Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

THƯỢNG-ĐẾ VÀ T̀NH-THƯƠNG

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Mùa Xuân  là mùa bắt đầu lập lại công cuộc “Xuân trưởng Thu tàn” của một giai đoạn đời người mà ta cần b́nh-tâm suy nghĩ lại cái ǵ nên bỏ và cái ǵ nên đem theo cho cuộc hành tŕnh để vững bước đi trên đoạn đường đời sắp đến.

Tất cả những phương-pháp làm cho chúng ta có đủ năng-lực và tánh-chất để bảo vệ quyền hạng và địa vị  con người  đều đặt trọn vào ư-nghĩa của mùa Xuân, v́ đó là biểu-tượng của một sự ấm-áp sau một thời gian tuyết băng giá lạnh.

C̣n nói về phần tâm-linh, mùa Xuân là biểu-hiện của cái t́nh yêu thưởng phạt ban cho từ nơi Thầy Mẹ để sự sống hằng-hữu với vũ-trụ và không-gian mà dư âm c̣n vọng lại qua đoạn Thánh-giáo sau đây: “Nầy các con! Không cứ một mùa Xuân cách Hạ, Thu, Đông hoặc trăm vạn mùa Xuân phát sinh vào thời gian ngắn-ngủi, mà mùa Xuân nào các con cũng trau luyện tâm ḿnh được tươi-nhuận ấm-áp dịu-hiền, không sân-hận, không si-mê, không tham-vọng, th́ các con tự khắc gần-gũi với Thầy rồi. Nhưng Thầy là ǵ, hỡi các con?

Thầy dư hiểu mỗi con đều định-nghĩa được Thầy và biết rơ đặc-tính của Thầy. Tuy nhiên, lắm lúc sự hiểu biết bằng trí-thức ấy đă phai mờ v́ phàm-tâm vọng-ư của các con rồi hóa ra chẳng hiểu ǵ hết. Nếu các con thật hiểu Thầy, thật hiểu với Thầy như hơi thở của các con th́ không bao giờ quên, chừng ấy mới mong bắt chước theo Thầy mà hành động”.

Lâu nay các con đă lắm lời tán-tụng Thầy bằng bài thương yêu “Thầy là Cha của sự thương yêu”. Bởi thương yêu mới dựng nên Càn Khôn Thế Giới, nhưng có mấy con đi đúng lời ấy đâu?

Nêu ra những sự-kiện về Thầy để các con thâm-nhập vào ḷng, thực hành rốt-ráo, chớ không phải để các con lấy đó làm tiêu-ngữ che mặt thế-nhân.

Thật sự, lẽ cùng-cực của Đạo là sức tuyệt-đối. Hễ tuyệt-đối th́ không nói đến điều thương ghét. Song v́ các con sống với thế gian là trường đối-đăi th́ sự Từ-Bi, Bác-Ái được nêu lên là việc thường để răn ḷng mỗi đứa mà thôi. Như vậy, được sống trong mùa Xuân miên-viễn, không hạn định, không hủy bỏ theo thời-gian. Ấy là Xuân Đạo-Đức, mà nên nhớ, Xuân Đạo-Đức th́ vĩnh-viễn nghe con!”

Đại-khái Xuân đời, cảnh vật có chi hỡi các con!

Cành hoa chớm nở tươi xinh, các con nâng-niu cành lá, vun tưới gốc cây, ngữi mùi thơm trong nhụy. Sao các con không vun-tưới cội lành đạo cả, nâng-niu sang sửa Chơn-Tâm cho thật tươi nhuận sáng-suốt, để rồi ngữi lấy đạo-vị nhiệm-mầu tự ḷng con khai-phát?  (STTG. 85, tr.5)

Xuyên qua Thánh-giáo trên, chúng ta cần nên đào sâu hơn nữa mới t́m thấy cái tinh-hoa của Đạo-giáo nằm trong mọi sự việc đang phô-diễn hằng ngày mà v́ chúng ta măi chạy theo cuộc sống văn-minh vật-chất mà ít khi chịu khó b́nh-tâm suy-tư để t́m ra cái vẻ mặt siêu đẹp đẽ và phổ-quát của siêu-nhiên. Điều nầy được nhận chứng qua sự khác biệt giữa các tôn-giáo về quan-niệm vũ-trụ. Ví như:

Tại sao người Tây-Phương nói tuần lễ có bảy ngày mà ngày thứ bảy trong tuần lại là ngày Chúa-Nhựt? Cũng như người Đông-Phương, lại chọn ngày mùng 9 tháng giêng Âm-lịch là ngày vía Trời?

Cho nên, dù cho bậc bác-học cao-thâm, có thể bay lên cung trăng hay xuống sâu trong ḷng đất, mọi sự khám phá văn-minh cũng chỉ là một sự  ṃ-mẫm đối với nhận-thức của con người mà thôi và qua nhăn-giới con người có hạn th́ làm sao có đủ khả-năng để lănh-hội phần chơn-lư trừu-tượng mà các v́ giáo-chủ nêu ra? Vậy ai là người đang đứng trên mặt đất nầy mà dám tự-hào rằng ḿnh chỉ sống với sự hiểu biết của cá-nhân ḿnh mà không cần phải có những người đă đi trước?

Thánh-ngôn Thánh-giáo đă dạy rất nhiều rằng : «Thầy là Cha của sự thương yêu»

Vậy thế nào là Thương-Yêu?

Thương-yêu là nhu-cầu trọng-yếu của con người mà không phải là bổn phận. Ví như: Cha mẹ có bổn phận thương yêu con. Loài người có bổn-phận thương yêu nhau hoặc con người có bổn-phận thương-yêu đấng Tạo-Hoá. Thương-yêu là cái ǵ tự nhiên, không thể bắt buộc, không thể nói là bổn-phận. Tôi không thể thương-yêu một người mà tôi không muốn thương yêu.

Tuy nhiên, có lúc chúng ta không thấy được chính những nhu yếu của ta th́ có thể, có lúc chúng ta không thấy được rằng ta vốn sẵn có t́nh thương yêu với đối tượng mà hiện nay ta không, hoặc chưa cần thấy yêu thương. V́ lư do đó nên ta có thể  đánh thức t́nh yêu thương sẵn có ở trong ta đối với một đối-tượng nào đó bằng cách khai mở và hướng dẫn nội tâm ta. Sự việc nầy có thể thành-công khi nhu-yếu kia là cái ǵ thật có tiềm-tàng trong ta. Ví như :

1/- Có một người mẹ ghẻ kia chưa bao giờ thật sự yêu con chồng, người ấy chỉ là h́nh ảnh của ác mộng dài, th́ dù ta có khuyên bảo ǵ đi nữa, người con đó cũng không thể nào thương yêu bà kia một  cách chơn thật với t́nh thương mẹ.

2/- Trên thực tế, có những đứa con yêu bà mẹ nuôi  một cách thắm-thiết, trong khi không muốn nh́n nhận bà mẹ đẻ của ḿnh (trường hợp của nhà thi sĩ Tản-Đà). Như thế là v́ trong cuộc đời ấu thơ của chúng, trong những lúc đau khổ của chúng, bà mẹ nuôi đă đến như một ḍng suối ngọt, như một bóng mát. Do đó mà mọi khổ đau, ngọt bùi, ân nghĩa và kỷ niệm là những miếng đất, nơi đó hột giống thương yêu được gieo trồng và mọc lên. Như vậy, có phải t́nh yêu thương rơ rệt là một nhu-yếu không? Sở dĩ lắm lúc con người tỏ ra bất nghĩa, vô t́nh là tại sao? Là v́  những màn vô-minh nào đó, tức là bản-ngă hay một tâm-trạng u-sầu, lo-lắng bực-dọc hay đam-mê nào đó đến che lấp mất đi thôi. Một khi những tâm-trạng đó lắng xuống, những tấm màn kia lột đi th́ nhu-yếu thương-yêu lại được phát hiện rơ-ràng trở lại..

Đó là những nhu-yếu để bảo-vệ cho t́nh thương và bồi-đấp cho sự sống. Càng khám phá, càng hiểu biết, con người càng thoát khỏi cái vỏ bản-ngă chật hẹp nghèo-nàn để vươn lên thế nhập với những hiện-tượng khác trong vũ-trụ. Mà vũ-trụ là ǵ? Là nguyên-tắc thành vạn loại, có nghĩa là vạn-loại (Địa) và vũ-trụ (Thiên) là MỘT và khi nói vũ-trụ là nói đến Thượng-Đế.  Nói cách khác: không thể tách rời sự sống ra khỏi vũ-trụ hay Thượng-Đế và ngược lại vũ-trụ cũng không thể tách rời ra khỏi sự sống, mà trong Đạo Cao-Đài, Thượng-Đế hay Thầy đă bảo:

"Thầy là các con – các con là Thầy"

Giữa sự sống và vũ-trụ, giữa nguyên-nhân-sinh và vật thụ-bẩm cái khí tinh-anh của vũ-trụ, dường như có một sợi dây vô h́nh ràng buộc với nhau khiến cho ta khó phân ly sự sống ra ngoài vũ-trụ mà c̣n tồn tại. Sự sống và vũ-trụ là một Đại-Thể không thể chia cắt. Chúng tác-thành cho nhau theo luật hổ-tương. Như vậy, nói cách đơn giản hơn: Trời là sự sống, mà sự sống là Thiên-Nhân hay là ḷng thương yêu của Trời, là năng-lực sáng tạo, v́ sáng tạo nên luôn luôn được đổi mới, do đó mới có câu: « Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân ».

Ngôn ngữ Pháp có chữ COMPRENDRE gồm có COM là cùng với ḿnh và PRENDRE là nắm lấy. Và COMPRENDRE  là: «Khi hiểu biết một vật ǵ là ḿnh đồng nhứt cùng vật đó». Thương yêu cũng vậy: Càng thương yêu, con người càng thoát ra khỏi cái vỏ bản-ngă chật hẹp và nghèo-nàn của ḿnh để vươn lên khám phá và thể-nhập với những hiện tượng khác.

Nếu khám phá và hiểu biết là nguồn hạnh-phúc th́ thương yêu cũng là nguồn hạnh-phúc. Tất cả những cái đó là những mục tiêu để vươn tới đồng-nhứt với đối-tượng.

Thật ra, không có một ngôn-ngữ nào, một lời nói nào có thể diễn tă được trọn vẹn t́nh yêu của Thượng-Đế. T́nh yêu của Thượng-Đế tuôn tràn bất-tuyệt trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, trong muôn loài vạn vật.

T́nh yêu của Thượng-Đế cũng thể-hiện trong nghịch cảnh, luân-lưu trong từng hơi thở của vũ-trụ, đang rung-động trong cái sinh-tồn của trần-gian. Qua bao thăng-trầm với những bài học thấp-thỏi của trần đời, giúp con người phát-triển phàm-ngă, qua bao đổi thay nếm đủ mùi vị cay, đắng, ngọt, bùi trong chu-tŕnh tiến-hóa của phàm phu. Đến khi đă thấm-thía mùi vị của đau khổ, thấm-thía cái hư-ảo của kiếp con người, thấm-thía hạnh-phúc giả-tạm của trần-gian, từ đây nhân-loại mới bước sang giai đoạn mới, bước vào cuộc hành tŕnh đi t́m về giải-thoát.

Trong hành-tŕnh nầy, ta sẽ gặp sự tranh-chấp dằn-co giữa tiếng gọi của Phàm-Ngă và Chơn-Ngă, như vậy ta sẽ có dịp học bài học về ư-chí, về nghị-lực, về ḷng can-đảm.

Tóm lại, đây là bài học BI, TRÍ, DŨNG, nghĩa là :

Học BI, tức là học yêu-thương,

Học TRÍ, tức là học trau-dồi sự sáng-suốt phân biệt lẽ Thiện Ác,

Học DŨNG, tức là học rèn luyện ư-chí.

Muốn giải thoát ta phải thấm-nhuần ba hạnh đó, v́ có sự tranh-chấp giữa ác-trược và sự thiện-lành sẽ giúp ta có cơ-hội phát triển.

Tại sao sự tranh-chấp giữa ác-trược và sự thiện-lành lại giúp ta tiến-bộ?

Tại sao sự xung-đột giữa Phàm-Ngă và Chơn-Ngă lại giúp ta tiến-hóa?

Thế nào là Chơn-Ngă và thế nào là Phàm-Ngă?

Tiếng nói của Phàm-Ngă là tiếng nói của Lục-Căn, Lục-Trần, tiếng nói của ác-trược, tiếng nói thúc-giục ta tranh-chấp hận-thù, ganh-tị, tham-lam.

Tiếng nói của Chơn-Ngă là tiếng nói quay về sự  thiện-lành, sống theo lương-tâm, biết yêu- thương, tha-thứ, hy-sinh, tinh-tấn để vươn lên  trong nghịch-cảnh.

Sự tranh-chấp giữa Phàm-Ngă và Chơn-Ngă dằn-co gay-cấn. Ở giai đoạn đầu, Chơn-Ngă  dễ bị Phàm-Ngă khống-chế, rất dễ nghe lời dụ-dỗ của Lục-Căn, Lục-Trần do đó mà Chơn-Ngă, ở giai đoạn nầy, vang lên một cách yếu-ớt với tội-lỗi và ác-trược, v́ vậy mà Phàm-Ngă thắng, Chơn-Ngă phải thua và con người dễ-dàng sa-ngă vào tội-lỗi với ác-trược.

Sa vào ác-trược là tạo nhân không lành, Nhân không lành th́ Quả không ngọt, quả không ngọt th́ gặp đắng cay, chua-chát. Cứ như vậy mà tiếp tục măi cho đến khi nào phát sợ cái đau khổ. Chừng ấy con người mới chịu bắt đầu lắng nghe nhiều hơn tiếng nói của Chơn-Ngă, rồi mới phát hùng-tâm, dùng ư-chí để vượt lên khỏi sự thấp hèn tội lỗi và can-đảm xuất khỏi nghiệp dữ để tiến bước vào nghiệp lành.

Thế-gian có nhiều người, v́ màn vô-minh che lấp cái Chơn-Ngă nên chưa ngộ được t́nh-yêu của Thượng-Đế nên có nhiều lư-luận chống báng Thượng-Đế.

Thượng-Đế bảo thương yêu con cái của Ngài, sao c̣n trừng phạt?

Sao Thượng-Đế bắt con người đau khổ ngụp-lặn trong biển nước mắt với những thảm-kịch dẫy-đầy hận-thù xâu-xé giết-chóc?

Thượng-Đế ở đâu? Tại sao để cho chiến-tranh cứ gào-thét khắp nơi? Thân phận con người luôn luôn bị kềm-kẹp đe-dọa từng giây, từng phút với bao bất-trắc của cuộc đời?

Có thượng-Đế hay không? Có t́nh yêu Thượng-Đế hay không?

Thảm-kịch chiến-tranh là ǵ? Phải chăng nó nẩy-mầm từ những tư-tưởng xấu-xa của con người từ những tham-vọng, ḷng ganh-tị ích-kỷ nhỏ-nhen của ta?

Những tư-tưởng xấu ấy là những nhân thúi đă cấu-tạo thành quả ung độc kết-thúc bằng cảnh chiến-tranh tương-tàn tương-sát. Máu đỏ sẽ đổ, lệ đào vẫn rơi!  Rơi cho đến khi nào con người biết sợ-hải chán-ngán cảnh đó rồi mới buông vơ-khí, giă từ xâu-xé để nh́n nhau, thương yêu nhau, bắt tay nhau sống chung trong t́nh thương huynh-đệ.

Ai cũng biết và biết đó là T́nh-Thương Thượng-Đế đă ngự-trị trong ḷng ta. Nhưng làm sao thương? Làm sao ḷng ḿnh dễ-dàng thông-cảm với người? Cái ǵ làm trở-ngại cản-ngăn t́nh-thương đó đến và nẩy-nở trong ḷng ta?

Ai cũng biết kim-cương là vật quí-giá, nhưng khi t́m hiểu nguyên-chất của kim-cương mới biết kim-cương xuất-phát từ phân-tử THAN đă được thanh-lọc. Vậy con người cũng được cấu-tạo bởi nhiều nguyên-tử và phân-tử khác nhau làm căn-bản cho sự sáng-tạo vật-chất nầy, trong số đó cũng có phân-tử THAN (carbone), v́ than nên mang nhiều ô-trược, nhưng nếu ta gia-công trau-luyện th́ nó sẽ trở thành kim-cương bất-hoại.

Tại sao mỗi khi gặp cảnh lâm-nguy hay đau-khổ ai cũng gọi đến Trời?

Ai không nghe lương-tâm âm-thầm réo gọi mỗi khi lầm-lỗi?

Ai không nghe ḷng ḿnh xúc-động trước nghịch cảnh của tha-nhân?

Tất cả sự-kiện đó nói lên sự hiện-hữu Thánh-Đức Háo-Sinh của Thượng-Đế:

Ngài là Chúa-Tể của sự-sống, của t́nh-thương.

Ngài đă tạo ra Càn-Khôn Thế-Giới, sanh ra (Cha), dưỡng-dục (Thầy) muôn loài vạn vật,

Đă nhiều lần Ngài sai các Thiên-Sứ giáng-phàm để giáo-huấn con cái Ngài dưới h́nh-thức tôn-giáo,

Ngày nay, trong buổi đời Hạ-Nguơn, chính Ngài dùng huyền-diệu cơ-bút để khai mở CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ. Mục-đích là để dạy con cái Ngài nh́n và biết nhau là anh em để cùng cộng-yêu ḥa-ái, hầu tạo dựng cuộc Thái-B́nh Thượng-Nguơn Thánh-Đức.

KẾT LUẬN

Để kết thúc, tệ hạ xin mượn một đoạn Thánh-Giáo của Đức Từ-Phụ giáng tại Nam-Thành Thánh-Thất như sau: «Nầy các con! Nếu chưa thương nhau được th́ cũng không nên ghét nhau. Hề các con ghét nhau tức là tự ghét ḿnh, mà cũng là ghét Thầy. Mà các con ghét Thầy là cơ hội tốt để ma quỉ đến ám ảnh d́u dẫn con đi vào nẻo u-đồ rẽ chia và hủy-diệt.»

Thượng-Đế Chí-Tôn

(Nam-Thành Thánh-Thất, Kỷ-Dậu 17-2-69)

Mong sao người đọc b́nh tâm suy-luận và t́m hiểu sâu rộng thêm lời khuyên của các Đấng Từ-Phụ.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh