Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 

 

22.- TRÚC LÂM THIỀN ĐIỆN

Ngọ thời, 20-8 Ất Tỵ (15-9-1965)

      Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiểu Thần chào chư Thiên-mạng. Tiểu Thần tuân lịnh báo đàn, chư Thiên-mạng thành tâm tiếp Hộ-Pháp Già-Lam. Tiểu Thần xin xuất ngoại ứng hầu, lui.

      (Tiếp điển:)

Kệ:

HỘ đàn chuyển lịnh tiếp Thiên-Tôn,

PHÁP Đạo minh khai luật vĩnh tồn,

GIÀ niệm Chơn Kinh vô biệt lư,

LAM tŕ định thể đáo Thiên-môn.

      Hộ-Pháp Già-Lam, Ta chào chư liệt vị đẳng đẳng, nghiêm lịnh tiếp điển DI-LẠC TÔN-PHẬT. Ta xin kiếu, thăng.

      (Tiếp điển:)

Kệ:

Đương nhiên Đạo pháp dị nan cầu,

Lai văng hồng trần độ ngũ châu,

Hạ giới mê nhơn trầm khổ hải,

Sanh môn xuất tánh đoạt thành sầu,

DI Đà nhứt cú tri phương thức,

LẠC cảnh tam tông hóa nhiệm mầu,

TÔN thượng triều nguơn ban Thánh Đức,

PHẬT Tiên Thần Thánh cộng ca âu.

      Bần Tăng chào mừng chư Thiên-mạng, chư môn đồ lưỡng ban. Bần Tăng miễn lễ, đàn trung an tọa đẳng đẳng.

      Chư môn đồ, hỡi chúng-sanh! Đạo là hư-vô chi khí, hóa sanh Thái-Cực, ba ngôi. Ba ngôi đă đem ra ứng dụng vào cơ sanh hóa, tiến hóa của càn khôn vũ trụ nhân loài trong ba kỳ: thượng, trung, hạ nguơn, đúng với định luật tuần huờn, châu nhi phục thỉ. Chỉ có chơn lư hoặc chánh đạo mới đi đến con đường hiệp nhứt mà thôi. V́ thế, đă trải qua các thời kỳ, Thượng-Đế đă mượn không biết bao nhiêu h́nh thức, bao nhiêu danh từ, tùy theo tŕnh độ tiến hóa của mỗi giống dân mà ban truyền giáo pháp, đă mượn tay phàm d́u dẫn con đàng siêu thoát phổ độ quần sanh. Những thời kỳ ấy đă qua, ngày nay dân tộc Việt nói chung, chư môn-đồ nói riêng, đă hữu duyên, hữu căn, hữu kiếp, gặp thời kỳ ân xá, Đại-Đạo hoằng khai, dụng những danh từ và Kinh Điển rất thích hợp với giống dân địa phương, chỉ đường quanh nẻo tắt, mỗi tŕnh độ đều có thể hiểu được và hành được, khỏi phải tốn phí công lao lặn biển trèo non, lên núi xuống đèo, t́m sư học Đạo. Giờ đây chỉ c̣n một cách là ở nơi người có thiện chí bền tâm cùng chăng.

      Tam-Kỳ ân xá, Phật, Tiên, Thánh, Thần đều phụ tá Thượng-Đế mở mang khắp chốn cùng nơi, quyết phổ độ cùng cứu rỗi muôn loài sớm trở về ngôi trường tồn chánh giác. Tuy rằng Bần Tăng có sứ mạng thiết lập Tam Long Hoa Hội, nhưng các Đấng trong Tam Giáo Ṭa vẫn cộng đồng phân phối, lănh mạng xuống thế trùng hưng chánh pháp cứu rỗi vạn linh. Chư môn đồ luôn luôn hăy sáng suốt, học hỏi, nghiên cứu giáo lư để đặt ḿnh đúng chỗ, đi đúng đường, hành đúng lư … Có như vậy mới khỏi lầm bàng môn tả đạo, rồi oan uổng công tŕnh tự bấy lâu dày công xây đắp.

      Bần Tăng rất cảm kích tâm Đạo của chư môn đồ sở tại, nên mới ân cần nhắc nhở điều này:

      Dùng pháp môn riêng để tự tu hoặc dẫn dắt tha nhơn cùng tu luyện, c̣n có ngày trở lại đường chánh Đạo, khi hiểu biết ḿnh đă lạc lối sa chơn. Nhược bằng dụng tâm tôn phù một giáo chủ để làm cứu cánh cho đời đạo đức, th́ không ngày nào qui hiệp được, bởi v́ dục tâm bất trú.

Thi:

Một mái chèo buông một mái chèo,

Thuyền từ biển khổ vượt lần theo,

Trương buồm bác ái nương chiều gió,

Cầm lái vô tư lựa thế vèo,

Rước khách trầm luân cơn đắm đuối,

Đưa người trần tục thoát cheo leo,

Tàn linh ơi! hăy nghe Ta gọi,

Thấy bóng Đài Cao phải rán chèo.

Trường kệ:

       Ta vốn thiệt chủ nhơn Hoàng Cực,

       Đời gọi Ta Di Lạc Thiên Tôn,

              Kim lai chuyển thế bảo tồn,

Hạ sanh cứu kiếp nguyên nhơn phục hồi.

       Đạo trước có từ ngôi Vô-Cực,

       Khối hồng mông không dứt chuyển xây,

              Hóa ngôi Thái-Cực là Thầy,

Huyền-Khung Thượng-Đế sắp bày thế gian.

       Đạo là cơ tạo đoan cứu cánh,

       Đạo là đường chơn chánh siêu nhiên,

              Đạo là nhứt khí Tiên Thiên,

Tam Thanh ứng hóa Phật Tiên Thánh Thần.

       Muốn học Đạo: tu thân trước nhứt,

       Tu thân sao cho được vẹn toàn,

              Thân tu cương kỷ chấp đoan,

Gia đ́nh, xă hội, mới toan đại đồng.

       Thân tu đặng, ḷng không sanh nghiệp,

       Thân tu rồi trực tiếp máy linh,

              Của Trời ban sẵn cho ḿnh,

Đem ra xử dụng với t́nh thiên nhiên.

       Đạo lư là huyền huyền diệu diệu,

       Đạo lư là yểu yểu minh minh,

              Thâu vào một khối chí linh,

Buông ra muôn trượng bảo sinh nhơn loài.

       Khuyên người đừng hiểu sai lư Đạo,

       Khuyên người đừng hoài băo dục tâm,

              Dục tâm là bể luân trầm,

Là nơi địa ngục, là mầm dây oan.

       Người tu phải định an tâm tính,

       Người tu cần điều chỉnh tác phong,

              Tĩnh tâm như ngọn đèn hồng,

Tác phong là thể bao ṿng chở che.

       Người tu phải e dè lục tặc,

       Người tu cần thắt chặt t́nh thân,

              Giặc không đánh, loạn tinh thần,

Tinh thần ḥa ái nghĩa nhân đại đồng.

       Tu chớ gọi tu ṿng tu tắt,

       Tu đừng rằng tu nhặt tu thưa,

              Tu trong cửu phẩm tam thừa,

Tu như kẻ sĩ đi ngừa thủ khoa.

       Tu chánh tín mới là tu kỷ,

       Tu lư chơn đích thị tu thân,

              C̣n sanh giữa chốn hồng trần,

Bụi trần không nhiễm th́ thân vẹn toàn.

       Tu cũng là an bang tế thế,

       Tu cũng là bốn bể đệ huynh,

              Trước tiên ḷng hăy dặn ḿnh,

Đại đồng bác ái gây t́nh thương yêu.

       T́nh Tạo Hóa ban đều muôn vật,

       Trời với người bẩm chất giống in,

              Trời th́ có nhựt, nguyệt, tinh,

Người th́ lại có đủ tinh, khí, thần.

       Trời đất có ngũ hành năm sắc,

       Người tâm, can, phế đặt, thận, tỳ,

              Huyền vi một máy huyền vi,

Luân hồi chuyển chuyển chẳng khi nào ngừng.

       Luyện cho đặng tinh ngưng, thần kết,

       Soi cho thông khí huyệt Huyền-Quang,

              Khảm Ly trở lại Khôn Càn,

Siêu phàm nhập Thánh con đàng là đây.

       Tu với luyện giải bày rồi đó,

       Hỡi môn đồ hiểu rơ pháp môn,

              Nhớ lời DI LẠC THIÊN TÔN,

Tam-Kỳ Đại-Đạo chiêu hồn tân dân.

      Bần Tăng ban ơn lành cho toàn chư môn đồ địa phương sở tại được Đạo tâm tinh tấn, trí huệ quanh minh, nhứt tâm hành chánh Đạo.

Ban ơn toàn tất môn sinh,

Thế gian hành Đạo, Phật-đ́nh xin thăng.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh