Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 

 

THƯỢNG-NGUƠN THÁNH-ĐỨC

DIỆU-MINH BẢO-PHÁP DI-LẶC CHƠN-KINH

_________

 

ĐỆ THỨ SÁU: NGHI LỄ CẦU AN

 

Nam Mô Long-Hoa Hội-Thượng-Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.

    KINH SÁM-HỐI CẦU-AN

__________

      Ðầu cúi lạy CHA-TRỜI xuống phước,

      Nay chúng con chầu trước bệ-tiền,

            Khẩn cầu thế chúng bình yên,

Trước cơ diệt thế Pháp-thuyền độ mau.

      Ðời mạt kiếp hoàn-cầu biến động,

      Khắp năm châu nhân chủng rối bời,

            Tử sanh định kiếp do Trời,

Cứu-Nguy Bồ-Tát phát lời nguyện xưa.

      Dầu quả kiếp đã thừa số định,

      Quyết ăn năn cải chính sai lầm,

            Ðại-bi vô lượng đức thâm,

Pháp-thuyền độ vớt khỏi lâm nạn cùng.

      Họa thế chiến hải hùng con biết,

      Quả đất tròn nạn diệt tránh đâu,

            Vòng quanh nội địa quả cầu,

Tranh hùng thủ bá gieo sầu nạn dân.

      Nghiệp chung ở dương trần nặng quả,

      Tội loài người chất đã bằng non,

            Lòng Trời mấy đoạn thon-von,

Khai minh ÐẠI-ÐẠO cứu con mạt đời.

      PHẬT xót thương vào đời hóa kiếp,

      Dụng Ðạo mầu giải nghiệp mê lầm,

            Ðạo là một món phương châm,

Chỉ đường chánh đại mà tầm phước lai.

      Biết sự thật CAO-ÐÀI cứu thế,

      Nguyện nhứt tâm vào thệ tu cầu,

            Hai ngàn tới chẳng bao lâu,

Long-Hoa mãn cuộc họa sầu phải lo.

      Cuộc phân tranh như lò lửa diệt,

      Ngún dần dần chờ tiết gió hè,

            Thấy đời mạt hậu chỉnh ghê,

Cầu THẦY nhỏ phước chở che con hiền.

      Con lãnh lịnh bát-truyền độ thế,

      Cầu QUAN-ÂM trợ tế nguy nàn,

            Từ-bi thả chiếc linh-thoàn,

Ðộ dân vô tội sống an hằng ngày.

      Lòng con nguyện thảo ngay gìn dạ,

      Tập tánh lành hỷ-xả từ-bi,

            Ăn chay niệm Phật tu trì,

Khẩn cầu bá tánh được y như nguyền.

      Ðồng hưởng phước ân Thiên an lạc,

      Ðồng ăn năn cải ác tùng lương,

            Mong nhờ giọt nước cành dương,

Rưới thành mưa phép họa ương tiêu trừ.

      Cõi hồng trần phước như đông-hải,

      Thảy một lòng kỉnh lạy QUAN-ÂM,

            Cam-lồ hoán chuyển nhân tâm,

Giải trừ tai họa tối thâm hiểm nghèo.

      Phận con trẻ bọt bèo sống gởi,

      Kiếp trăm năm còn đợi lập tu,

            Kỳ cùng nương bước Ðạo mầu,

Mở đường chánh đại vẹt mù phá mê.

      Cầu CHÍ-TÔN trọn thề ân xá,

      Thương con lành phóng xả nghiệp khiên,

            Chúng con thề giữ trọn nguyền,

Cải tà qui chánh chèo thuyền độ nhân.

      Cầu DI-LẶC xuống trần độ thế,

      Chuyển họa di, phước để trường tồn,

            Nam-mô DI-LẶC Thiên-Tôn,

Ðương lai hạ thế pháp-môn khai truyền.

      Cầu Ðại-Hạnh PHỔ-HIỀN Bồ-Tát,

      Ðộ nhân loài chuyển đạt thần-thông,

            Ðộ an thế chúng đại-đồng,

Thức căn, thức trí, thức lòng giục tu.

Nam-mô Tiêu-Tai Diên-Thọ DƯỢC-SƯ,

      Lưu Ly Quang Vương Phật thiện từ,

            Ðộ tiêu tai ách giải trừ,

Ðệ tam thế-chiến từ từ giảm tha.

      Chữ Ðạo gốc chủ hòa cuộc thế,

      Lập thái-bình nguơn hệ dựng mau,

            Khắp miền đạo-hạnh giồi trau,

Nhân-Hiền Ðức-Thánh ra vào tự do.

      Ðầu cúi lạy chung lo cầu đảo,

      Ðệ khải trình Tam-Giáo đặng hòa,

            Linh-Tiêu ÐiệnTRỜI CHA,

Bình-Linh thượng hội Long-Hoa chứng cùng.

      Cầu Chư PHẬT rộng lòng hạ thế,

      Chư THÁNH TIÊN xuống để lập đời,

            Linh-Căn kịp hóa hình người,

Thượng-Nguơn dựng lại cảnh đời Thuấn Nghiêu.

      Cầu THƯỢNG-PHỤ giáo điều tế độ,

      Lập Nguơn cùng bảo hộ đàn con,

            Ðừng cho họa diệt hao mòn,

Chúng con lập nguyện xin tròn tu thân.

      Ngày sáu khắc cho Thần bảo hộ,

      Ðêm năm canh họa khổ chớ gần,

            Tới lui cuộc sống dương trần,

Họa tai chẳng vướng nguơn-thần đặng an.

      Cầu sau đặng sinh đàn hậu nối,

      Thượng Linh-Căn sớm tối kề gần,

            Thấy người đạo-đức thiện nhân,

Thai bào tạm mượn cõi trần đến nơi.

      Ðể lập dựng cuộc đời Thánh-Ðức,

      Nhân trí cùng nhân thức, Thánh Hiền,

            Có người, có Phật, có Tiên,

Có Thần, có Thánh, có Hiền lập nên.

      Con nguyện tu giữ nền hậu đức,

      Cầu đương lai các bực Linh-Căn,

            Ra đời gương mẫu Ðạo hằng,

Thông minh huệ giác hóa hoằng khai dương.

      Cầu cõi thế noi đường Ðạo chánh,

      Cầu Trời ban Ðức Thánh Nhân Hiền,

            Cầu xin quốc thái dân yên,

Mưa hòa gió thuận ân Thiên gội nhuần.

      Cầu nước Việt phục hưng Ðạo-quốc,

      Ngàn muôn năm không thất chánh-truyền,

            Minh-quân, lương-tể toại nguyền,

Dân an, quốc thái bửu truyền đại ân.

      Ngàn muôn kiếp phong vân một hội,

      Cầu ân ban xá tội dương trần,

            Chúng con sám hối ân cần,

Xét mình tội trạng muôn phần thảm thương.

      Cầu xá tội quày đường theo Ðạo,

      Bồi chút công tu tạo phước duyên,

            Học noi Kinh Pháp chánh-truyền,

Tâm mê tánh muội bỗng nhiên sáng lần.

      Cầu Bồ-Tát oai thần tế độ,

      Cầu QUAN-ÂM cứu khổ tầm thinh,

            Mười hai câu nguyện tất tình,

Phò nguy tế khổ, tử sanh phổ đồng.

Dứt bài niệm:

* Nam-Mô Ðại-Từ Ðại-Bi Linh-Cảm Quan-Thế-Âm Tầm Thinh Cứu Khổ. (Lạy)

* Nam-Mô Tiêu-Tai Diên-Thọ Dược-Sư Lưu-Ly Quang-Vương Phật. (Lạy)

* Nam-Mô Ðại-Hạnh Phổ-Hiền Thiện Thệ Cầu Sám Hối Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. (Lạy)

* Nam-Mô Ðương-Lai Hạ-Sanh Di-Lặc Tôn Phật Diệu-Minh Bảo-Pháp Dương-Chi Tận-Ðộ Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. (Lạy)

* Nam-Mô Huyền-Khung-Cao Thượng-Ðế Ngọc-Hoàng Ðại-Thiên-Tôn Tích-Phước Hựu-Tội. (Lạy)

* Nam-Mô Diêu-Trì Kim-Mẫu Vô-Cực Ðại-Từ-Tôn Khoan-Dung Tận-Ðộ. (Lạy)

     (- Kính bạch Phật! Lạy nhờ ơn Phật dạy chúng con được biết rơ việc tụng Kinh Tam-Bảo, chúng con dùng Kinh thích nôm chữ Việt-ngữ tụng có được tốt cho sự cầu nguyện hay không?)

     - Bạch Diệu Hoa, hăy nghe thật rơ ràng để khỏi phân vân nhiều lẽ. Mỗi khi có lịnh dạy niệm Kinh th́ lẽ tất nhiên phải niệm ngay Kinh chánh tự, v́ lẽ niệm Kinh tŕ Chú sẽ có sự linh mầu nơi Kinh Chú vô lượng, dầu các bậc tụng niệm có thông suốt được chánh nghĩa hay không vẫn không quan trọng v́ Kinh Chú là từ đời vô thỉ do Phật có sức thần thông quảng đại, trí huệ viên minh từ ở trong đại định mà quán chuyển phát minh ra Kinh pháp rất thậm thâm vô thượng, huyền diệu linh mầu. Kinh Chú có quyền lực chuyển đạt thần thông bao quát, quán triệt các cơi Phật, Tiên, Thánh, Thần và nhân vật, chuyển đạt đến cơi U-Minh. Từ chánh ngôn của Phật trước ở Phạn-quốc, sau truyền thông sang Trung-Hoa tuy có phần sai lệch v́ ngôn ngữ chút ít nhưng không đáng ngại. Nếu khi nôm nghĩa qua ngôn ngữ Việt, văn thơ ḥa vận th́ chỉ c̣n có cái lư, tức nôm na giảng lư Kinh pháp để cho giới b́nh học Việt-ngữ thông suốt được cái lư Kinh hầu tu học mà thôi.

     Ngoài ra khi cầu tụng phải dùng Kinh Hán-tự, Nho-tông Phật học mà tŕ tụng th́ mới đạt đặng quyền lực linh mầu của Kinh pháp vậy.

     Thứ hai, muốn niệm Kinh phải tŕ Chú, tụng niệm phải đủ nghi thức Kinh Chú th́ mới đặng hưởng phước nơi Kinh Chú. Vậy Hiền-Nữ đă thông?

     (- Kính bạch Phật, vậy Kinh Phổ-Môn kỳ Cầu An nay chúng con tụng nghi thức như thế nào? Xin ơn Phật chỉ giáo.)

     - Nầy nghi thức Lễ Cầu An:

1)      Bài Kinh Niệm Hương (Hoàng Thiên…)

2)      Bài Kinh Sám Hối Cầu An

3)      Kinh Phổ-Môn Phẩm:

Nghi thức Phổ-Môn Cầu An:

a)     Bài Niệm Hương (Lư hương xạ nhiệt, pháp giới…)

b)     Bài Nguyện Chuông (không phải bài cúng hương)

c)      Chú Tịnh Khẩu Nghiệp

d)     Tịnh Thân Nghiệp

e)     Tịnh Tam Nghiệp

f)       Án Thổ Địa Chơn Ngôn (mỗi bài một bận, một lạy)

g)     Hộ Pháp Chú

h)     Khai Kinh (Chánh văn, Hán văn) (Vô thượng thậm thâm…)

i)       Diệu-Pháp Liên-Hoa, Phổ-Môn Phẩm (phải tụng cho đủ tới hết bài Cử-Tán, tụng tiếp qua Cứu-Khổ Chơn-Kinh 3 bận)

4)      Cứu-Khổ Chơn-Kinh 3 bận (Lạy)

(Xong Lễ)

      (- Kính bạch Phật! Như lễ Cầu An sắp tới dùng Kinh chánh văn và tất cả từ nay sắp tới nếu toàn tất Kinh Tam-Bảo tụng cầu siêu độ cũng không nên tụng Kinh thích nôm?)

      - Phải đó.

      (- Kính bạch Phật! Như thuở nay v́ chúng con tỵ nạn đi tới hải ngoại Hoa Kỳ đây v́ thiếu Kinh sách, phải tạm dùng Kinh thích nôm, như vậy khi tụng cầu siêu độ có được phước cho chư vong linh siêu thoát hay không?)

      - Bạch Diệu Hoa! Lời ngươi bạch hỏi ḷng Thiện-Nữ lành thay! Ta rất khen ngợi, Ta vừa sắp nói đó. Sự cầu độ chư chúng có được phước đức văng sanh Tịnh-Độ hay không thiệt là do nơi ḷng thành tín của chủ tâm và ḷng cầu độ tinh tấn của Sư và tăng đồ cả thảy. Đúng theo nguyên luật Phật-Đạo, dầu niệm trại một tiếng Kinh c̣n phải bổ khuyết, huống chi thiếu sót sai lỗi v́ dịch giải. Nguyên v́ đạo luật ân xá, sở vô phương tiện, dùng luật hoan hỷ chỉ thời gian đó. Nay đă chuyển đạt nghi thức đầy đủ, nếu c̣n cượng lẽ tŕ tụng sai thiếu th́ lỗi ấy khó chế giảm. Thiện-Nữ đă hiểu thông?

      (- Kính bạch Phật, con đă rơ, kính lạy cảm ơn Phật! Sau con xin bạch Phật, ư con muốn cầu bạch Phật việc Kinh tụng cần tụng Kinh chánh văn đó là chỉ cho Thiên-Lư Bửu-Ṭa thôi hoặc cho Cao-Đài Đại-Đạo thôi hay là toàn tất ở cả Phật-giáo cũng cần phải tụng như vậy hết?)

      - Lành thay! Lành thay! Tất cả đồng phải tụng niệm như vậy hết mới phải. Nhưng tất cả phần Kinh Kệ cũng rất cần dịch Nôm, đó là độ cho toàn tất giới b́nh dân xem mà đạt ngộ, đạt lư được th́ tâm mới tỏ ngộ Đạo vô thượng. Nhưng tụng niệm th́ phải cầu nơi diệu pháp là phải dùng chánh văn cho khỏi sai nghĩa.

      (- Kính bạch Phật! Thoảng như tất cả Kinh pháp hiện tại nơi Cao-Đài Đại-Đạo từ 60 niên vừa qua đến nay toàn tất là Kinh tiếng Việt-ngữ, ngay tới quyển ĐẠI-GIÁC và quyển DIỆU-MINH BẢO-PHÁP nầy cũng vậy th́ việc niệm cầu thế nào? Có linh mầu hay cũng không tốt?)

      - Này Bạch Diệu Hoa! Hăy nghe rơ mà chép ghi lời Ta giảng giáo nghiêm huấn nơi liên-đài:

      1) Từ thuở Phật Thế-Tôn thuyết pháp giảng Kinh nhằm ở thế hệ vương tôn, giới triết học, sau truyền giáo sang Trung Hoa nhằm thế hệ tể tướng, bực học giả. Đến ngày nay thế hệ nhằm b́nh dân, mà Quốc-Đạo nhằm ở Việt-Nam th́ tất cả Kinh điển đồng nhứt phải thông dùng bằng Việt-ngữ tức chánh tự của ngôn ngữ đó, sự linh mầu nào kém chi Kinh điển ở Thiên-Trúc thuở Phật ra đời, chỉ khác hơn là khác thời nhiệm, thể thức khai giáo và truyền giáo, sở dĩ tại thời gian, sở dĩ tâm mộ, tŕnh độ đều khác biệt, cơ Đạo thường chuyển hóa song song với cơ thế.

      2) ĐẠI-GIÁC THÁNH-KINH là một quyển Kinh đă tập trung hết thảy Tam Giáo và thuyết giảng rất b́nh đẳng, ấy là chủ thuyết cho thời khóa tận độ hiện tại rất phù hợp vô cùng. Nếu giữa thời nhiệm Đạo hóa tận độ này mà Kinh điển c̣n sâu xa nghĩa lư th́ không phải tận độ. Hoặc có những bực học thức, bực Đạo-sư, bực Nho học xem mà khinh chê ấy là tùy hỷ nơi tánh đó chấp, v́ các bực nói trên phải xét thấy các hạng hữu học ở giới b́nh dân rất cần những Kinh điển được phù hợp với tŕnh độ để tu học của cả thảy.

      3) Qua đời vị lai càng thấy Kinh điển ngày nay sẽ cao quư vô tận. Kể từ hiện tại, tương lai, nếu có những bực lợi căn tu học th́ sẵn phương tiện đầy đủ, do từ bực thang mà lần lên, rừng Kinh, biển Pháp, căn trí nào có Kinh điển đó, giúp đường tu tiến không có chỗ cùng tột. Nếu được tiến học càng cao, ví như người đang đứng trên lâu đài đỉnh cao, không nên v́ trên đỉnh cao mà khinh chê người c̣n đang trèo ở bực thang dưới thấp. Không trèo thấp lấy ǵ lên tới chỗ cao, hễ không thấp, tức không có cao vậy. Th́ từ chỗ thấp mới sanh cao, từ chỗ cao kiến mới d́u dẫn đỡ nâng, “Ngă đẳng dữ chúng-sanh, giai cọng thành Phật Đạo”.

      Ta đặng ở trên đỉnh lâu đài cao đẹp sung sướng, ta phải kêu gọi d́u đỡ cho kẻ c̣n ở nơi bùn lầy. Ta phải bước tận xuống chỗ ẩm thấp bùn lầy để đỡ nâng cho người cùng trèo lên mà hưởng chỗ thanh nhàn mới gọi là độ.

      Ta thuyết giảng Đạo-lư văn từ không mắc nghĩa, dùng ngôn ngữ thông thường, Kinh điển chuyển hóa theo thời đại. Đấng CHÍ-TÔN không phải kém quyền năng, chư Phật, Thánh, Tiên thần thông có đủ nhưng phải hạ xuống cấp thang hầu d́u độ. Các bực căn trí cứ thoảng nhiên tu học theo tŕnh độ và nên khuyến học cho giới đồ chúng b́nh dân được tu tiến mới là đúng bực hoan hỷ tha độ.

      (- Kính bạch Phật! Nay c̣n một việc rất trọng đại mà con chưa được thông đạt, nay con xin cầu ơn Phật v́ con và tất cả mà thuyết minh lẽ nầy để con cùng tất cả được hiểu biết. Kính bạch Phật! Trước Phật có giảng độ cho biết rằng măn Hội LONG-HOA th́ lịnh đại ân xá cùng bế hẳn. Nếu lịnh đại ân xá đă bế, măn hạn kỳ th́ Bát Vạn Thiên Môn đều bế tắc, các bực Linh Căn không vào nhập thế nữa th́ ma quân mới hết hạn hồi dương vào mượn thai bào lẫn lộn với người mà bày cơ diệt thế. Vậy trong bài “Sám Hối Cầu An” Phật đă chỉ giáo cho toàn tất chúng-sanh đọc niệm lại có các khoản cầu xin cho các bực Linh Căn nhập thế trong tương lai từ nay về sau để trở nên Nhân Hiền Đức Thánh ở ngày tương lai mới dựng lập đặng thái b́nh cho nguơn hệ Thánh Đức sau nầy là thế nào?)

      - Bạch Diệu Hoa! Lành thay! Thiện nữ nhân thiệt đại lành đó! Ta sẽ thuyết minh tới chỗ rốt ráo mà độ cho toàn tất đại thế chúng từ hiện tại, tương lai, đến các thế kiếp qua đời vị lai đều rơ biết. Đây hăy chép ghi tỏ rơ: Hễ sắc chỉ NGỌC-HOÀNG ấn phê lịnh đại ân xá th́ toàn tất vạn linh đồng đẳng được thi hành luật đại ân xá đó, bất cứ Phật, Tiên, Thánh, Thần, người, quỷ, ma, vật, cầm thú đồng có luật tất hết. Khi lịnh bế, chỉ c̣n luật khẩn cầu với sự thành tâm nhất mộ th́ mới được ân ban cho mà thôi, th́ nơi ḷng kẻ thiện nhân chỉ cầu khẩn xin Linh-Căn quư tử vào nối nghiệp tông môn, chớ có ai dám nguyện cầu cho loài quỷ yêu nhập vào gia tộc??? V́ lẽ ấy mới lần lượt chấm dứt bọn ma đạo không được nhập thế khuấy nhiễu chúng-sanh.

      (- Nam mô A Di Đà Phật, con xin lạy Phật tạ ơn! Kính bạch Phật! Vậy từ nay về sau bài “Sám Hối Cầu An” nầy sẽ được tŕ tụng luôn luôn phải không?)

      - Phải đó! Phải đó! ĐẠI-GIÁC THÁNH-KINH dùng để tu học sánh như cơm ăn thường bữa; DIỆU-MINH BẢO-PHÁP CHƠN-KINHliều thuốc hồi sinh, cứu chữa bịnh ngặt nghèo đang cơn hấp hối được phục b́nh lành mạnh đó.

      Đại Lễ khởi hành Cầu An tức là một mẫu mực cho đại thế chúng về sau cứ hằng năm vào Rằm tháng 10 là phải tổ chức Lễ Cầu An chung đều chi hết thảy, và hằng ngày, hằng tháng kể từ sau ngày Đại Lễ sắp tới, nơi chùa thất am tự mỗi ngày được thọ tŕ một bận th́ phước đáo chẳng sai.

      (- Kính bạch Phật! Lời Phật giảng giáo rất rơ ràng, nhưng con v́ trí hẹp xin ơn Phật giảng độ để con và tất cả được hiểu tường tận hơn rằng: chỉ trong các chùa thất về nội phần tôn giáo Cao-Đài thôi hay tất cả các tôn giáo cùng thọ tŕ hết?)

      - Bạch Diệu Hoa! Nghe Ta nầy: Ta muốn hỏi Thiện-Nữ-Nhân, Kinh điển của Ta giảng độ có tánh cách riêng hay tánh cách chung?

      (- Kính bạch Phật! Kinh điển của Phật giảng độ là tánh cách chung, nhưng con chỉ e các tổ chức tôn giáo nếu người ta nghĩ có riêng nên con đă phát xuất câu hỏi rất hạn hẹp, rất có lỗi lầm, cầu lạy ơn Phật xin hoan hỷ!)

      - Mô Phật! Ta rất hoan hỷ, nhưng phải biết nếu các tổ chức Phật sự, hành thiện vẫn c̣n chấp không thi hành, chỗ nơi nào thi hành th́ chỗ đó được ân phúc, chỗ nào không chấp nhận, cứ tùy hỷ nơi dung tâm, Ta chỉ giảng Kinh mà Ta không buộc luật.

      Ngay đến tha tâm của đại thế chúng cũng thế, Kinh điển là cái phương tiện, nếu biết dùng cái phương tiện hữu ích để tu học tiến đến quả vị, hoặc cầu phước, mà chúng-sanh th́ vô số căn, vô số nghiệp, tuy sắc tướng có đồng, nhưng căn trí chẳng đồng, nghiệp duyên đều khác, lợi độn khác hẳn, thiện ác khác biệt. Dầu nay Ta không nài nhọc nhằn đến giảng Kinh thuyết Pháp nơi đây, Ta vẫn thừa biết cũng chỉ độ được kẻ có căn duyên thôi, ngoài ra, người c̣n thiếu duyên không thể độ được. Như vậy tức là giải cứu chỉ được cái họa chung tức là cái quả nghiệp chung của chúng-sanh thôi, ngoại trừ nghiệp riêng của cá chúng thế nào giải cứu được!

      (- Kính bạch Phật! Thế nào mới được gọi là nghiệp chung? Thế nào mới gọi là nghiệp riêng?)

      - Mô Phật hoan hỷ! NGHIỆP CHUNG tức là: nếu đa số người thiện đức nghe thấy Kinh điển của Ta thuyết minh đạo-lư, chỉ phương pháp tu cầu, đồng phát tâm tỏ ngộ chánh kiến, chánh tín trực giác hồi minh, chịu tin nghe mà lập tâm hạnh tinh tiến sám hối ăn năn cầu độ, luyện tu tâm tánh, tức th́ sẽ có quyền lực của Bề-Trên che chở cứu vớt hiểm họa cho xứ sở làng nước ở chốn đó, bất phân kẻ thiện ác đồng được sự ân phước chung mà thoát khỏi cái họa chung phần đó. Ngoài ra, nếu riêng phần cá chúng không ḷng thiện đức, hằng chất chứa nghiệp nhân quả, tham, sân, si, sở sanh nhiều thất đức th́ quả ấy phải riêng chịu, tức NGHIỆP RIÊNG vậy.

      Kể từ Kinh Điển được khai xuất th́ hậu phước đáo sanh vào cơi Ta-Bà như trời mưa rưới nước Cam-Lồ Tịnh-Thủy, cứu cánh họa diệt cho đại thế chúng, được dùng Kinh Điển nầy làm phương châm mà tu cầu thoát khỏi đại họa.

      Trong ngày Đại Lễ, v́ cuộc Đại Lễ Cầu An cho toàn cơi thế giới, tức khai dương Đạo-pháp hoằng hóa Cơ Tận Độ Ngũ Châu, phát hành Kinh DIỆU-MINH BẢO-PHÁP, tức bố thí cái pháp môn vô lượng vào đại thế chúng, mở mang Cơ Tận Độ để cho toàn tất chư thiện-nam tín-nữ đọc xem tự giác, tự ngộ và tự độ lấy hồn xác chính ḿnh th́ mới mong cứu cánh kịp với thời kỳ tận diệt mạt hậu phân tranh hầu rấp nhập.

      Ngày Đại Lễ có tánh cách nêu gương, trực tiếp nhắc nhở cho toàn tất các tổ chức tôn giáo do người Việt-Nam Quốc-Đạo thức tâm, thức trí cứ do vấn lẻ đó mà truyền bá lẫn nhau tu cầu lập nguyện sám hối ăn năn, chí tâm quy mạng đảo cầu tinh tấn giải họa chung cho thế giới trong tương lai đă kề gần vậy.

      (- Kính bạch Phật! Kể từ sau ngày thiết lập Đại Lễ Cầu An th́ tất cả các chùa am, thánh-thất mỗi ngày cần thọ tŕ Sám Hối Cầu An và Cứu Khổ Chơn Kinh đồng đều được một bận th́ nhờ phước chung mà khỏi họa lớn?)

      - Phải đó, phải đó, không những chùa am, mà tại tư gia của thiện-nam tín-nữ đă có tâm mộ th́ vọng hương án mà thọ tŕ càng tốt, được vậy mới gọi là tu cầu thành tâm, phước lai, họa viễn. Các thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân có tâm thành cầu mộ tŕ tụng thường hoài th́ được hạ sanh Quư-Tử. Tụng niệm phải thành tâm, ḷng tưởng việc lành, ăn chay bố thí, in Kinh tha độ th́ hậu phước vững bền không sai.

      Vậy nay Chơn-Kinh sắp hoàn thiện, Hiền-Nữ cần bạch điều chi chăng? Ta sẽ hoan hỷ giảng độ v́ sắp tới giờ hoàn bế.

      (- Kính bạch Phật! Con không biết bảo tựa Kinh phải thành lập tŕnh bày như thế nào, mười hai chữ đề ngay một hàng hay phân chia thành ba hàng?)

      - Bảo tựa không phải mười hai chữ ngay một hàng, bốn chữ “THƯỢNG-NGUƠN THÁNH-ĐỨC” phải đề ở trên đầu trang bằng chữ in hoa nhỏ riêng ở mỗi trang Kinh đều chi hết thảy. Hiền-Nữ đă hiểu?

      (- Bạch hiểu.)

      - B́a Kinh chỉ đề tựa có bốn chữ lớn tức “BẢO-PHÁP CHƠN-KINH” đó là tựa chánh phải đề tắt.

      Vào tới bài Khai Kinh mới nêu ở trên đủ tám chữ là:

DIỆU-MINH BẢO-PHÁP DI-LẶC CHƠN-KINH

và khi khởi đầu các đệ th́ đều phải nêu như vậy cả, và khi dứt các đệ th́ câu niệm: Nam Mô Long Hoa Hội-Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.

      V́ thời gian quá hạn hẹp, Thiện-Nữ phải cần nghỉ ngơi dưỡng thần để có phận hành vào ngày Lễ tới. Thuyết giáo tới đây cũng đă được viên măn bộ Kinh, dầu không được phong túc v́ sự khó khăn thiếu chỗ thanh tịnh, nhưng Ta cũng niệm niệm khi Kinh Pháp chào đời được ḥa dung chí thiện.

Kẻ Linh-Căn ưa cầu mộ,

Người thiện-đức gắng học noi,

Hữu duyên khả truy tầm vào Chánh-pháp,

Hiền đức mau tha độ chúng nơi biển khổ trần,

Căn trí giác cứ lần lần tu tiến bước,

Người mộ Đạo hăy tŕ trai ǵn hậu phước,

Diệt tham sân là trước hết hỡi tăng đồ,

Cơi thế trần muốn sạch bợn giảm mưu mô,

Giới sát cùng tŕ trai đặng ắt là thong thả,

Kẻ hiếu đạo th́ cầu mong chứng quả,

Niệm niệm cầu tứ chúng sớm tỉnh mê,

Tu sao cho Đạo quả chứng Bồ-Đề,

Ĺa ĺa dứt cái tâm chung bản ngă,

Dứt mê đồ th́ đạo quả tự phát sanh,

Bỏ dữ rồi tự thấy có tánh lành,

Lọc trược bẩn th́ cao thanh liền ở đó.

Muốn học Đạo ngàn muôn Kinh đều sẵn có,

Niệm Phật cầu th́ tâm nọ phải ngay lành,

Chớ cượng ḷng nghi ngại ư chẳng thành,

Tâm trung chẳng biến sanh,

Th́ tánh Phật đại lành sẽ độ tiêu nghiệp chướng.

Thường niệm Phật ḷng năng mộ tưởng,

Phật nguyện rằng sẽ tận độ cơi chúng-sanh,

Nghe Kinh mau cải dữ hối về lành,

Phát Đại-Nguyện sẽ tu hành tṛn đắt Đạo.

 

      - Nam-mô A-Di-Đà Phật.

      - Nam-mô Long-Hoa Hội-Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.

      - Nam-mô Huyền-Khung-Cao Thượng-Đế Ngọc-Hoàng Đại-Thiên-Tôn.

Thăng…

 

HẾT

      Nam Mô Long Hoa Hội Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh