Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

THƯỢNG ĐẾ VÔ NGĂ và THƯỢNG ĐẾ HỮU NGĂ

Bài nói chuyện thay mặt cho Ban Nghiên cứu Lăo giáo

16:00 thứ Bảy 08-12-1979 tại Hội đồng Nghiên cứu Giáo lư Đại đạo

(Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao Đài giáo Việt Nam)

LÊ ANH DŨNG

I.

Có thể nói đây là một đề tài quan trọng kể từ khi con người bắt đầu triết lư. Trong chương tŕnh triết học, người ta thường có khuynh hướng xếp đề tài Thượng đế vào những chương sách cuối cùng, sau hai đề tài con ngườivũ trụ. Trật tự ấy dù sao cũng hợp lư, v́ vấn đề Thượng đế cần được khởi sự t́m hiểu trên cơ sở kinh nghiệm và tri thức của con người nhận thức chính ḿnh và nhận thức vũ trụ. V́ thế, sự tư duy về Thượng đế cuối cùng cũng phải quy hướng trở lại con người, bởi đó là một nhu cầu xuất phát từ con người, do con người, và cho con người.

1. HAI CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN THƯỢNG ĐẾ

Con người đă có ít nhất hai con đường đưa đến Thượng đế: một, là con đường tôn giáo; hai, là con đường triết lư.

Con đường tôn giáo đă đưa rất nhiều người hướng về Thượng đế. Với một tín ngưỡng tôn giáo, phần đông con người tôn giáo bước chân vào con đường ấy với thái độ tự nhiên, không thắc mắc, chẳng hoài nghi.

Con đường triết lư hầu như chỉ dành riêng cho một số người đặc biệt. Con đường này thực sự đă đón bước chân nhiều lữ khách. Có điều dĩ nhiên là phần nào ít hơn so với con đường thứ nhất. Con đường thứ hai vốn thích hợp cho con người triết lư. Họ thường phải được đào tạo theo một chiều hướng để có một phương pháp tư duy nhất định, và phải có tinh thần triết lư. Những người dấn bước trên con đường này đều luôn luôn mang theo nhiều dấu chấm hỏi. Con đường triết lư là con đường truy vấn. Những ai đi t́m Thượng đế trên con đường triết lư luôn luôn thắc mắc, tự vấn và tự trả lời để rồi một số th́ xác tín, một số vẫn hoài nghi. Và sẽ ngộ nhận xiết bao nếu đánh giá con đường nào vinh dự và cao quư hơn con đường nào. Cũng sẽ ngộ nhận vô cùng nếu quan niệm con người tôn giáo thấp hơn con người triết lư, hoặc ngược lại.

Có người đồng thời đă đi cả hai con đường ấy. Kết quả, có người đă hướng về Thượng đế trong một niềm tin tôn giáo nhưng lại mang màu sắc tư duy triết lư; có người th́ dấn thân vào cuộc lữ trong một thái độ hoài nghi triết lư nhưng ít nhiều lại được sự hướng dẫn của ánh sáng tôn giáo.

Thượng đế hay Thiên chúa là một phạm trù chung cho cả tôn giáo và triết lư. Tuy nhiên, cũng có triết gia không đặt thành vấn đề Thượng đế hay Thiên chúa; đối với họ, chỉ có vấn đề hiện hữu của một tuyệt đối. Thực ra, sự khác nhau ở đây chỉ là danh từ. Dù triết gia có muốn nói ǵ th́ nói, nhưng những phạm trù như siêu việt, tuyệt đối, vô cùng, tự hữu... cũng chính là Thiên chúa, là Thượng đế. Tuy nhiên, do danh từ khác biệt như thế, rơ ràng đă có triết gia không hề quan niệm rằng có một đấng Thượng đế hiện hữu.

Đề tài này là Thượng đế vô ngă và Thượng đế hữu ngă. Khi nêu đề tài như vậy mặc nhiên đă ngụ ư thừa nhận Thượng đế hiện hữu; nơi đây không cần phải đặt ra và t́m kiếm mệt mỏi, hụt hơi trong sự truy cầu chứng lư. Nói cách khác, công việc giờ đây hoàn toàn không phải nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi có Thượng đế? hay không có Thượng đế? Có thể xác quyết ở đây trước tiên một thái độ tín ngưỡng tôn giáo về vấn đề hiện hữu của Thượng đế. Ngoài ra, c̣n có một định ngữ (modifier) đi sau Thượng đế; đó là hữu ngă (personal), hay là vô ngă (impersonal). Vậy th́ vấn đề chính thức đă đặt ra là con người nghĩ thế nào? quan niệm ra sao? và h́nh dung ǵ về đấng Thượng đế?

Cách đặt câu hỏi như vậy hoàn toàn mang tính cách triết lư. Một con người tôn giáo, như đă nói, hoàn toàn thong dong trong tương giao với Thượng đế. Tôi biết là Ngài có, tôi tin Ngài – thế là đủ rồi! Mọi cuộc thảo luận đều chấm dứt từ căn bản. Nhưng là một con người triết lư, mặc dù có thể là tôi đă chấp nhận sự hiện hữu của Thượng đế rồi, tuy nhiên tôi c̣n muốn biết xem Ngài như thế nào đây, Ngài ra sao đây.

Nói cách khác, đề tài này là một sự ḥa điệu giữa tôn giáo và triết lư. Triết lư là một nỗ lực trí tuệ đáng ca ngợi của con người trong cuộc hành tŕnh t́m cầu chân lư. Nhưng muốn đạt được chân lư tối thượng th́ con người phải thành thật; nghĩa là phải trung thực, và thành khẩn với chính ḿnh, ngơ hầu nhận chân được ánh sáng nội tâm ban phát. Ánh sáng ấy có thể gọi là một sự mạc khải (revelation). Thế cho nên, triết lư và tôn giáo cần phải vừa song hành lại vừa hỗ tương. Chiều hướng ấy chính là một sự thống nhất hoà điệu tức là “a unity orchestrated” như Đại hội Triết học Thế giới (1949) đă từng đề xướng và cổ xúy cho công cuộc tư duy ở thời đại ngày nay.

Mấy nhận định vừa qua chính là cơ sở để t́m hiểu đấng Thượng đế của đạo Lăo, cả về mặt giáo lư lẫn về mặt triết lư.

Xét theo khía cạnh danh từ, thực sự đạo Lăo không hề có lần nào dùng thuật ngữ Thượng đế vô ngă hay Thượng đế hữu ngă. Rơ ràng đây là sự vay mượn danh từ của các suối nguồn tư tưởng ngoại lai. Cho nên, để có thể nghiên cứu đề tài cho thích đáng, trước hết hăy giải quyết cho xong vấn đề danh từ: Hữu ngă là ǵ? và vô ngă là ǵ?

2. HỮU NGĂ LÀ G̀?

Về hai chữ hữu ngă, nói chung, trong văn hóa các nước, dân gian bao giờ cũng có khuynh hướng coi Trời là một kiểu mẫu như ḿnh. Thực vậy, ngay từ thời xa xưa, dân gian Trung Quốc vốn từng coi Trời, mà họ gọi là Thiên, chính là một đấng có ngôi vị, có cung điện lầu các, có ư chí, có tri thức, có t́nh cảm, v.v… y như con người ở cơi trần gian cát bụi phủ vây. Chẳng hạn, một vài câu tiêu biểu của kinh Thi cho thấy:

- Khi th́ Ngài cũng giận dữ: “Kính Thiên chi nộ, vô cảm hư dự.” (Hăy cung kính trước cơn giận của Trời, chớ có đùa cợt.)

- Khi th́ Ngài xem xét các công việc hồng trần: “Thiên giám tại hạ.” (Trời xem xét hạ giới.)

Sang qua lănh vực văn hoá dân tộc, cũng dễ dàng t́m thấy nhiều chỗ tương tự. Chẳng hạn:

- Khi th́ Ngài được coi như một đứa trẻ con ưa bày tṛ chơi lắt léo, để tạo nên những nghịch cảnh bất ngờ cho người thế:              

Trẻ tạo hoá đành hanh quá đáng,

Chết đuối người trên cạn mà chơi.

(Cung oán ngâm khúc)

- Khi th́ Ngài được coi như một vị cũng biết ghen ghét, đố kỵ thường t́nh:

Lạ ǵ bỉ sắc tư phong,

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

(Kiều)

- Khi th́ Ngài thích can thiệp vào chuyện đời của thiên hạ:                       

Xanh kia thăm thẳm từng trên,

V́ ai gây dựng cho nên nỗi này?

(Chinh Phụ ngâm khúc)

- Và v́ thích can thiệp vào đời người như vậy, cho nên cả cái chuyện yêu đương ở trần gian cũng có Ngài nhúng tay:

Bốn mùa bông cúc nở xây,

Để coi Trời khiến duyên này về ai.

(Ca dao)

- Khi th́ Ngài khoan dung, đại lượng và rất nhàn rỗi, lại có tính hóm hỉnh; cho nên Ngài cũng có thể cùng dự vào cuộc tiêu sầu cắc cớ của kẻ trần gian:

Ngồi buồn đốt một đống rơm,

Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào.

Khói lên tới tận Thiên tào,

Ngọc Hoàng phán hỏi: Đứa nào đốt rơm?

(Ca dao)

- Và Ngài cũng có cung điện, ngai vàng bệ ngọc, đầy quyền uy, nhưng cũng từ bi lân mẫn:

Hiu hiu gió thổi sườn non,

Ai mà uống rượu là con Ngọc Hoàng.

Ngọc Hoàng ngồi tựa ngai vàng,

Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi.

(Ca dao)

Những h́nh ảnh, những tính cách được con người khoác lên cho Thượng đế như thế đă nói rơ rằng ngay từ xưa, con người đă có quan niệm coi Trời và người là đồng loại, đồng dạng, và đồng tính... Đấy chính là tín ngưỡng thiên nhân đồng h́nh (anthropomorphism). Vị Thượng đế trong tín ngưỡng này là Thượng đế ngôi vị, Thượng đế có bản vị, Thượng đế có nhân cách, hay cũng gọi là Thượng đế hữu ngă (personal God).

3. VÔ NGĂ LÀ G̀?

Trái ngược với quan niệm hữu ngă trên đây, người ta c̣n coi Thượng đế là một tuyệt đối thể không sao diễn tả được, v́ hễ diễn tả th́ đương nhiên phải giới hạn ư nghĩa trong phạm vi danh từ, như thế không sao nói đúng được tuyệt đối thể. Vị Thượng đế theo cung cách này được gọi là Thượng đế không ngôi vị, Thượng đế vô bản vị, Thượng đế phi nhân cách, hay Thượng đế vô ngă (impersonal God).

Ở đây có thể tạm nêu lên vài thí dụ tiêu biểu. Chẳng hạn, trong triết học Hy Lạp, với Hecralitus (thế kỷ thứ 6 tcn) đó là logos; với Plato (427?-347? trước công nguyên) đó là thiện thể (the good); với Aristotle (384-322 tcn) đó là nguyên nhân thứ nhất (the primary cause). Sau này, với Descartes (1596-1650), đó là suy tư (cogito); với Kant (1724-1804), đó là ideal mà con người không thể trực giác được, nghĩa là người ta không thể biết Thượng đế nhưng có thể suy tư về Ngài.

Giờ đây, chấp nhận vay mượn danh từ như thế, hăy thử xét một cách tổng quát xem đạo Lăo có nói ǵ về vấn đề vô ngă, hữu ngă hay không.

II.

1. BA QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ CỦA ĐẠO LĂO

Khảo sát thư tịch đạo Lăo, qua một số sách nổi danh như Tính mệnh khuê chỉ, Huỳnh đ́nh nội cảnh... các học giả đều thấy có rất nhiều danh từ đă dùng để đặt tên cho tuyệt đối thể. Dựa trên sự lập danh này, có thể phân ra làm ba loại quan niệm về Thượng đế của đạo Lăo.

Khi quan niệm Thượng đế là hữu ngă th́ tuyệt đối thể được gọi là Lăo quân, Thái Thượng Lăo quân, Nguyên Thủy Thiên tôn, Thái Thủy Thiên tôn, Linh Bảo Thiên tôn, Ngọc Hoàng Thượng đế...

Khi quan niệm Thượng đế là vô ngă, th́ tuyệt đối thể được gọi là: nguyên thủy tổ khí, vạn tượng chủ tể, tạo hoá chi nguyên, tiên thiên chủ nhân, huyền tẫn chi môn, thiên địa linh căn, tiên thiên nhất khí...

Ngoài ra do quan niệm thái cực là trung gian môi giới giữa vô cực và vạn hữu; nghĩa là thái cực vừa là vô cực vừa là vạn hữu, dung thông cả vô lẫn hữu, cho nên đạo Lăo đă quan niệm Thượng đế là vô ngă và đồng thời cũng là hữu ngă. Chẳng hạn, khi tuyệt đối thể được gọi là Tiên thiên nhất khí Thái Thượng Lăo quân, hoặc gọi tắt là Lăo quân nhất khí th́ rơ ràng đấy là Thượng đế vô ngă và hữu ngă tương dung.

Ghi chú: Trong Cao Đài cũng vậy, khi cúng Tứ thời, tụng đến câu Đại la Thiên đế, Thái cực Thánh hoàng, th́ người Cao Đài đă mặc nhiên thừa nhận quan niệm Thượng đế vừa hữu ngă (Thiên đế, Thánh hoàng) vừa vô ngă (Đại la, Thái cực). Quả  thực, chính hồng danh Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát cùng lúc đă gồm cả vừa Thượng đế vô ngă (Cao Đài) vừa hữu ngă (Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát). Ngoài ra, tương tự như thế, ngôi âm Diêu Tŕ Kim mẫu Vô cực Từ tôn cũng phản ánh quan niệm vô ngă hữu ngă tương dung (impersonal and personal simultaneously), trong đó vô ngă  Diêu Tŕ, Vô cựchữu ngăKim mẫu, Từ tôn.

Dĩ nhiên quan niệm tương dung vô ngă và hữu ngă chỉ là một sự quá độ, một bước chuyển tiếp giữa hai phạm vi đối lập hữu-vô và có lẽ hăy tạm gát qua vấn đề tương dung này để chỉ xét đến vô ngă và hữu ngă mà thôi.

2. ĐẠO GIA VÀ ĐẠO SĨ - LĂO HỌC VÀ LĂO GIÁO

Xét về mặt lịch sử, đạo Lăo đă có một quá tŕnh phát triển lâu dài và phức tạp. Có lúc th́ khuynh hướng thiên về vô ngă; có lúc th́ lại mang đậm màu hữu ngă; và có lúc lại pha lẫn hữu, vô với nhau. Do những chuyển biến khác nhau như thế, cho nên khi nói đến đạo Lăo, thường thường các học giả hiện đại đều chú ư đến ư nghĩa phân biệt của hai cặp thuật ngữ là Đạo học / Lăo họcĐạo giáo / Lăo giáo. Vậy, sự khác biệt về mặt danh từ ra sao?

Khi nói Đạo học (Lăo học), tức là muốn đề cập đến phần triết học của đạo Lăo (philosophical Taoism). Những người nào theo khuynh hướng coi Lăo tử là một triết gia hay một nhà huyền học (a mystic) và coi đạo Lăo là một triết học th́ họ được gọi là đạo gia (philosophical Taoists).

Khi nào nói Đạo giáo (Lăo giáo), tức là muốn đề cập đến phần tôn giáo; ngụ ư rằng Đạo giáo là tôn giáo đạo Lăo (religious Taoism). Bấy giờ, những người tôn Lăo tử là một giáo chủ, coi đạo Lăo là một tôn giáo th́ họ được gọi là đạo sĩ (Taoist priests).

Cũng có thể diễn đạt một cách khác hơn như sau: Đạo gia là những người có quan niệm về một đấng Thượng đế vô ngă; đạo sĩ là những người có quan niệm về một đấng Thượng đế hữu ngă.

Khái niệm cuối cùng này tạm đủ để có thể kết thúc phần tổng quan nơi đây. Trên cơ sở các khái niệm căn bản vừa qua, hăy thử đi sâu, lần lượt bàn về quan niệm vô ngă của các đạo gia, quan niệm hữu ngă của các đạo sĩ.

3. QUAN NIỆM VÔ NGĂ CỦA CÁC ĐẠO GIA

Có thể nói ngay rằng quan niệm vô ngă của các đạo gia chính là lư thuyết về vô cực thái cực. Về mặt thời gian, vô cực là tiên thiên, tức tuyệt đối thể hay siêu việt thể chưa hiển dương, chưa phát động; thái cực là thiên, tức là tuyệt đối thể bắt đầu hiển dương, khởi sự phát động; c̣n vạn hữu tức là hậu thiên, tức là sự hiển dương của tuyệt đối thể.

Chính v́ quan niệm thái cực là thiên, làm trung gian cho tiên thiên vô cực và hậu thiên vạn hữu vạn tượng cho nên các đạo gia vẫn mặc nhiên đồng hoá vô cực với thái cực, coi hai là một, và cả hai cũng được dùng để nói về một thực thể siêu việt, tuyệt đối – tức là Thượng đế, một Thượng đế vô ngă. V́ vậy, các đơn thơ, đạo kinh vẫn thường dùng lẫn lộn hai thuật ngữ này.

Khi nói vô cực, các đạo gia đồng thời c̣n sử dụng một loạt các thuật ngữ na ná để gián tiếp trợ nghĩa, bổ ư cho hai chữ vô cực – đó là vô, vô danh, vô vi, hư vô, hư...

Mặc dù nói vô cực là chưa hiển dương, và gọi là vô, là hư, nhưng rơ ràng các đạo gia không bao giờ coi đó là một hư ảo không có thực. Trái lại, đó chính là một thực tại siêu việt, v́ vậy nên mới sinh hoá, mới chính là Thượng đế. Chẳng hạn, chương 2 Đạo đức kinh viết: “Vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô.” (Vạn vật sinh từ hữu, mà hữu sinh từ vô.) Cũng thế, giảng nghĩa hai chữ vô vi. Xướng Đạo chơn ngôn viết: “Vô vi nhị tự, Thiên chi thể, Đạo chi nguyên dă.” (Hai chữ vô vi là bản thể của Trời, là gốc tích của Đạo vậy.)

(Ghi chú: Trong bài này khi dẫn lại kinh văn chữ Hán, người viết đă tham khảo nhiều công tŕnh khảo luận Lăo học của Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ.)

Thế rồi, khi đồng hóa thái cực với vô cực, các đạo gia cũng sẽ nói, bàn về thái cực y như vậy. Cho nên, muốn t́m bản căn vũ trụ, theo đạo gia cũng có nghĩa là muốn t́m thái cực, v́ thái cực là bản căn vũ trụ. Đại đỗng chơn kinh viết: “Căn bản do lai thái cực tầm.” (Muốn t́m căn bản phải t́m nơi thái cực.)

Khi nói thái cực là vô cực và là căn nguyên sinh xuất muôn loài, các đạo gia cũng không quên nhấn mạnh rằng dù cho có sự hiển dương đó từ trong vô lượng kiếp, nhưng thái cực trước sau vẫn là thái cực, không hề suy suyển, hao hớt một tí ǵ. Xướng Đạo chơn ngôn viết: “Vũ trụ gian, vạn vật mạc bất ṭng thái cực sinh hỹ; thiên địa phán, thái cực vị thường phán dă.” (Trong cơi vũ trụ, vạn vật nào mà không do chỗ thái cực sinh ra; tuy phân chia trời đất rồi nhưng thái cực trước sau vẫn chưa từng phân chia vậy.) Quan niệm này tương tự như khi Phật giáo giảng về Như lai: Tới mà không thêm, đi mà không bớt, đó là Như lai.

Như thế, các đạo gia đă quan niệm về một đấng Thượng đế vô ngă như sau: Vũ trụ này được phóng phát từ một bản thể duy nhất, thuần túy. Lư nhất nguyên tuyệt đối này đă được gọi bằng nhiều tên khác nhau như tiên thiên nhứt khí, thái hoà nguyên khí, hạo nhiên chi khí, huyền tẫn chi môn, tổ khiếu, cốc thần, chân nhứt xứ, trung hoàng cung, mậu kỷ môn, phục mệnh quan, huyền quan khiếu, vô cực, thái cực, vô, vô danh, hư vô, hư, không, v.v…

Sở dĩ phải dùng quá nhiều danh từ như vậy chỉ v́ ngôn ngữ thế gian vốn bất lực, không đủ khả năng mô tả được huyền nhiệm của hữu thể siêu việt, tuyệt đối, tức là Thượng đế. Nếu có quyền gắng gượng coi sự huyền nhiệm của Ngài là một toàn khối đúc thành viên kim cương rực rỡ hào quang th́ chỉ v́ lư trí phàm gian đă bất lực, cho nên phải có nhiều danh, nhiều tên để cho mỗi một tên, một danh ấy sẽ cố gắng phản ánh một mặt cắt tinh vi của viên kim cương vĩ đại này; và gom lại nhiều danh, nhiều tên người ta hy vọng ít nhiều có thể suy biết được một số mặt khác của tổng thể viên kim cương.

Và có lẽ, trong số các danh từ muôn h́nh muôn vẻ như thế, quen thuộc nhất đối với quần chúng chính là Đạo. Riêng về chữ Đạo của Lăo giáo cũng đă gợi ư rất nhiều suy niệm về Thượng đế vô ngă. Thực vậy, lần lượt khảo sát, sẽ thấy các đạo gia đă quan niệm ra sao về vấn đề này.

Xướng Đạo chơn ngôn viết: “Đơn giả, thiên địa chi bản dă. Hà dĩ vi thiên địa vạn vật chi bản? Đơn giả, Đạo dă, hư vô chi thể dă. Hư vô bất khả lập danh, cố thánh nhân dĩ Đạo danh chi.” (Đơn là nguồn gốc, là bản thể của trời đất. Sao lại gọi là gốc của đất trời vạn vật? Bởi lẽ Đơn chính là Đạo vậy, là bản thể của hư vô vậy. V́ rằng hư vô th́ không thể đặt tên cho nên thánh nhân đă gọi là Đạo.)

Câu “Hư vô bất khả lập danh, cố thánh nhân dĩ Đạo danh chi.” cũng chính là chỗ mà Lăo tử đă tán thán nơi chương 25 Đạo đức kinh như sau: “Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo.” (Ta chẳng biết tên cái ấy, gọi đó là Đạo.)

Các đạo gia c̣n quan niệm Đạo là cái ǵ ẩn khuất, cho nên chương 41 Đạo đức kinh chép: “Đạo ẩn, vô danh.”

Như thế, rơ ràng các đạo gia đă ngụ ư rằng Đạo là một huyền nhiệm siêu việt, tuyệt đối; cho nên không tên, không h́nh, không ảnh, không nắm bắt được, nghĩa là không định nghĩa được. Bởi v́ định nghĩa (definition) tức là đă xác định bằng hạn định (definite); nhưng thực ra lại không thể lấy hữu hạn làm thước đo vô cùng (indefinite). Chân lư này đă sớm được Lăo tử xiển dương ngay khi mở đầu pho Đạo đức kinh: “Đạo khả đạo phi thường Đạo.” Câu nói bất hủ này của đạo Lăo đă ám hợp hết sức với câu nói Spinoza: “Omnis determinatio est natio.” (Mọi sự khẳng định đều là phủ định.)

Cũng thú vị thay, khi một triết gia Hy Lạp sống ở thành phố Miletus là Anaximander (611-547 tcn) cũng đă có một quan niệm tương tự như các đạo gia đă luận về Đạo.

Chữ Đạo ở Lăo tử, cũng giông giống như chữ Apeiron mà Anaximandre đă dùng để giải thích bản thể của vũ trụ theo quan điểm vô ngă (xem Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học Tây phương. Tập 1. Sài G̣n: Trung tâm Học liệu xuất bản, 1974, tr. 42 –52).

Apeiron vừa có nghĩa là không bị hạn định (illimité) lại vừa có nghỉa là không xác định (infini). Apeiron được mô tả là cái ǵ sâu xa rất sâu xa, ẩn áo rất ẩn áo, đó chẳng phải là một thứ chất thể (substance) nào cả, và chính Apeiron là căn nguyên phát sinh vạn hữu. Tương tự, chương 1 Đạo đức kinh nói: “Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.”

Apeiron lại được Anaxímander diễn đạt là: Nguyên nhân thể chất và nguyên chất sơ bản của vạn vật là bất định (la cause matérielle et l’élément premier des choses était l’infini). Chương 1 Đạo đức kinh cũng viết: “Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.” Sự phủ định này cũng t́m thấy trong Cao Đài ngày nay: Cao Đài không phải là Cao Đài mới thật là Cao Đài.

Anaxímander cho rằng bản thể của vũ trụ luôn luôn trường cửu, luôn luôn trẻ trung măi măi và bản thể này lại bao bọc khắp hoàn vũ (Il dit qu’elle est éternelle et toujours jeune, et qu’elle environne tous les mondes). Chương 59 Đạo đức kinh cũng cho Đạo là “trường sanh cửu thị” (sống lâu không già); Chương 34 th́ viết: “Đại đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu.” (Đạo lớn tràn lan, có thể ở khắp nơi.)

Cuối cùng, tương tự như định luật phản phục: nhất tán vạn, vạn quy nhất, Anaxímander bảo rằng vạn vật sẽ trở về với bản thể của ḿnh v́ chúng đă xuất phát từ đó (Les choses retournent à ce dont elles sont sorties). Chương 16 Đạo đức kinh cũng nói thế: “Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù, vật vân vân, các phục quy kỳ căn.” (Vạn vật đều sinh ra, ta thấy chúng đều lại trở về chỗ xuất phát. Ôi, vạn vật trùng trùng, thảy đều trở về với gốc cội của chúng.)

·

Để tạm kết thúc phần tŕnh bày về lư nhất nguyên vô ngă ở đây, có thể tóm lại như sau:

Đạo là bản thể của vũ trụ, đă sẳn hàm tàng, tiềm ẩn (immanent) giữa ḷng vạn hữu. Mọi hiện tượng thế gian đều do căn cơ ấy sinh xuất. Đạo ấy chính là Thượng đế vô ngă của đạo Lăo. Thượng đế phi ngôi vị này v́ nội tại, hằng hữu trong ḷng vạn hữu (God immanent in the cosmos) nên cũng gọi là “phiếm”, là vô sở bất tại (omnipresent). Mọi vật, mọi hiện tượng đều từ đó mà ra, để rồi theo quy luật phản phục sẽ trở về đó, về với gốc. Nói cách khác, con người đă từ Thượng đế mà ra và là sự hiển dương của Thượng đế. Trong cuộc đời này, con người là một khách lữ hành, nhưng cuộc lữ hành thiêng liêng ấy sẽ đưa người về với Trời, hiệp nhất với Thượng đế. Định mệnh nhân sinh là vậy.

4. QUAN NIỆM HỮU NGĂ CỦA CÁC ĐẠO SĨ

Nói chung, bao giờ quan niệm Thượng đế theo kiểu h́nh hài sắc tướng, có ngôi vị th́ vẫn dễ dàng hơn quan niệm Ngài là một tuyệt đối thể, một thực thể siêu việt, vô ngă. Cho nên, sang qua các đạo sĩ th́ quan niệm nhất nguyên vô ngă dần dần trở thành quan niệm nhất nguyên hữu ngă. Sự phát triển về các quan niệm về chư thần tiên thánh của đạo Lăo kéo dài qua nhiều thời đại, mỗi thời đại dĩ nhiên lại có thêm thắt nhiều chi tiết khác biệt nhau. Giai đoạn hoàn bị có lẽ khởi đầu từ nhà Đường (khoảng đầu thế kỷ VII của công nguyên).

Thượng đế hữu ngă của đạo Lăo đuợc gọi là Thái Thượng Lăo quân, Nguyên Thủy Thiên tôn, Ngọc Hoàng Thượng đế, v.v...

Theo sự khảo cứu của William Frederick Mayers (The chinese reader`s manual: Shanghai, China, 1874; Taipei, 1971; sau đây gọi tắt là Manual) và của Holmes Welch (Taoism, the parting of the Way: Beacon press, Boston, 1967; sau đây gọi tắt là Taoism) có thể biết khái lược về ba vị này như sau:

Về Thái Thượng Lăo quân: Hoá thân của Ngài là Lăo tử, cho nên có khi Lăo tử cũng được gọi là Lăo quân (xem Manual, p. 110, entry no. 336). Lăo tử cũng có một hiệu khác là Hoàng Lăo quân, hoặc là Thái Thượng Huyền nguyên Hoàng đế. Các đạo sĩ quan niệm rằng Lăo tử không phải là một phàm nhân. Ngài vốn đă có trước trời đất, và do khí hồng mông hỗn độn (chaos) hóa sanh. Khi Ngài giáng phàm, th́ hóa thân bằng xương thịt của Ngài chẳng phải huyết nhục phàm nhân tạo ra mà do Đạo tạo nên. Chính v́ lư do này mà Lăo tử c̣n được gọi là Đạo quân (xem Taoism, p. 136: “... they [the Taoists] placed his birth before Heaven and Earth. His departure from Chaos was the cause of creation. In his incarnation he was, in fact, Tao made flesh. Hence, he received the title of Tao Chün (Lord Tao).”

Ở đây có lẽ H. Welch đă dựa theo Thái Thượng đồng huyền vô lượng độ nhân thượng phẩm diệu kinh v́ chú giải Huỳnh đ́nh nội cảnh, Tử Hà Chân nhân có viết: “Thái Thượng đồng huyền vô lượng độ nhân thượng phẩm diệu kinh vân: Hóa sinh chư thiên, khai minh tam cảnh, thượng vô phục tổ, duy Đạo vi thân.” (Kinh viết: Lăo quân đă hoá sinh chư thiên, khai minh ra tam cảnh, Ngài không có tiên tổ, tự sinh và lấy Đạo làm thân thể của ḿnh.)

Về Nguyên Thủy Thiên tôn: Ngài cũng được gọi là Thái Thủy Thiên tôn, là đấng cao cả nhất, trên tất cả các đấng thần minh. Nguyên Thủy Thiên tôn tự nhiên tự phát h́nh thành từ khí tiên thiên trước khi có trời đất, thế rồi sau đó Ngài mới tạo ra đất trời và cai quản vũ trụ càn khôn (xem Taoism, p. 136: “The greatest of them, whose name was Yüan Shih T’ien Tsun or T’ai Shih T’ien Tsun (...) formed himself spontaneously from the original Breaths before the world began. He created and now rules Heaven and Earth.”).

Về Ngọc Hoàng Thượng đế: Ngài là vị thay mặt Nguyên Thủy Thiên tôn để cai trị cơi trời và chốn trần gian (xem Taoism, p. 137: “The Jade Emperor became the deputy of Yüan Shih T’ien Tsun in administering the celestial bureaucracy and governing the world.”).

Nếu các đạo sĩ cho rằng Nguyên Thủy Thiên tôn đă tạo ra đất trời vạn vật th́ cũng không ngạc nhiên khi thấy họ cũng cho là Lăo tử hay Thái Thượng Lăo quân đă phân thân tạo dựng muôn loài. Theo tài liệu của Henri Maspéro (Le Taoisme, p. 108) th́ các đạo sĩ đă viết rằng: “Đức Lăo tử hóa thân. Mắt trái Ngài thành mặt trời, mắt phải Ngài thành mặt trăng, đầu Ngài thành núi Côn Lôn, râu Ngài thành ngũ hành tinh và nhị thập bát tú, thịt Ngài thành muông thú, ruột Ngài biến thành các loại rắn, bụng Ngài biến thành biển cả, các ngón tay Ngài thành núi Ngũ Nhạc, lông Ngài thành cỏ cây, trái tim Ngài thành cḥm sao Hoa Cái, và hai trái thận Ngài hợp lại thành Chân yếu Phụ mẫu của thực tại.” (Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ dịch).

Quả thực vấn đề ở đây vô cùng lộn xộn: khi th́ đạo sĩ nói Lăo tử phân tánh, lúc lại nói phân thân, khi th́ nói Ngài giáng phàm, hóa sanh, là hóa thân của vị này vị nọ... Các tài liệu cổ xưa c̣n giữ được th́ cũng bất nhất. Nội nguyên hai chữ Lăo tử thôi cũng đă đưa đến bao nhiêu là chuyện điên đầu. Chẳng hạn, Biến hoá kinh, được viết vào khoảng năm 612 của công nguyên, triều Tùy Dạng đế th́ cho rằng Lăo tử chẳng những đă có từ muôn thuở mà Ngài chính là Thượng đế và đă giáng trần nhiều lần để cứu độ muôn dân.

Trong khi đó, quan niệm phổ biến của dân gian vẫn coi Lăo tử là Thái Thượng Lăo quân giáng trần và Thái Thượng Lăo quân là Thượng đế. Các đơn thơ, đạo kinh của đạo Lăo cũng tin rằng Lăo tử là một trong ba ngôi Ngọc Hoàng Thượng đế. Ba ngôi (Triad) ấy là:

1. Nguyên Thủy Thiên tôn, hay là Thiên Bảo quân, hay là Ngọc Hoàng, ở cung Ngọc thanh, tương ứng với Thánh cảnh.

2. Linh Bảo Thiên tôn, hay Linh Bảo quân, ở cung Thượng thanh, tương ứng với Chơn cảnh.

3. Thần Bảo Thiên tôn, hay Thần Bảo quân, hay Lư Lăo quân hay Lăo quân, Lăo tử, ở cung Thái thanh, ứng với Thanh cảnh.

Về Tam thanh, Tam cảnh, Tam quân ấy, ba quan niệm ấy cũng được tŕnh bày rất phức tạp đa đoan. Khi th́ sách nói là do Thái Thượng Lăo quân sinh hóa ra; có sách nói là do Nguyên Thủy Thiên tôn; có sách nói là do tiên thiên nhất khí...

Đạo giáo Tam thanh

Trích trong Heny Doré, S.J., Researches into Chinese superstitions. (M. Kennelly, S.J., trans.) New York: Paragon Book Gallery, Ltd., Second Part, Vol. VI,  p. 13.

Về ba ngôi của đạo Lăo th́ các đạo sĩ đều cho rằng là một. Henri Maspéro (Le Taoisme, p. 140) dẫn chú rằng Thăng huyền kinh có nói như vậy. Léon Wieger (Taoisme, tome I, p. 20) dẫn lại câu “Tam hiệu tuy thù, bản đồng nhất dă” để xác nhận rằng các đạo sĩ quan niệm về ba ngôi ấy là “ba ngôi danh hiệu tuy có khác nhau, nhưng đều cùng là một bản thể” (dẫn theo Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ).

Cơi thiên đ́nh các đạo sĩ phức tạp như vậy cũng chưa đủ! Họ c̣n quan niệm là ở dưới ba ngôi ấy lại c̣n có hằng hà tiên ông tiên nữ, tiên cô tiên đồng. Nào là Mộc công hay Đông Vương công, Kim mẫu hay Tây vương mẫu, nào là chốn Diêu Tŕ đăi yến Bàn đào. Cũng v́ vụ yến Bàn đào mà có tám vị tiên đă nhân khi vượt biển Nhược Thủy đấu phép liên miên. Câu chuyện Bát tiên quá hải này phổ biến rất sâu rộng trong dân gian đến nỗi các hoạ phẩm, đồ gốm, đồ sứ vẫn thường hoạ lại chân dung của tám vị ấy là: Hán Chung Ly, Trương Quả Lăo, Hàn Tương Tử, Lư Thiết Quài, Tào Quốc Cữu, Lữ Đồng Tân, Lam Thái Hoà, Hà Tiên Cô.

Có lẽ phải tạm dừng lại ở đây, v́ ắt sẽ phải sa đà nếu cứ tiếp tục luận bàn về vấn đề này. Điều có thể tóm lược được ở đây chính là sự tin tưởng của dân gian đối với thế giới thần linh này. Mặc dù có nhiều phức tạp đa đoan như thế, dân gian vẫn nhiệt thành tin tưởng, đạo Lăo đă trở thành đạo giáo của dân gian và phát triển ở Trung Quốc, và đă chinh phục được các tín đồ trung kiên là các vị quân vương thời ấy. Sang qua đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của đạo Cao Đài, các thuật ngữ của đạo Lăo đă được tái hiện. Đạo Cao Đài với giáo chủ là Cao Đài Tiên ông thực chất chính là đạo Lăo (đạo Tiên) hiện đại của người Việt Nam. Năm 1926, để có thể t́m cách “hợp thức hóa” cho sự công nhiên hoằng giáo, để “lách” qua sự khống chế của chính quyền thực dân Pháp, các tiền bối Cao Đài đă miễn cưỡng tùy theo lẽ “kinh quyền” mà tạm gắn cho tôn giáo mới này cái nhăn “Bouddhisme rénové” (Phật giáo canh tân). Danh tạm mượn này rơ ràng đă thuộc về dĩ văng lịch sử nhưng tiếc thay cho đến ngày nay thỉnh thoảng vẫn có người không am hiểu, vẫn có lúc sử dụng lại một cách không thích đáng.

III.

Trước khi đi vào phần chót câu chuyện này, xin nhắc lại điều mà đă nói ở đầu: giữa con đường triết lư và tôn giáo, giữa lư vô ngă và thuyết hữu ngă, không nên ngộ nhận vội đánh giá cái nào là cao, cái nào là thấp. Thực vậy, quan niệm Thượng đế hữu ngă của đạo Lăo đă có sau quan niệm Thượng đế vô ngă. và chính do quan niệm hữu ngă mà đạo Lăo trở thành một tôn giáo lớn, có giáo hội, có giáo đường, có hàng ngũ tư tế giáo phẩm và thu hút đông đảo tín đồ.

Có người phê b́nh rằng chính quan niệm hữu ngă đă làm mai một tinh hoa triết lư đạo Lăo. Điều ấy có lẽ đúng một phần. Nhưng nếu không có h́nh thức đạo giáo dân gian th́ chắc chắn đạo Lăo cũng không phổ cập trong quần chúng. Bởi v́ thuyết nhất nguyên vô ngă rất khó lănh hội.

Lăo tử cũng từng ngậm ngùi cảm thán: “Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi.” (chương 41 Đạo đức kinh); nghĩa là khi nói cho kẻ b́nh dân nghe về chân lư yếu diệu vô ngă của Đạo th́ họ không thể hiểu được, mà thấy kỳ quặc cho nên họ đă cười sằng sặc.

Ngay sau khi truyền lại Đạo đức kinh, Lăo tử cũng xác nhận là ở đời rất ít kẻ hiểu được thuyết của Ngài. Chương 70 chép: “Phù duy vô tri, thị dĩ bất ngă tri.” (V́ thiên hạ không hiểu biết cho nên không hiểu được ta.)

Bằng quan điểm vô sai biệt, Lăo tử dù xác nhận cơi đời nhị nguyên đối đăi, cao thấp, thiện ác, thượng hạ, sáng tối... nhưng mà đối với con người th́ bậc thánh nhân phải coi đồng đẳng; chương 62 chép lời Ngài rất đại độ, đại lượng; Ngài hỏi: “Nhơn chi bất thiện, hà khí chi hữu?” (Có những kẻ không lành, chưa hoàn thiện th́ tại sao lại bỏ họ đi cho được?) Vậy phải mang Đạo đến cho họ. Mang đến bằng cách nào? “Quư dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ vi cơ.” (Quư th́ lấy tiện làm gốc, cao th́ lấy thấp làm nền); nói cách khác, đó là con đường tiệm tiến để Ngài chỉ cho môn sanh phương pháp giáo hóa chúng dân căn trí sâu cạn, dày mỏng khác nhau.

Cho nên dù bậc thánh nhân đời trước không chủ tâm lập thành tôn giáo, nhưng nếu các môn sanh linh cơ mẫn tiệp hậu duệ có mở nên h́nh thức tôn giáo th́ đó cũng là khế cơ hợp lư mà thôi. Nói cách khác, nếu không có quan niệm về Thượng đế hữu ngă th́ quần chúng khó mà hướng tới Thuợng đế vô ngă. Phải thấy rằng cả hai đều có giá trị riêng. V́ vậy triết lư và tôn giáo phải song hành, hỗ trợ cho nhau. Khi tôn giáo tiến bộ th́ chính tôn giáo sẽ phát huy cao độ tinh hoa của triết lư. Tuy nhiên cũng thấy rằng tất cả các tôn giáo đều có thời kỳ sa sút. Thay v́ hướng cho con người đi từ hữu đến vô th́ tôn giáo làm cho con người trở nên lười biếng, không chịu đào sâu vào chơn lư siêu việt. Giáo đường suy thoái trở thành nơi buôn thần bán thánh. Quả thật, nếu có ai kết án rằng tôn giáo làm cho con người vong thân th́ không phải hoàn toàn oan uổng lắm đâu. Chính v́ vậy, triết lư sẽ phục hưng cho tôn giáo để cứu con người ra khỏi chỗ lầy lội của tâm hồn. Nhưng triết lư sẽ cứu nguy như thế nào?

Nếu hiểu biết và lănh hội được sâu sắc về thuyết vô ngă, nếu hiểu rằng Thượng đế không phải là tinh thần cũng không phải là vật chất. Ngài dung thông cả tâm lẫn vật và đương nhiên là Ngài siêu xuất lên trên cả vật và tâm. Ngài là siêu việt vô gián, cho nên con người không thể mong hiểu biết, bắt gặp Ngài khi nào ḷng người đă trong sạch, thuần chơn vô ngă. Ngài là căn đề của vạn hữu, thế th́ người người đều có Ngài nội tại. Như vậy tất cả mọi người đều b́nh đẳng ở tâm linh. Ngài là như thế th́ con người thấy rằng hiểu Ngài chính là quy hướng về Ngài bằng cách sống đạo đức, trong sạch, thương yêu tha nhân, quân b́nh tâm vật, t́m Đạo ở chính bản thân của ḿnh. Đó là con đường trở về với Ngài. Con đường này mang lại cho con người giá trị nhân bản. Sinh ra làm người, con người là nhân tử, nhưng c̣n phải viên thành định mệnh của ḿnh. Đó chính là yếu chỉ của câu thánh giáo Cao Đài “Vi nhân tử tài thành nhân vị”. Khi hiểu được thế tức là hiểu Đạo, hiểu rằng phụng sự Thượng đế chính là quy hướng về bản thân mỗi người trong sinh hoạt đạo đức, hoàn thiện hóa bản thân cho đến chỗ tinh anh siêu xuất, sống trong cơi người tự tại và tương giao, thông cảm với tha nhân. Tu học hay hành đạo nghĩa là làm lại con Người cho con người trần gian cát bụi.

Phú Nhuận, ngày 08-12-1979

                                                                                           LÊ ANH DŨNG

Xin chân thành cảm tạ Hiền hữu Nguyễn Văn Tài (thánh thất Bàu Sen) đă gơ giúp bản thảo. (LAD)

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh