Hướng về ngày Khai minh Đại đạo

Từ Khai tịch đến Khai minh

Huệ Khải

I. Ban sơ chỉ nói Khai Đạo, chưa nói Khai tịch Đạo và Khai minh Đại đạo

Ngày nay phần đông tín đồ Cao Đài đều quen gọi ngày 23 tháng 8 âm lịch hàng năm là ngày Khai tịch Đạo. Cũng thế, hầu hết đều gọi ngày Rằm tháng 10 âm lịch là ngày Khai minh Đại đạo.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài 44 năm từ 1926 đến tháng 9-1970, chưa từng có hai tên gọi ngày Khai tịch Đạo và ngày Khai minh Đại đạo. Phải đợi đến ngày thứ Ba 22-9-1970, trong một đàn cơ tại thánh thất Nam Thành (quận 1, Sài G̣n) hai vị tiền bối khai Đạo là Đoàn Văn Bản (1876-1941) và Phạm Công Tắc (1890-1959) mới chính thức dùng hai tên gọi này.

Thật vậy, trước đàn cơ ấy, trong thánh giáo và sách sử Cao Đài chỉ nói là ngày Khai Đạo. Vài dẫn chứng như sau:

1. Thánh ngôn hiệp tuyển, Bổn thứ Nhứt (Sài G̣n: nhà in Tam Thanh, năm Đinh Măo, 1928), trang 39, cho biết ngày thứ Tư 22-9-1926 (15-8 Bính Dần)1 , Đức Chí tôn giáng đàn dạy hai vị tiền bối Thượng đầu sư Lê Văn Trung (Thượng Trung Nhựt, 1876-1934) và Ngọc đầu sư Lê Văn Lịch (Ngọc Lịch Nguyệt, 1890-1947) như sau:

“Trung, Lịch! Hai con phải hội chư thánh2 mà xin khai Đạo.”

2. Kết thúc Phổ cáo chúng sanh (Sài G̣n: imp. De l’Union, 15-10-1926), trang 14 có đoạn: “Ngày 7 Septembre [lẽ ra Octobre] 1926, nhằm mồng một tháng Chín năm Bính Dần, có môn đệ Thiên phong của Đức Cao Đài là cựu Hội đồng Thượng nghị viện Lê Văn Trung tự Thiên ân là Thượng Trung Nhựt vưng lịnh thánh ngôn đến khai Đạo nơi Chánh phủ. Trong tờ khai Đạo ấy có kư tên 247 chư môn đệ, phần nhiều đều là chức sắc viên quan, và có nữ phái nhiều người danh dự.”

2. Tại thánh thất Nam Thành, ngày thứ Hai 25-9-1967 (22-8 Đinh Mùi), trong một đàn do bộ phận Hiệp thiên đài Cơ quan Phổ thông Giáo lư phụ trách, Đức tiền bối Trương Tiếp pháp dạy như sau:

“Tiên huynh Tiếp pháp Trương Văn Tràng xin chào mừng đoàn hướng đạo, chào mừng chư hiền huynh tỷ đệ muội. Tiên huynh xin mời toàn thể đàn trung đồng an tọa.

Nhân dịp lễ kỷ niệm ngày Khai Đạo nơi Nam Thành thánh thất, chúng Tiên huynh trần tấu3 xin Giáo tông Đại đạo được phép lâm đàn giáng cơ để cùng nhau ôn lại những nỗi vui buồn cùng những kinh nghiệm quư giá trong đời hành đạo.”

Cuối đàn hôm ấy, Đức Kim Quang Đồng tử cũng nhắc tới ba chữ ngày Khai Đạo như sau:

“Tiểu thánh chuyển lời Giáo tông Đại đạo ban ơn lành cho toàn thể đạo tâm đại diện các nơi hội ngộ dự lễ kỷ niệm ngày Khai Đạo năm thứ 43.”

4. Khoảng năm 1968, Ṭa thánh Tây Ninh xuất bản Đạo sử, quyển II (ronéo, không ghi năm, đánh số trang không chặt chẽ) của bậc tiền khai đại công là bà Chánh phối sư Hương Hiếu. Ngay đầu sách, tiếp theo “Lời tựa” là bài “Khai Đạo nơi Chánh phủ”, bà Chánh phối sư Hương Hiếu viết: “Ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần (29-9-1926) ông cựu Thượng nghị viện Lê Văn Trung vâng thánh ư hiệp với chư đạo hữu hết thảy là 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường4, đứng tên vào tịch Đạo để khai Đạo với Chánh phủ.”

Như vậy, kể từ buổi đầu của đạo Cao Đài, các vị tiền bối đă noi theo lời dạy của Đức Chí Tôn mà gọi ngày 23 tháng 8 là ngày Khai Đạo. Cách gọi này có trong thánh giáo, và xuất hiện cho đến tháng 9-1970.

Khai Đạo là ǵ?

Khai 開 nghĩa là mở ra, khởi đầu, tức là thành lập (to establish, to found). Khai đạo 開道 là thành lập một tôn giáo (to found a religion). Trong ngữ cảnh Cao Đài th́ khai Đạo là thành lập tôn giáo Cao Đài (to found Caodaism), và ngày Khai Đạo là ngày thành lập Cao Đài giáo (Caodai Foundation Day).

II. Xác định thời điểm lịch sử hai tên gọi: ngày Khai tịch Đạo và ngày Khai minh Đại đạo

Cuối quyển Kinh Thiên đạo và thế đạo do Ṭa thánh Tây Ninh xuất bản, trước phần Mục lục có in “Ngày lễ và vía các Đấng”, liệt kê 31 ngày tiểu lễ và đại lễ. Trong đó không có ngày 23 tháng 8 âm lịch.

Tuy nhiên, ngày Rằm tháng 10 được Hội thánh tổ chức đại lễ và gọi là “lễ hạ nguơn và kỷ niệm ngày Khai Đạo Đại đạo Tam kỳ Phổ độ”.5

Điều này cho thấy có sự “trùng lắp”, v́ 23 tháng 8 và Rằm tháng 10 đều gọi là “ngày Khai Đạo”. Nó dễ dàng khiến cho người ta ngộ nhận rằng Cao Đài giáo có hai ngày Khai Đạo khác nhau!

Đức Vô cực Từ tôn Diêu Tŕ Kim mẫu dạy: “Đạo không h́nh không tướng. Thế nên đừng ai lấy thúng mà úp cái Đạo, đừng ai lấy khuôn mà đổ cái Đạo. Phải hiểu Đạo là uyển chuyển, thiên biến vạn hóa, tùy cơ duyên mà phổ độ, tùy hoàn cảnh thực tại mà linh động, uyển chuyển tác dụng cho hợp thời đúng lúc, tùy tŕnh độ căn trí mà biện minh phân giải, thuyết lư độ đời. Điều nào hay th́ giữ ǵn mà phát triển, điều nào dở không thích hợp th́ phải trả về cho quá khứ, điều nào thiếu th́ sẽ thêm vô cho đủ, điều nào dư th́ hăy cắt xén bớt cho tṛn vẹn.” 6

Chính v́ thế đă có sự điều chỉnh vào ngày thứ Ba 22-9-1970.

Xác lập tên gọi ngày Khai tịch Đạo

Trong một đàn cơ do bộ phận Hiệp thiên đài Cơ quan Phổ thông Giáo lư phụ trách tại thánh thất Nam Thành, ngày thứ Ba 22-9-1970 (23-8 Canh Tuất), Đức tiền bối Đoàn Văn Bản dạy:

“Đoàn Văn Bản. Tệ huynh chào chư hiền hữu. Chào chư hiền đệ, hiền muội.

Vâng lịnh Đức Chí tôn, Tệ huynh cùng Hộ pháp đến hôm nay để chứng lễ Khai tịch Đạo 23 tháng 8 này.”

Tiếp theo đó, Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, Quyền Thượng tôn Quản thế Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, đă giáng đàn dạy:

“Chào chư hiền hữu. Chào chư đệ muội đàn tiền.

V́ muốn sáng tỏ Thiên cơ trên đường hành đạo, hôm nay Bần đạo vâng lịnh Đức Chí tôn và cũng thay mặt các Tiền bối quá văng đến để nói rơ ngày 23 tháng 8 và ngày Rằm tháng 10.”

Trong thánh giáo ngày ấy, Đức Hộ pháp đă sáu lần nhắc đi nhắc lại tên gọi ngày Khai tịch Đạo, cụ thể như sau:

1. “Ngày 23 tháng 8 là ngày Khai tịch Đạo trên b́nh diện pháp lư thế đạo.”

2. “Ngày Khai tịch Đạo là ngày gióng tiếng chuông cảnh giác để kêu gọi nhân sinh hăy chuẩn bị tâm linh trong mùa Thu, sẵn sàng trước mùa Đông tiến tới.”

3. “Ngày Khai tịch Đạo 23 tháng 8 là ngày Thiên cơ hé mở để ḥa hợp với tác động của thế nhân.”

4. “Cái giá trị vĩ đại nhất của ngày Khai tịch Đạo không phải là uy quyền cai trị của đạo pháp, mà trái lại, chính là sự giải thoát cường quyền, khai phóng mọi ràng buộc chèn ép của khuôn khổ ngăn cách, để khơi nguồn mạch sống tràn lan huyền diệu trên tâm linh của con người cũng như thế sự.”

5. “Điều mà Bần đạo muốn nói với toàn đạo hôm nay là sự sáng tỏ của ngày Khai tịch Đạo.”

6. “Đây Bần Đạo trở lại vấn đề ngày 23 tháng 8. Ngày này là ngày Khai tịch Đạo . . .”

Xác lập tên gọi ngày Khai minh Đại đạo và phân biệt Khai tịch với Khai minh

Cũng trong thánh giáo dạy tại thánh thất Nam Thành, ngày thứ Ba 22-9-1970 dẫn trên, Đức Phạm Hộ pháp gọi ngày Rằm tháng 10 là ngày Khai minh Đại đạo. Đức Hộ Pháp dạy:

“Đây Bần Đạo trở lại vấn đề ngày 23 tháng 8. Ngày này là ngày Khai tịch Đạo để mọi người, trong tâm thành chí thiện, ư thức kết hợp thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng 10 Khai minh Đại đạo trước nhân loài, trước quốc tế.”

Đoạn văn trên vừa phân biệt ngày Khai tịch với ngày Khai minh, vừa cho thấy mối tương quan giữa hai ngày này: Khai tịch là bước chuẩn bị cho Khai minh.

Tên gọi ngày Rằm tháng 10 là ngày Khai minh Đại đạo được dùng kể từ ngày 22-9-1970. Tuy nhiên, trước thời điểm ấy, riêng bốn chữ Khai minh Đại đạo đă sớm xuất hiện trong kinh sách Cao Đài. Chẳng hạn:

1. Từ năm 1929, Hội thánh Tây Ninh đọc kinh dâng trà như sau:

Mai xuân nguyệt cúc vị trà hương,

Kỉnh lễ thành tâm hiến bửu tương.

Ngưỡng vọng Từ bi gia tế phước,

Khai minh Đại đạo hộ thanh bường.

2. Ngày thứ Sáu 25-9-1959 (23-8 Kỷ Hợi), tại thánh thất Tân Định, Đức Quan Thánh Đế quân dạy:

Đấng cao cả là Thầy chủ tể,

Thấy đời tàn khó thể ngồi yên,

Thế nên giáng hạ trần miền,

Khai minh Đại đạo gieo truyền ḷng thương.

3. Ngày thứ Sáu 24-9-1965 (29-8 Ất Tỵ), tại Hườn Cung Đàn, Đức Vô cực Từ tôn Diêu Tŕ Kim mẫu dạy: “Ngày mới Khai minh Đại đạo, những tiên tri đă có, cơ tiền định đă được hé mở đôi phần, nhưng chúng sanh không lưu ư, v́ đương hưởng cảnh an cư, mấy ai nghĩ đến cơ cuộc sẽ diễn biến và diễn biến như ngày nay.”

4. Ngày thứ Ba 22-3-1966 (01-3 Bính Ngọ), tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài, Đức Ngô Minh Chiêu dạy:

Mở toang các cửa nơi trần,

Khai minh Đại đạo độ lần chúng sinh.

Lễ kỷ niệm ngày Khai minh Đại đạo đầu tiên (1973)

Như vậy, bốn chữ Khai minh Đại đạo đă có từ cuối thập niên 1920, được nhắc lại trong nhiều năm sau. Đến ngày 22-9-1970 Đức Phạm Hộ pháp dùng bốn chữ này để gọi tên ngày Rằm tháng 10. Rồi phải đợi đến tháng 11-1973 mới có Cơ quan Phổ thông Giáo lư là thánh sở đầu tiên kỷ niệm Rằm tháng 10 với tên gọi chính thức là ngày Khai minh Đại đạo.

Ngày thứ Sáu 09-11-1973 (15-10 Quư Sửu), tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư, Đức Giáo tông Đại đạo Thái Bạch Kim Tinh dạy:

“Hôm nay là ngày Khai minh Đại đạo. Điều mà chư đệ muội vui mừng hơn hết là kỷ niệm ngày Thượng đế khai Đạo tại Việt Nam, và cũng vui mừng ngày Cơ quan Phổ thông Giáo lư thiết lễ Khai minh Đại đạo đầu tiên. Đức Thượng đế sẽ giá lâm ban ơn cho chư hiền đệ hiền muội trong đàn này.”

III. Khai tịch và Khai minh nghĩa là ǵ?

1. Giải nghĩa ba chữ Khai tịch Đạo

Trên đây có nhắc bài “Khai Đạo nơi Chánh phủ” của bà Chánh phối sư Hương Hiếu in trong Đạo sử, quyển II. Tiền bối viết: “. . . ông cựu Thượng nghị viện Lê Văn Trung vâng thánh ư hiệp với chư đạo hữu hết thảy là 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường, đứng tên vào tịch Đạo . . .”

Tịch Đạo trong câu văn trên nghĩa là Đạo tịch 道籍 (sổ sách ghi tên tuổi đạo hữu). Chữ tịch 籍 này nghĩa là sổ sách ghi tên tuổi, lư lịch (record; register), nó cùng nghĩa chữ tịch trong hộ tịch 戶籍 (sổ sách của chánh phủ ghi chép lư lịch người dân). Chữ Hán viết tịch với bộ trúc v́ người xưa thường ghi chép trên các thẻ tre (trúc giản 竹簡).

Chữ tịch Đạo trong câu văn trên của bà Hương Hiếu không phải là chữ tịch Đạo trong tên gọi ngày Khai tịch Đạo.

Khi nói Khai tịch Đạo, hai chữ Khai tịch này gợi nhớ tới bốn chữ khai thiên tịch địa 開天闢地 nghĩa là tạo lập vũ trụ (the creation). Ở đây, khai 開 và tịch 闢 (cũng viết 辟) đồng nghĩa là mở ra, tạo lập (to open up, to found, to establish, to create).

Từ điển Từ bá 词霸 (của Đại học Bắc Kinh, chữ Hán giản thể) giảng khai tịch 开辟 là “khai phát kiến thiết 开发建设”, nghĩa là mở mang, xây dựng.

Vậy, ngày Khai tịch Đạo tức là ngày thành lập tôn giáo Cao Đài (Caodai Foundation Day) bằng cách đăng kư với chánh quyền theo đúng thủ tục pháp lư quy định để có tư cách pháp nhân (legal entity) cho nền tôn giáo.

Thế nên sự kiện Khai tịch Đạo được Đức Phạm Hộ pháp diễn tả là: “Quyền pháp lần đầu tiên đă khai sanh vi diệu dưới ngọn đèn pháp nhân của cuộc đời…” 7

2. Giải nghĩa bốn chữ Khai minh Đại đạo

Khai minh 開明 (to enlighten) là làm cho sáng tỏ, giúp mọi người hiểu biết, không c̣n u tối, dốt nát (vô minh).

Khai minh Đại đạo 開明大道 là làm cho mọi người đều biết tới tôn giáo Cao Đài, tức là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (nói tắt là Đại đạo).

3. Tương quan giữa ngày Khai tịch Đạo và ngày Khai minh Đại đạo

Để tránh ngộ nhận đạo Cao Đài có hai ngày Khai Đạo nên ngày 22-9-1970 Ơn Trên đă chính thức gọi ngày 23 tháng 8 Bính Dần mà Đầu sư Thượng Trung Nhựt nộp hồ sơ đăng kư tư cách pháp nhân cho tôn giáo Cao Đài tại Sài G̣n là ngày Khai tịch Đạo.

Ngày Khai tịch là bước chuẩn bị cho ngày Khai minh Đại đạo để tất cả các chức sắc và tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài chính thức nhận nhiệm vụ hay sứ mạng và long trọng ra mắt trước quốc dân đồng bào. Báo chí Việt, Pháp thời ấy khi đưa tin về cuộc lễ Khai minh đă góp phần mang danh xưng Cao Đài vượt ra ngoài phạm vi quốc nội và truyền sang quốc tế. Do đó, Đức Hộ pháp dạy:

“Đây Bần đạo trở lại vấn đề ngày 23 tháng 8. Ngày này là ngày Khai tịch Đạo để mọi người, trong tâm thành chí thiện, ư thức kết hợp thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng 10 Khai minh Đại đạo trước nhân loài, trước quốc tế.” 8

Ngày Khai minh Đại đạo tại chùa Thiền Lâm (G̣ Kén, làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh) đă trở thành một đại lễ kéo dài ba tháng để trương cao cờ Tam thanh và thánh bảng Cao Đài.

Về phương diện thế sự, mỗi một tổ chức bất kỳ sau khi thành lập (foundation) đều có một nghi thức ra mắt để giới thiệu những vị chức trách (inauguration). Tôn giáo Cao Đài cũng vậy. Đó cũng là tương quan, ư nghĩa rạch ṛi của ngày Khai tịch Đạo (Caodai Foundation Day) và ngày Khai minh Đại đạo (Caodai Inauguration Day).

HUỆ KHẢI

10-11-2007

________________________

Chú thích:

1 Theo Nha Khí tượng Việt Nam, Lịch thế kỷ XX (Hà Nội: NXB Phổ Thông, 1976) ngày 15-8 Bính Dần là thứ Ba 21-9-1926.

2 Chư thánh 諸聖: Các môn đồ buổi đầu tiên của đạo Cao Đài.

3 Trần tấu 陳奏: Bày tỏ cùng bề trên.

4 Nguyễn Văn Tường (1887-1939) cũng gọi Vơ Văn Tường (theo họ Vơ của mẹ), quả vị Ngộ Giác Kim tiên.

5 Bản in 1990, trang 110.

6 Thánh thất Nam Thành, 05-8-1971 (15-6 Tân Hợi).

7 Thánh thất Nam Thành, 22-9-1970 (23-8 Canh Tuất).

8 Thánh thất Nam Thành, 22-9-1970 (23-8 Canh Tuất).

 

Chú thích về font chữ Hán Arial Unicode MS trong bài này