măi c̣n với thời  gian cuộc sống th́ con người vẫn măi măi ǵn giữ được cái nhân bản của ḿnh.

      Từ lâu vẫn nghe nói đến vấn đề Nhân Bản và bảo phải giữ ǵn nó cho nguyên vẹn trường tồn. Vậy thế nào là Nhân Bản? Là gốc của con người chăng?

      Khái quát là như vậy. Suy thêm ra từ giai đoạn Nhân Bản, chư hiền có thể lấy những câu trên làm tiêu chuẩn, đề tài nguồn gốc con người được diễn tiến qua mấy chặng đường mà từ cá nhân, gia đ́nh đến xă hội và đến con người muôn thuở muôn phương.

      Giai đoạn thứ nhứt: Gốc cội của người ḿnh là tổ tiên ông bà cha mẹ. Khai sinh bởi cha mẹ tổ tiên th́ người ta có bổn phận phải nhớ tưởng công ơn và sự nghiệp của chính người sinh thành ra ḿnh. Đời sống có được ấm cúng thiêng liêng và ư nghĩa cũng nhờ bởi tinh thần hoài tưởng đến bực tổ tiên, đến người trưởng thượng. Vịn theo truyền thống tốt đẹp của người xưa để lại hầu tô điểm vào đời sống hiện hữu nơi ḿnh, ấy gọi là uống nước nhớ nguồn hay người có tông, chim có tổ ở chặng đường đầu tiên hạn hẹp.

      Sang đến giai đoạn thứ hai: là nguồn gốc bởi xă hội. Xă hội nơi đây được chia thành hai phần: một là xă hội dân tộc giống ḍng, hai là xă hội tôn giáo. Có thể c̣n nhiều thứ xă hội nữa nhưng tượng trưng vài nét để t́m hiểu nguồn cội mà thôi.

      Nói về xă hội dân tộc giống ḍng: Trải bao ngàn năm lăn lộn với cuộc sống đầy dẫy những đau khổ, những tương tranh, đổi lấy sự sống c̣n cho ḍng giống, đồng thời những bực anh hùng khai quốc đều lưu lại những sự nghiệp vật chất và tinh thần rất hào hùng và vẻ vang cho hậu thế noi theo cùng thừa hưởng. Vậy là những người theo sau đều tự thấy có bổn phận phải bảo vệ và săn sóc tinh thần truyền thống cao đẹp của cha ông để lại, dù phải bách chiết thiên ma cũng bền ḷng giữ vững tinh thần ấy để phát huy cho đoàn hậu thế, đồng thời để tiến tới sự tư hữu với những con người đang sinh sôi trên mặt đất.

      Nói về xă hội tôn giáo: Công nghiệp vĩ đại của những hàng khai sáng nền đạo từ h́nh thức đến sự truyền thọ mặc khải giáo lư qui điều và tinh thần vô ngă thuần chơn. Có những kẻ hy sinh trước cái hy sinh của ḿnh như thế, ngày nay chư hiền mới được hưởng lấy sự thành tựu trên danh nghĩa, nhưng thành tựu ở giai đoạn khai minh Đại-Đạo đầu tiên ấy chưa phải hẳn kết cục cho sự thành công. Thế nên là những người theo sau mang lấy sứ mạng nối tiếp công cuộc hướng đạo, hành đạo luân lưu xương minh giáo lư cho nền tân tôn giáo, phải tự nguyện tiếp tục theo đà của người xưa để mưu cầu sự thành công độ đời truyền đạo, làm sáng tỏ danh nghĩa Thượng-Đế Chí-Tôn qua con người tại thế.

      Có như vậy, ư nghĩa cây có cội nước có nguồn về phương diện xă hội, dân tộc và tôn giáo mới có giá trị rơ ràng.

      Khi đă lập lại tinh thần hoài niệm bóng dáng xa xưa qua h́nh thức lễ bái hội hè, chẳng hạn như ngày hôm nay hay những ngày khác nơi đây và nơi đâu đi nữa, th́ sự tiến tới giai đoạn cuối cùng thứ ba là con người muôn thuở muôn phương tức là đại đồng nhơn loại vậy.

      Giai đoạn nhơn loại này tuy phân ra là cuối cùng, nhưng điểm cuối cùng này cũng là điểm đầu tiên căn bản, và nó là điểm then chốt quan trọng cho ư hướng t́m kiếm thanh b́nh và quan điểm đồng nguyên của Đại Đạo.

      Chư hiền đệ hiền muội ôi! Lúc Đức Thượng-Đế tạo dựng nên muôn loài vạn vật, trong đó có loài người, th́ dưới chân của Ngài, trước mặt của Ngài, con người vẫn duy nhứt là anh em với nhau bởi đồng tính đồng chất, nên sự sống trên những phương diện tinh thần ham muốn, nào tốt xấu, nào thiện ác phải quấy đều được phân biệt bởi trí năo con người. Dù ở đây hay ở đâu, con người chậm tiến th́ nhận định sự phải quấy thiện ác với tư tưởng chậm tiến, con người văn minh th́ nhận định thiện ác phải quấy qua tư tưởng thông minh. Tuy những dân tộc loài người trên quả đất được phân biệt an định ở mỗi khuôn khổ vị trí và hoàn cảnh xă hội xa nhau, khác nhau, song sự xa cách, sự khác biệt ấy không phải là vấn đề cho con người quên mất nguồn gốc ḿnh vốn một, quên mất bản chất ḿnh là nhân từ như Thượng-Đế che chở lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa người và người, đồng thời săn sóc ǵn giữ sự yên ổn cho bao loài hạ tiện khác đang sống dưới tầm mắt trí khôn của nhân loại.

      Như thế, cái gọi là nhân bản được diễn tả vài nét tượng trưng vừa qua, từ cá nhân đến xă hội nhỏ và lớn. Việc ǵn giữ nhân bản là quay về với tinh thần đạo đức, nhớ tưởng đến những h́nh dáng kiểu mẫu cho chung nhơn loại, th́ chư hiền có thể lập thành một biểu đồ qua những ṿng tṛn, trong th́ nhỏ, lần lần những ṿng ngoài lớn hơn để mô tả từ chặng đường nhân bản ngơ hầu trên bước tu hành độ đời truyền đạo không đi ngoài thiên lư, không bước trật đường tiến hóa về tiêu chuẩn an lạc thái ḥa có một không hai.

Thi:

Trau ḷng rộng răi sáng như gương,

Từ nhỏ tới to được tỏ tường;

Tiên tổ không quên ngày tháng cũ,

Tinh thần nhơn loại cũng chung đường.

Bài:

       Đường diệu vợi nhơn sinh chen bước,

       Khách phù ba lần lượt tiến lên;

              Rũ bao lớp áo bồng bềnh,

Của bao vị kỷ lệch chênh cơi ḷng.

       Muốn thấy Hội Hoa Long khai diễn,

       Đừng nôn nao lắm chuyện nhiều điều;

              Thiên thời, địa lợi bấy nhiêu,

Nhân ḥa là tấm nhiễu điều lớn lao.

       Quay trở lại Đài Cao nội tại,

       Xua đuổi ra những cái phàm phu;

              Vạn trần nào khác sương mù,

Điểm tô cho lắm đền bù được đâu.

       Đạo đành biết gồm thâu tất cả,

       Đạo cần phân vị ngă vị nhơn;

              Đă là bảo vệ lư chơn.

C̣n phân chi những nguồn cơn sắc màu.

       Đây t́nh nghĩa đồng bào cốt nhục,

       Đă bao lần câu thúc tương tranh;

              Ngàn xưa no đói gương lành,

Mau toan lau lại cho thành đệ huynh.

       Nền Đại Đạo nhục vinh chi kể,

       Đừng nhiều nơi h́nh thể khác nhau;

              Nhớ rằng nguồn cội một màu,

Từ tâm từ tánh đổi trau cơi trần...

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh