Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

15.- KHUYÊN NHỦ TU SINH

NGỌC-MINH ĐÀI, Tuất thời, mùng 9 tháng 5 Tân-Hợi (2-6-1971)

Thi:

HIỂN lộ huyền vi bởi thật tu,

THẾ gian thường gọi cảnh trần tù;

ĐẠO Trời đă dạy đường chơn chánh,

NHƠN loại mải mê cuộc phiếm phù.

Giáng phước tu hành cho tỏ ngộ,

Ngọc lành trau luyện kẻo mờ lu;

Minh minh đức tại tâm hằng hữu,

Đài kính soi vào rạng sĩ nhu.

      Tệ đệ chào chư liệt vị Thiên-ân hướng đạo, Tệ huynh chào các em nam nữ hiện tiền.

      Cùng các em thanh thiếu niên, thiếu nhi sở tại! Nơi đây Tệ Huynh mượn tinh thần để hàn huyên cùng các em gọi là huấn từ Thiêng Liêng sau lớp học Phổ Huấn vừa qua.

      Lời mà Tệ Huynh muốn nói hôm nay mong các em xem kỹ trong lúc cơi ḷng vắng lặng, ngoài những bận rộn của trần gian, của học đường, xă hội, hơn là lúc này. Thật sự các em đă có diễm phúc vô cùng trọng đại, v́ đứng trong một hoàn cảnh ly loạn, nhơn tâm điên đảo, nhứt là lứa tuổi thanh xuân của các em đang bị nhào nắn vào tâm tưởng những xấu xa, những bệnh hoạn, do cái gọi là văn minh vật chất, mà các em không bị luồng gió độc ấy thâm nhập vào, v́ được bức màn Thánh thiện ngăn che. Và giữa lúc mà con người đang cơn khao khát đến cực độ, không có một giọt mưa sa, một miếng nước tẩm ḿnh, th́ trái lại, các em được đứng cạnh bờ suối, một bờ suối trong veo và ngọt ngào từ đỉnh núi thiện mỹ Thiên ban.

      Thế nên, nếu em nào v́ lẽ ǵ không chịu uống, không chịu gội ḿnh cho trong sạch, th́ chẳng uổng lắm sao !

      Các em qua những thời gian thụ huấn về đạo lư, đă thâu thập dù ít dù nhiều để làm cơ bản cho cuộc sống tinh thần chuẩn bị cho cuộc đời thêm tươi đẹp. Vậy các em cũng cần có một quan niệm học tập cho đúng đắn, mặc dù học tập giáo lư đạo là một dữ kiện đúng đắn rồi.

      Các em tự hỏi học cho ai đây? và v́ ai mà học?

      Ở trường đời, phần đông đều học với mục đích kiếm được mảnh bằng để mưu cầu sinh nhai hay mưu cầu chút mùi danh bả lợi nào đó. C̣n học Đạo trái lại, các em trước hết đă có tư tưởng vô tư, không học riêng cho ḿnh, mà học  để trở thành con người tốt, con người phụng sự cho nhân quần, cho đạo nghĩa. Đó là có tính cách vị tha. Song trong cái vị tha đó đă có cái vị kỷ, v́ bản thân và xă hội bên ngoài đều liên hệ chặt chẽ với nhau.

      Khi có được một quan niệm đúng đắn về sự học tập rồi, các em sẽ học với tinh thần cầu tiến, không ai cưỡng chế ḿnh, mà chính ḿnh đào tạo cho ḿnh một cơ sở vững vàng về đạo đức, về kiến thức ở đời, ngơ hầu mai ngày sẽ xuất thân giúp đời giúp Đạo hoặc trở thành những phần tử tốt đẹp trong xă hội nhân sinh. Đó là một giá trị rất cao đẹp mà những nhà đạo đức trên thế giới đều công nhận.

      Chẳng cứ thế thôi đâu các em. Học là sửa soạn cho hành. Các em học th́ phải hành mới có công dụng thực sự cho sự học.

      Người xưa có câu: "Thông minh đa ám muội" là chỉ những người tài cao học rộng biết nhiều mà không đem thực hành trong đời sống th́ cái thông minh kia, cái hiểu biết kia hóa ra vô dụng. Hể vô dụng th́ sẽ hoàn lại số không là ám muội.

      Lại nữa, các em cũng không nên bắt chước những người gọi là triết gia, trên lư thuyết th́ họ giảng giải không ngừng về luân lư, về cuộc sống, thế nào là tốt, thế nào là xấu, nhưng lối ở đời, lối cư xử hành động của họ khác xa. Đó cũng là bị vướng nhằm câu "Thông minh đa ám muội" rồi vậy.

      Cho nên các em học rồi phải chuyên cần tập tành với việc làm tốt đẹp như lời Thánh nhơn đă từng dạy bảo rằng: "Học nhi thời tập chi". Nhưng Tệ Huynh cũng thông cảm nơi các em c̣n nhỏ dại là có tánh hay quên, tánh hay  quên này chẳng những ở người sơ cơ học Đạo, mà đến như những kẻ thanh niên vào Đạo mà vẫn bị. Khi các em nghe lời lành, các em tự khắc trong ḷng sanh ra vui vẻ, phát nguyện làm theo. Nhưng kế qua ngày qua, các em không nhớ nữa,  v́ ngoại cảnh cuốn lôi, măi như thế kéo dài đến suốt đời, th́ đường tu hành không tiến cao hơn nữa. Phải nhẫn nại tập lần v́ phần đông không phải là bực thượng căn, chỉ nhờ ôn đi ôn lại mà thành thói quen thôi. Chính thói quen tốt đẹp làm cho các em tiến bộ và đời sống được cao cả về mọi phương diện thành công. Sự thiện nhỏ nhặt nếu các em khinh thường mà không làm th́ cũng uổng cho những điều lớn sau này. Việc xằng bậy dù nhỏ nhặt tới đâu, nếu các em nín  thở mà làm nhiều ngày kết tụ có thể khiến phương hại đến thói quen của các em.

      Các em ơi! Đạo tuy tầm thường ngoài h́nh thức ở hành động lễ bái công-phu công-quả học hành, nhưng nó rất cao cả vô cùng. Hễ nói rằng cao cả th́ các em rất hữu phước mà gặp được Đạo.

      Qua lời nói của cổ nhân: "Thượng sĩ văn Đạo cần nhi hành chi; trung sĩ văn Đạo nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn đạo đại tiếu chi, bất tiếu túc dĩ vi đạo". Nghĩa là bực đại căn thượng trí khi nghe đến Đạo th́ siêng năng cần mẫn chuyên chú mà làm theo cho đến chốn, không bao giờ ngừng nghỉ; người trung căn trí năo vừa tầm, mỗi khi nghe Đạo rồi, lúc th́ làm theo, lúc th́ quên mà không làm, bởi khi nhớ khi quên; c̣n kẻ hạ căn trí thấp khi nghe nói tới Đạo th́ vội vă cười lớn lên, v́ cho rằng chuyện không đâu, trái tai gai mắt, nếu họ không cười như thế th́ lấy đâu mà gọi rằng Đạo được. Đủ cho các em hiểu tŕnh độ của con người trên thế gian này chênh lệch là thế nào, trong đó có các em nữa.

      Như đă nói trên, cho dù các em không phải là hàng thượng căn trí thức nhưng hiểu được Đạo thế nào th́ làm theo thế ấy, lâu ngày chầy tháng sẽ đầy dẫy hơn lên, có ngày cũng đến mức tuyệt đỉnh cao cả, chớ đừng bao giờ có tự ái rằng ḿnh kém thông minh, kém học hỏi, không đủ để học Đạo t́m Đạo, rồi bỏ dở, e uổng tiếc vô cùng.

      Thật ra Đạo đâu cần phải có sở học trần gian thâm sâu nhứt thiết, chỉ chú trọng phần chánh là tinh thần, là tâm linh, nên mới có lời  rằng "Văn hay chữ tốt đâu nên Đạo", để chỉ sự e ngại của người kém học hỏi ở trường đời. Tất cả đều có giá trị tương đối mà thôi.

      Được một căn bản trí thức về Đạo phần nào rồi, từ đây cho đến những giai đoạn sau cùng, các em là những hạt giống lành gieo trên trần thế. Dù thế trần có dẫy đầy sự xấu xa đồi trụy, các em hăy cố gắng vươn lên, cố gắng trong sạch, chẳng nhiễm chút bợn bùn, để cho thiên hạ nhờ,  cho ḿnh nhờ và cho cơi  đời thêm đẹp nhé các em.

Thi:

Mấy lời gởi lại các em tường,

T́nh nghĩa đạo đồng đă biểu dương;

Dù cách mặt mày ḷng chẳng cách

Thương nhau lư đạo gởi vài trương.

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh