Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

TUYỆT-ĐỐI-THỂ của Đạo-Học

trong tư-tưởng Đông-Tây

***

NGỌC-HUỆ-CHƠN

sưu tầm

I.- NHẬP ĐỀ.

II.- SỬ-QUAN VỀ ĐẠO-HỌC

III.- TUYỆT-ĐỐI-THỂ

1/.- Theo quan-điểm Tri-Thức-Luận

a/- Vô-Dục và Hữu-Dục

2.- Theo quan-điểm Thực-Thể-Luận

a/- Tuyệt-Đối huyền-nhiệm là ǵ?

b/- Quan-niệm Vô-Danh và Vô-H́nh

c/- Quan-niệm “Hư”  hay “Chí-Hư-Cực”

IV- KẾT-LUẬN

I.- Nhập-đề:

            Đồng chung trào-lư “Trở về Nguồn” tức là trở về với truyền-thống tinh-thần của nhơn-loại, Đạo-Học là chủ trương của Lăo-Tử và Trang-Tử đem ra khai thác, nhờ đó mà các học giả Đông-Tây rất chú trọng đến.

            Nếu đem so sánh với các học thuyết đồng một thời, như Ấn-Độ-Học, Phật-Học và Khổng-Học th́ Đạo-Học là một  môn học không có vẻ quảng bá rần rộ. Ngoài ra, Đạo-Học cũng không lồng vào một h́nh-thức tôn-giáo ngoại tại nào cả, và trong quá tŕnh lịch-sử, nó cũng không được một chánh-thể nào chánh-thức ủng hộ.

            Đó là một đặc điểm nên phân biệt giữa Đạo-Học với các chủ-thuyết  tư-tưởng khác.

            Đó cũng là một h́nh-thức,  một tư-tưởng riêng biệt mà Đạo-Học đă sống trên 2.500 năm nay. Đạo-học vẫn sống một cách đương nhiên giữa truyền-thống của loài người, nhưng nó sống trong t́nh-trạng vừa như “ẩn” như “hiện”.

            Có lẻ đây là số kiếp của Đạo-học mà chính tác giả đă đặt cho nó một vai tṛ ẩn tích sâu xa.

            V́  thế cho nên dù cho nó không hoàn toàn th́ ít ra cũng có một phần nào Đạo-Học cũng là một môn học bí-truyền ẩn hiện và nó có một mục đích là hướng dẩn những hạng người cá biệt.

            Cũng như Thiền-Học, Lăo-học là một đạo-lư cao-siêu chớ không phải một “lư thuyết v́  lư-thuyết”. V́ vậy mà Đạo-Học phải được quan niệm như một học-thuyết linh-động. Nếu v́ một truyền-thống linh-động  th́  lẽ tất  nhiên không bao giờ nên câu nệ vào danh-từ hay h́nh-thức cứng đơ, mà phải căn cứ vào tinh-thần. Chính tinh-thần đó là sức mạnh tiềm ẩn cho một tư tưởng.

            Như vậy th́, bất cứ ở vào thời-đại nào, phương sở nào, dân-tộc nào, ở chân trời xa tích nào, một khi con người biết suy niệm, biết ư-thức th́ cũng có thể tự họ lănh-hội được cái chân-lư của nó, và khi lănh hội được th́ họ có thể tự do đem ra thực hiện nó vào đời sống cá nhân của ḿnh, ở phương sở của ḿnh.

            Xuyên qua mỗi thời-đại, chơn-lư của mỗi chủ-thuyết xưa không phải khư khư chấp nhận, mà phải được các nhà chú giải hiện tại đem ra suy-niệm lại, để:

            - Hoặc đối chiếu nó với những tư tưởng ngoại lai hiện hữu.

            - Hoặc đem ra tŕnh bày trực tiếp dưới một h́nh thức mới cho hợp thời và hợp tâm trạng con người của thời đại đó.

            Cho nên, chúng tôi sẽ nhắm vào sự tŕnh bày “Tuyệt-Đối-Thể” theo một quan điểm đối chiếu giữa những tư-tưởng hiện hữu của Đông-Phương và Tây-Phương.

            Đây là một việc làm hết sức táo bạo ngoài khă-năng của chúng tôi. Tuy nhiên, đă là môn đệ của Lăo-Trang, chúng tôi nhắm vào một vấn đề và theo một quan điểm trên khía cạnh để tỏ được phần nào ư nghĩa của học thuyết.

            Nội dung bài nghiên cứu hôm nay, nếu đoạn nào thiếu sót hoặc chưa đúng, xin quí vị học giả uyên-thâm cùng quí Huynh Tỷ am tường học thuyết xin hoan hỷ bổ túc cho để chúng tôi có một tài liệu về Đạo-Học được đầy đủ để chúng ta cùng học cùng tiến trên đường Đại-Đạo vậy.

II.- Sử quan về tư tưởng Đạo-Học. (Qua ĐĐK)

            Chúng tôi xin nói về cuốn Đạo-Đức-Kinh của Lăo-Tử:

            Một cuốn sách nhỏ nhứt, chỉ vỏn vẹn trên dưới 5.000 chữ, là một cuốn kinh hàm chứa nhiều u-uẩn trong số các kinh điển truyền-thống của nhơn loại c̣n di truyền đến ngày nay. Đạo-Đức-Kinh được các thế hệ tư tưởng qua Đông-Tây coi đó là một kinh điển có một tầm giá trị rất quan trọng trong lịch sử văn-hóa Trung-Hoa.

            Ngay trong thời kỳ phôi thai, tức là từ thế kỷ thứ 3 và 4 trước Tây-lịch, đạo lư cao siêu  đă gây ảnh hưởng hùng mạnh ở thời kỳ đó, và cũng chính v́ ở những thế kỷ cuối đời nhà Chu, là thế kỷ có nhiều tai biến đảo lộn sâu xa trong xă-hội Trung-Hoa, nên đă gây  một cuộc khủng-khoảng tinh thần không nhỏ.

            Thời bấy giờ, nhứt là trong số các Nho-Gia, đă có rất nhiều người, v́ chán ghét nhân t́nh thế sự, mang  nhiều h́nh  thức phù phiếm giả tạo, đă bắt đầu quay về chốn cô tịch để t́m trong bản ngă của ḿnh một nguồn suối tinh-thần bất tận. V́ không c̣n tin tưởng vào ngoại tại. Lúc đó là lúc con người mới giác ngộ được ư nghĩa rự do của ḿnh và tự cô lập, xa hẳn xă-hội giả dối, đề ra một lẻ sống xứng đáng cho ḿnh.

            T́nh trạng tinh thần nầy có thể so sánh với thời đại Minh-Trí (Aufklarung) của Âu-Châu mà Berdiaeffe đă phát họa trong “Le sens de l’histoire” của ông. Theo ông thời đại đó là giai đoạn mà con người biết “Căn cứ vào lư-tánh riêng tư của ḿnh, chớ không ỷ-lại vào người khác và ở đây ta nhận thấy một chơn-lư đ̣i hỏi tinh-thần tự-do của con người “ (H.Maspéro - Le sens de l’histoire - tr.13”)

            Cái tinh-thần độc lập cá nhân trong cái tự do chơn chánh đó, Lăo-Tử là người đầu tiên đẩy mạnh và đề cao cái chủ thuyết đó. V́ thế mà học giả thường coi ông là vị sáng lập ra chủ-nghĩa cá nhân theo cái nghĩa tốt của nó.

            Henri Maspéro đă nhận xét sự kiện đó và ông viết:”Những ai muốn hướng về một đời sống đạo tâm, thời lúc ấy họ chú trọng tới những vấn đề liên quan đến ư-thức cá nhân, đến nội tâm, đến luân lư tu biệt nhân vị”.                                                                                                 (Les religions chinoises - tr.49)

            Như vậy, ta thấy ngay trong thời nguyên thủy, Lăo-Học đă nhắm tới  vấn đề căn rể trong con người.

            Ngày nay, Jaspers gọi đó là”Nguồn gốc nguyên thũy” (Ursprumg) source originelle, là cái chổ gặp gở của Bản-Ngă con người và siêu-việt-thể, là con người bản vị với Đạo-Thể.

            Rồi nhân đó, không những Đạo-Đức-Kinh (ĐĐK) đă mang lại cho Trang-Tử và tất cả những chủ trương của ngành Đạo-Học những yếu-tố căn bản về huyền-nhiệm mà mỗi người phải tự học và thực-hiện trong ḿnh cái “Tri và Hành” (Jnana-Sadhana)

            Hơn nữa, ĐĐK c̣n gọi là một sức mạnh phản ứng lại với những chủ thuyết tư tưởng khác đồng thời với nó. Một đàn khác, Đạo-Học đă sửa soạn cho một  cuộc bành trướng hữu hiệu của Phật học ở Trung-Hoa bằng cách hiến cho Phật-Giáo những danh từ thích hợp để diễn tả ư tưởng ra Hán-Văn và từ đó, sức phát triển của Đạo-Học, dường như không một lúc nào ngừng nghỉ gián đoạn.

            Với những chơn-lư khúc chiết, có tánh cách siêu h́nh, Đạo-Học không những đă ảnh hưởng vào các khuynh hướng của chính Đạo-Học sau nầy mà c̣n ảnh hưởng sang cả khuynh hướng Khổng-Học. Ngoài ra, nền chính-trị và xă-hội của thời đại ấy cũng đă chịu ảnh hưởng của ĐĐK với những ư tưởng rơ rệt trong câu: “Vô ngôn chi giáo....Xử dân vô tri vô dục”.

            - Về phần Nghệ-Thuật, Đạo-Học c̣n ảnh hưởng rất lớn. Cái nguồn suối vô tận ấy đă được rất đông các thi-sĩ và nghệ-sĩ Tàu  múc được ở Đạo-Học, nguồn cảm hứng dồi-dào, một bí-quyết mà nhờ đó họ sống ḥa nhịp điược với thiên nhiên.

            - Riêng về Hội-Hoạ, những bức tranh trứ danh của đời Đường, đồi Tống đă cô-động và kết tinh cái cốt yếu của Đạo. Cái tinh-thần của những bức họa đó đă được Otto-Fischer, một nhà hội-họa Đức tán thưởng như sau:

            “Những sáng tác ấy đáng được kể vào những sáng tạo sâu xa và dĩ đại nhứt của nghệ-thuật loài người chưa hề sản xuất bao giờ. Người nào đă miệt-mài trong việc khảo-sát chúng th́ sẽ nhận thấy đàng sau những làn nước, những đám mây và núi non trùng điệp, một luồng sinh-khí mầu nhiệm của Đạo-Thể và một hơi thở của Thực-Thể sâu kín. Trong những h́nh ảnh ấy có chứa chấp những huyền-nhiệm sâu xa, vừa hiển-hiện vừa tiềm-ẩn. Trong chúng ta nhận ra được “Vô-Vi” và “Chí-Hư”, lại biết được Đạo của Trời Đất, mà Đạo đó đồng thời cũng là Đạo trong thâm-tâm của con người    (Le Sacré - tr.105).”

            Không dừng lại trong khuôn khổ của dân-tộc Trung-Hoa để làm báu vật riêng tư mà Đạo-Học c̣n lan rộng ra các nước chung quanh và nung-đức các dân-tộc ấy trong gương mẩu tư tưởng của nó mà P.Pelliot đă nhắc tới một bản dịch ĐĐK ra tiếng Phạn (4)

            Hơn nửa, Đạo-Học c̣n vượt ra ngoài khu vực Á-Đông  và ảnh hưởng vào khu vực Âu-Châu. Ông P.Carus, một học giả đă ước đoán rằng:Tolstoi có lẻ đă nghe tới những ư tưởng của Lăo-Tử và nay Ông R.Wilhelm, một học giả Đức đă so sánh chủ trương của Tolstoi với thuyết Vô-Vi của Lăo-Tử. (5).

            Từ thế kỷ 16 trở đi, ĐĐK đă được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ Âu-Châu, thí dụ như: Bản dịch La-Văn đầu tiên trong India Office do Ông Mathew Raper mang về Anh-Quốc dưng cho Royal Society.

            Theo Legge, một học giả Anh cho mục đích bản dịch đó là minh chứng rằng trong tư tưởng xưa của dân Tàu đă thấy có những mầm móng về huyền nhiệm Thiên-Chúa Ba-Ngôi và Nhập-Thế (6)

            Rồi tiếp tục đến các bản dịch của Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Mỹ, Ư, từ năm 1823 đến năm 1955 và gần đây có triết-gia K.Jaspers, một trong những tư tưởng truyền thống của nhân loại và trong năm 1957, trong lúc tác phẩm Die-Grossen Philosophen (1 - tr.898-933) ông đă chú giải tư tưởng của Lăo-Tử và gọi Lăo-Tử là Siêu-H́nh-Gia nguyên thủy của nhân loại, bên cạnh: Anaximandre, Héraklit, Parménide, Plotin, Spinoza, Nagarjuna.

            Chúng tôi nêu ra từng ấy sự kiện khách quan về tư-tưởng của Lăo-Học là cố ư nhấn mạnh rằng ngày nay Đạo-Học đang được các nhà tư-tưởng Âu-Châu khai triển.

III.-Tuyệt-Đối-Thể:

            Nhưng ai ai cũng biết Đạo-Học tự nó đă không được diển tả theo lối có hệ-thống mạch lạc như các học thuyết có tánh cách khái niệm và hoàn toàn luận-lư của Âu-Châu. Nói tắc là:

                        - Theo Âu-Châu, một đàng là phân-tích, c̣n

                        - Đông-Phương th́ tổng hợp. V́ mỗi bên nhằm một chuẩn đích khác nhau. V́ thế, Lăo-Tử cả Trang-Tử đều dùng rất nhiều ẩn dụ, nghĩa bóng với những câu vắn tắt (aphorismes) một phần nào giống với biểu diễn của Nietzeche hay Kerkegaard.

            Chính v́ thế mà tư-tưởng của các triết-gia h́nh như mông lung, không sáng sủa đối với những bộ óc ưa suy-luận có mạch-lạc. Hôm nay, để thỏa-mản phần nào những yêu sách đó, chúng tôi cố gắng tŕnh bày quan niệm tuyệt-đối của Đạo-Học bằng cách đối-chiếu và so-sánh với những tư-tưởng lớn đă đề cập đến cùng một vấn đề ấy.

            Cũng như các tôn-giáo, các học-thuyết, Đạo-Học cũng bị xuyên tạc không nhiều th́ ít, nhưng bao giờ cái phần tinh-túy, tức là “H́nh-Nhi Thượng-Học” của nó vẫn được bảo vệ và truyền tụng măi măi. Phần học tinh-túy đó kết tinh lại cả chữ Đạo.

            Ở đây, chữ Đạo được nh́n dưới khía cạnh Tuyệt-Đối-Thể (L’Absolu). Chính danh-từ Tuyệt-Đối không bao giờ được dùng trong ĐĐK và NHK, nhưng quan-niệm đó hầu như thể hiện ở trên mỗi trang sách.

            1/- Tri-Thức-Luận:

            Bây giờ, chúng tôi thử khảo sát vấn đề Tuyệt-Đối trong Đạo-Học theo 2 quan điểm sau đây:

                        1/- Một đàng theo quan điểm: Tri-Thức-Luận

                        2/- Một đàng theo quan điểm: Thực-Thể-Luận.

            Tuy nhiên ở đây, Đạo-Học không bao giờ chủ trương xây lư-thuyết ḿnh trên nền tảng Tri-Thức-Luận hay Thực-Thể-Luận thuần-thúy; đó là điểm cần nhắc đến luôn

            Nhưng bất cứ một tư tưởng nào cũng đều ngầm chứa một phương pháp tri-thức tối thiểu để phù hôp với đối tượng của ḿnh. Vậy th́ Đạo-Học, có một  đối tượng đặc biệt  nên nócũng ngầm chứa một phương pháp đặt biệt. Có thể gọi đó là phương pháp tiêu cực  (méthode négative).

            Đúng ra không riêng ǵ  Đạo Học, phương pháp nầy là một  nền tản chung cho mọi căn bản siêu h́nh, có tánh cách huyền-nhiệm như triết-học của Plotin, Denys l’Aérophagite, Angelius Silesius, Spinoza, Mr Eckhardt, Nishida, Nagarjuna.

            Đối tượng của huyền-nhiệm, tức là Siêu-Việt-Thể hay Tuyệt-Đối-Thể, là một thực-thể không diễn tả nổi bằng thực tại khách-quan hoặc bằng khái-niệm, v́ nó vượt lên trên mọi cảm-giác và khái-niệm.

            Theo quan niệm trên, phương pháp tri-thức-luận tất nhiên không phải một yếu-tố ngoại lai biệt lập với nội dung của triết thuyết như một lối luận-lư. Trái lại, nó là một yếu-tố nội-tại dính liền với đối tượng khă-tri của nó. Từ xưa đến giờ, h́nh như giá trị của nó không được đề cao trong triết-học Âu-Châu. Nhưng ngày nay, một trào lưu mới đang bành trướng với những cuộc “trở về” với những học thuyết bị nghi ngờ từ xa xưa.

            Ông Morot-Sir, trong bài luận án về “La pensée négative” đă nhắc lại nguyên tắc tri-thức-luận tiêu cực do Kierkegard chủ trương. Ông nói:”Chứng lư càng được tŕnh bày một cách tiêu-cực bao nhiêu, thời càng mạnh mẻ bấy nhiêu v́ tiêu-cực , nó là vô-hạn” (7)

V́ vậy Lăo-Tử đă nêu ra một nguyên-tắc căn bản cho học thuyết của ông qua chương 20 trong ĐĐK như sau:

            “Tuyệt học vô ưu”: Dứt bỏ cái học, cố nhiên khỏi lo. V́ nếu không thấy đều đáng lo đến ám ảnh tâm hồn ḿnh th́ chắc chắn hẳn rằng dẩu cho quả thật có điều đáng lo cũng như không có vậy. Hay là câu:

            “Tuyệt Thánh khí trí”(ĐĐK 19):  Dứt bỏ hết cái khôn ngoan hay cái sáng suốt hiểu biết.

            Hai câu nầy đă tóm tắc được phần nào ư nghĩa của chủ trương “Vô-Vi” theo Tri-Thức-Luận của Lăo-Tử. Học Vô-Vi là cốt ở chổ không học. Khi xa ĺa cương lỉnh ấy ḷng ta hư hoại, phân vân, trụy lạc. Những cảm giác, tri giác, và tư tưởng của ta là những ǵ ta biết được, tri-thức được do vũ-trụ vật chất, ngoại tại mang lại.

            Hằng ngày và suốt đoạn đường đời, ta bôn ba đây đó, số kiếp của ta măi bôn-chôn chạy đi t́m học t́m hiểu những biến cố, những hiện tượng, những hoàn cảnh trái ngang  xảy đến chung quanh ta và trong bản thân ta. Biết thế là ta biết phân tán, biết tản mát, mà tri-thức càng tản mát vào sự vật ngoại tại tức là ta xa ĺa cái Đạo-Thể, chỉ có Đạo-Thể là căn bản, là thực-thể, là Thiên-Chân (Réalité Suprême). Biết tản mát tức là biết tương-đối, sự vật nầy tương-đối với sự vật kia, hiện-tượng nầy với hiện tượng kia. V́ thế mà có nhiều mối lo âu.

.a/- Vô-Dục và Hữu-Dục:

Nhưng tuyệt-đối-thể là một cái ǵ vượt ra ngoài mọi hiện tượng khách-quan, mọi nhăn-giới vũ-trụ lẻ tẻ, cả nhăn-giới vũ-trụ toàn diện. V́ vậy những cái biết ngoài Đạo-Thể đều là ảo ảnh và giả tạo cả. Cái biết ấy Lăo-Tử gọi chung là "Hữu Dục" (ĐĐK ch.1). Thế th́ muốn đạt đến nguyên căn cội rể của tri-thức và do đó biết được cái thực-thể của ta th́ có một phương pháp là "Vô-Dục" (ĐĐK ch.1), tức là phải thi hành một lối biết gay-go, là phải tẩy trừ những ǵ giả-tạo ra khỏi cơi ḷng ta.

Bà Annie Besant cũng đă nói:"Muốn t́m cái đối-tượng của Đạo-Học, ta phải thoát ra ngoài cái tương-quan giả tạo ấy, có ra ngoài mới ḥng có kinh nghiệm để tham cứu, nhưng muốn ra ngoài được, ta phải làm thế nào?

1/- Đối với ngoại giới: Ta cần ra ngoài những hiện tượng cảm-giác, tri-giác mà "cái tôi" hay cái "Bản ngă Ư-Thức" ấy. Platon gọi là "Con ṣ bị giam trong cái giỏ ṣ" tiếp nhận liên tục.

2/- Đối với nội giới: Ta cần trừ khử những ư-thức, ta tập trung tư-tưởng để quan-năng cảm-giác không tiếp xúc với bên ngoài làm cho tâm tư không giao-động. Được vậy ta mới có thể thoát khỏi thế-giới hiện-tượng, mới có thể "thường vô dục" để đi vào Tuyệt-Đối.

Bởi vậy Lăo-Tử và Trang-Tử đều lên án mọi lối "Học" lối "Tri" có tánh cách khách quan, không liên hệ đến cái hiện-sinh của con người. Với các Ngài, cái "Duy-Nghiệm" (Empirisme) và "Duy NIệm" (Idéalisme) là 2 đối thủ của Đạo-Học.

Nên Lăo-Tử nói:

Ngũ Sắc lịnh nhân mục manh,

Ngũ Âm lịnh nhân nhỉ lung;

Ngũ Vị lịnh nhân khẩu sảng,

Tŕ sính điền liệp. Lịnh nhân tâm phát cuồng

Nan đắc chi hóa

Lịnh nhân hành phương

Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục. Cố khứ bỉ thủ thử 

Dịch thơ:

Sắc năm màu làm ta choáng mắt

Thanh năm cung ngây-ngất lổ tai.

Năm mùi tê lưỡi nếm sai,

Ruổi rong săn bán, ḷng người hoá điên.

Của hiếm có ngả nghiêng nhân đức,

Khinh giác quan, giữ chắc ḷng son

Thánh nhân hiểu lẽ mất c̣n. (ĐĐK - 12)

Màu sắc, âm thanh, mùi vị của thế-giới ngoại tại: "Sắc Sắc Không Không" đă làm cho ḷng người cuồng điên choá mắt. Cái thế giới hiện tượng đó, theo chủ nghĩa "Duy-Niệm" (Empirisme) thời là "Thực hữu", là v́ nó có, nhưng Lăo-Tử lại cho rằng đó chỉ là những " ảo ảnh của Đạo-Thể thật sự"

Cái nguồn suối sâu thẳm của con người đang đưa họ đến bến Tuyệt-Đối-Thể không phải ở nơi sự vật ngoại tại nói trên. Cái thế giới ấy chỉ gây thoát loạn và ảo mộng nơi ḷng người.

Một nhà chú giải Âu-Châu đă nhấn mạnh sự kiện đó như sau:

"Tất cả những ǵ thể hiện ra trong thời gian đều là biểu-dương của đời đời, nhưng tri-giác và tri-thức hiện-hữu của ta có, theo lối biết của "vũ-trụ hiện-tượng", không cho phép ta nh́n được thực-thể tuyệt-đối.

V́ tất cả tri-giác và tri-thức ấy chúng chỉ biểu diển ra có một ư-thức riêng tư (đặc thù) của ta về thực-thể đó.

Như vậy, những hoạt động ngoại tại của ta đều dừng lại trong ṿng ảo-mộng, coi vũ-trụ hiện-thể trước mắt là một thực-thể cốt yếu và trường-tồn."(13)

"Tout ce qui parait dans le temps est la manifestation de l’éternel, mais notre perception et notre compréhension actuelle du monde ne nous donnent pas la connaissance du Réel; elles traduisent seulement la conscience personnelle que nous en avons. Il s’ensuit que notre être extérieur se meut dans l’illusion que l’Univers, tel qu’il lui apparait, est une réalité essentielle et permanente".

Thế giới h́nh sắc, theo Lăo-Tử là thế giới "Hữu" là cái "Dụng" của Đạo. Nói cách khác, tất cả những ǵ thể hiện bên ngoài đều thuộc về lănh vực "khă tri" của con người. Những lối biết đó, Lăo-Tử cho là lối biết "Hữu Dục". V́ vậy nên Ông đă lên án nó ở ĐĐK chương đầu câu:

"Thường hữu dục dĩ quan kỳ khiếu" đối lập lại tinh-thần là:"Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu"

Cái nguyên thể của Đạo là yếu-tính thường ở chổ "Không" (non Manifesté), thuộc lănh vực "vô điều kiện" (Non conditionné), vô "sai biệt" (non différencíe) nên nó huyền-diệu và chứa chấp mọi khả-năng biến-hóa vô hạn, theo Anaximandre, Nietzsche, giảng nghĩa trong "Naissance de la philosophie"

Yếu-tánh của đạo-phái được diễn tả theo một h́nh-thức tiêu cực, v́ trong ngôn ngữ của ta, bất cứ một quyết đoán tích-cực trực-tiếp nào cũng là một quyết-đoán đặc-thù cố định. Bởi lẽ, Đạo Không thể gọi tên được, cũng không vẻ h́nh được, nếu ta rung chuyển cảm động, không "Vô dục" thời ta hạn chế tánh cách huyền-diệu của Đạo-Thể. Nên nói:"Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu" là thế. Lối biết đó mới là lối biết thực sự của Đạo-Học. Chữ "Dục" ở đây phải hiểu theo một nghĩa vừa "vật-lư" vừa "luận-lư".

Vật-lư là v́ “Dục” là sự rung chuyển của tánh khí có vật ngoài xúc động va chạm.

            Kinh “Lễ Nhạc Kư” có câu:”Người sanh ra vốn yên-lặng, ấy là tánh tự nhiên, khi xúc động va chạm vào sự vật mới có rung động, chuyển xây, ấy là cái “Dục” của Tánh vậy.

            Theo nghĩa ấy:

            - Một đàng Đạo-Thể là “Vô” nên không là đối-tượng của hữu h́nh làm rung chuyển ḷng người, v́             thường nó rung động bởi một cái ǵ “hữu h́nh”

            - Một đàng tâm-hồn đạt tới trạng-thái “Hư Tâm” tương tợ “Đạo Thể”, thời không c̣n rung động, không nghĩ, biết.. Tóm lại, bao lâu tâm hồn c̣n u-lỳ lại dưới t́nh trạng “hữu”, cái ǵ cũng phăi có ra trước mắt, hay h́nh ảnh hiện ra trong tâm trí hoặc bằng ấn-tượng , hoặc bằng khái-niệm thời ta mới rung động. Lúc ấy ta mới xem thấy cái “Dụng” (État manifesté) của Đạo, mà hể có phát xuất lẽ tất nhiên là có “Khiếu”. Khiếu là giới hạn, khi đă có giới hạn là có gây ra mâu-thuẩn, có mâu thuẩn th́ có phá hoại lẩn nhau, có h́nh sắc, có dài vắn, có trên dưới.

            V́  thế “Hữu Dục” thời nh́n thấy “Khiếu”, thấy muôn h́nh vạn trạng sanh-sanh, hoá-hoá, biến đổi không ngừng, rốt cuộc thành cơi đời muôn ngàn trạng-thái ngổn-ngan rối-rít, chính đó là đối-tượng của khoa-học, Lư, Hoá, vạn vật...hiện giờ. V́  đó, những hiện-tượng vũ-trụ kết thành một tấm lưới, chi chít những “phức-thể-tánh” hay là “dị-thể” (la multiplicité des êtres), mỗi loại lại có những cái Khiếu riêng và chung, không những phân tán lối biết của ta theo khoa-học lẻ-tẻ mà c̣n phân tán cả tâm hồn ta theo một cái hiểu biết “hữu dục”

            Ở đây, tôi thử đem so sánh cái “Hữu Dục” của Lăo-Tử với khái-niệm “Ngũ-Uẩn” của nhà Phật. Mặc dầu không phân tách tỉ-mỉ và hợp tâm-lư  con người như nhà Phật, nhưng chữ “hữu dục” của Đạo-Học cũng nói lên t́nh trạng mờ ảo trong tâm trạng chưa đạt  được Đạo-Thể Vô Dục. Như là:

 “Minh-Trí tức là Chơn-Tâm  “Minh-Biện” là Vọng-Tâm

“Vọng-Tâm là “Hữu-Dục” -” HưƠu-Dục th́  c̣n lẩn-quẩn trong b́nh diện Ngũ-Uẩn”

“Tri-Thức” bằng “Sắc-Uẩn” là H́nh thể sự vật và con người.

“Tri-Thức”  bằng Thọ-Uẩn” là Cảm-Giác.

“Tri-Thức”  bằng “Tưởng-Uẩn” là Tưởng-Tượng tri-giác.

“Tri-Thức” bằng “Hành-Uẩn” cấu tạo Trí-Tuệ.

“Tri thức” bằng “Thức-Uẩn” cấu tạo Tri-thức.

            T́nh trạng “Hữu Dục” của Đạo-Học có, là ǵ  nó lệ thuộc bởi những hiện-trạng “Khiếu” bên ngoài. V́  cái “Khiếu” đó nó quy định lối biết “Hữu-Dục” mà bản ngă chưa đạt tới trạng-thái “Vô-Vi” của Đạo-Thể. V́ vậy, tŕnh độ tri-thức vẫn c̣n lệ thuộc vào b́nh diện khách quan của Duy-nghiệm và Duy-niệm, nên bất cứ lối diễn tả nào của b́nh diện tri-thức ấy cũng không sao diễn tả nổi Đạo. V́  Lăo-Tử đă nói: “Đạo chi xuất khẩu, đạm ḥà kỳ vô vị - ĐĐK 35 - Hể ai nói nhiều, tức là biết Đạo rất ít” cho nên ở đây nếu càng hùng biện giỏi lại được coi là mới bập-bẹ, bởi v́:” Đại biện nhược nột - ĐĐK - 45”. Nếu bảo rằng biết Đạo th́ phải kể như không biết ǵ hết, là v́ biết đủ mọi chuyện tạp nhạp mà lại không biết chuyện quan trọng nhứt của đời ḿnh, đó là:       

                                    1/- Bản thể của ḿnh đồng nhứt với Bản-Thể thần-minh

                                    2/- Ḿnh có thể trở nên cao đại, nếu ḿnh thực hiện cho được cái “Đạo”

th́ đó là ḿnh chỉ biết phần nào thôi, nên Lăo-Tử có câu:”Tri Bất tri thượng, bất tri tri bịnh” ĐĐK.71 và Ngài cũng nói, trước khi chấm dứt cuốn ĐĐK bằng một lời nói rất thấm-thía là:

Khi ta nói lên lời nói chân thành (Tín ngôn bất mỹ)

                phát xuất từ ḷng của ḿnh th́ lời nói ấy không văn-hoa, mỹ miều.

             Lời nói hoa mỹ là những lời nói thiếu chân thành (Mỹ ngôn bất tín).

              C̣n người lành th́ lại không hay tranh biện (Thiện giả bất biện)

             Cũng như người biết là người không học rộng (Tri giả bất bác)

            C̣n người học rộng th́ không biết (Bác giả bất tri)

Tạm dịch thành thơ:

Lời ngay giản dị tầm thường,

Những lời sảo trá, văn chương mỹ miều.

Người  lành chẳng biện luận nhiều,

Khéo chiều biện luận, lắm điều gian ngoan.

(ĐĐK - 81)

Xuyên qua dữ kiện nêu trên, ta mới hiểu lập trường “phản duy trí” (Anti-intellectualisme) nói chung của nhà Đạo-Học đầu tiên trong việc muốn t́m hiểu Chơn-Đạo. Mạng lịnh của Ngài là mạng lịnh cương nghị “Tuyệt học vô ưu” V́ thực thể tuyệt-đối không thể dùng tri-thức lư-trí mà đạt tới được. Lập trường phản duy-trí của Lăo-Tử là hậu quả của lập-trường huyền-nhiệm của Ngài. Bởi v́ tri-thức không bao giờ đạt tới tuyệt đối. Với Đạo-Thể tuyệt-đối, cái biết tột bực vẫn c̣n là ngu dốt  (15) (Đại thành nhược khuyết - ĐĐK 45). Đến đây, ta liên tưởng đến câu nói của Plotin, một nhà triết-học huyền-nhiệm Âu-Châu đặt vấn đề “Tri-Thức về Nhứt-Thể” như sau:

            “Khi linh-hồn sở đắc được một tri-thức có tánh cách khoa-học nào rồi th́ nó tự nhiên rút lui xa Nhứt thể Tánh và không c̣n là đồng nhứt nửa; v́  khoa-học hay (tri-thức khách-quan) bao giờ cũng ngầm chứa lối luận-lư (raison discursive) diễn dịch, và luận-lư diễn-dịch lại ngầm chứa phức-thể-tính (la multiplicité). Vậy muốn đạt đến Nhứt-Thể-Tính (Unité) ta cần phải vượt lên trên khoa-học và không bao giờ được rút lui khỏi cái thể “Nhứt Tính tuyệt-đối”. Vậy phải tuyệt giao với khoa-học với những đối tượng của khoa-học (16)

            (Ennéadeades 6è - Livre 9 - collection Budé)

            Quí Huynh Tỷ chúng ta thường nghe nói phương-pháp tri-thức của Đạo-học là “tri-thức tiêu-cực”, nếu là “Tri-thức tiêu-cực thuần-thúy” thời Đạo-học  không sao tránh khỏi 2 nguy cơ luôn luôn đe dọa. Đó là:

Hoài-nghi-thuyết (Scepticisme) và Hư-Vô chủ-nghĩa (Nihilisme)

            1/- Tiêu-Cực tuyệt-đối sẽ dẩn con người vào một t́nh trạng hoài-nghi tất cả các chơn-lư trên đời và dể đâm ra bi-quan lăng-mạn. Lịch sử Đạo-Học đă sản xuất rất nhiều tâm-hồn bi-quan với thế sự như thế, v́  họ hiểu xuyên tạc ư nghĩa cao-siêu của lư-thuyết. Hơn nữa, tiêu-cực tuyệt-đối c̣n sanh ra thái-độ chối bỏ tất cả mọi sự và coi mọi sự là hư-ảo. Như thế, tâm hồn ta như đứng trước một vực thẩm hư-vô.

            2/- Nhưng đàng này không, theo Lăo-Tử, bên trong cái tiêu-cực đây lại có cái tích-cực hoàn toàn hơn, siêu-việt hơn; bởi v́ bản-thể của vũ-trụ là “Không” rồi “Không sanh ra “Có”, chớ không phải cái “Không” nghèo-nàn như ta lầm tưởng.  Vậy“Vô-Vi” hay “Ngu” mà Lăo-Tử thường nhắc tới trong ĐĐK phải hiểu theo nghĩa tiêu-cực để rồi mới thấy cái tích-cực huyền-diệu.

            Sự kiện nầy ta gặp không ít trong lịch sử Tây-Phương như:

            - Quan-niệm “Docta ignorantia” (Knowignorance) là “Ngu” của Nicolas de Cues mà giáo-sư Paul Demieville ở Collège de France cũng đă nhạân định sự tương-trợ đó giữa Đạo-Học và chủ trương của nhà triết-học Đức.

            Trong bài tựa quyển Histoire de la philosophie chinoise (bản dịch bằng Pháp Văn) của Phùng-Hữu-Lan, Demieville đă phê b́nh Phùng-Hữu-Lan v́ ông coi quan niệm Docta-ignorantia và phương pháp tiêu-cực là độc sáng của một ḿnh Đạo-Học. Trái lại, dưới ảnh hưởng của Plotin, các nhà thần-học và triết-học Âu-Châu đă thấy nói tới quan-niệm Apophasis là quan niệm tiêu-cực mà sau nầy người ta gọi là Théologies apophatiques hay négatives.

            Cái “Ngu” đây cũng là cái “Ngu” Ignorance savante mà Socrate chủ trương.Cô Simone Weil đă diễn tả t́nh-trạng đó trong Pesanteur et  la Grâce rằng:”Đây là định tắc (postulat) của Hermès, cái  tuyệt-cao lại giống với cái rất thấp, đó là cái định-luật cốt yếu của thực-thể. V́ vậy mà con đường “bất bạo động” của thánh nhơn bên ngoài h́nh như là nhu-nhược; sự hiền-triết tột bực đưa đến chổ như người đần độn” (17)

            Xuyên qua những khuynh hướng tiêu cực trên, tóm lại chỉ có một chữ “Ngu” (ĐĐK 20) mà Lăo-Tử đă thốt ra câu:”Chúng nhân dai hữu dư, nhi ngă độc nhược di, ngă ngu nhân, chi  tâm dả tại”.Bởi v́ “Mọi người không ai là không có hoài bảo, nuôi cái chí lớn, ấp- ủ cái khí cao, tràng trề đầy dẩy trong tâm hồn. Mọi người đều có thừa, nhưng riêng chỉ có ḿnh ḿnh, không làm, không muốn, không ham, dường như nó không đủ cho ḿnh và có cái ǵ bị mất mát. Hay là có lẻ trí của ḿnh không biết biện biệt, phán đoán, tâm của ḿnh không biết  thèm mong muốn ưa chuộng. Do vậy mà t́nh của ta không thể thấy rơ được mà con người của to tỏ ra như cù-rù thơ thẩn như kẻ đần-độn ngu si”. Đấy, quí Huynh Tỷ thấy rơ đức Lăo-Tử nói lên cái “Ngu” của nhà hiền-triết  mà chú giải đoạn nầy, Henri Maspéro phê b́nh rằng:: “Lăo-Tử, trọn đời Ngài không để lại một vết tích ǵ về đời sống của Ngài, nhưng h́nh như Ngài đă “phát họa về ḿnh một chân dung tâm-lư” lạ thường để làm nổi bậc tánh cách huyền-niệm cô đơn của Ngài” (18)

            Ở đây, ta mới nhận rơ cái tánh cách đối lập mà Lăo-Tử muốn nhấn mạnh để làm nổi bật cái “hữu vi” của nhân-thế và cái biết “Vô-Vi” của Ngài. Giữa hai cái biết có một sự khác biệt là:

            1/- Một bên th́ :”Chúng nhân hy-hy, như hưởng thái  lao, như xuân đăng đài”. V́  mọi người hớn hở vui mừng như thọ hưởng cổ thịt trâu, như  hưởng một mùa Xuân lên đài. Để rồi chúng nhân dai hữu dư, thế th́ mỗi người đều có dư thừa.

2/- Trái lại, c̣n một bên th́ “Ngă độc bạc hề kỳ vị triệu, như anh nhi chi vị hài, luy luy hề nhược vô sở qui”  (ĐĐK 20). C̣n ta, một ḿnh lặng bặt chẳng chút phô trương, y như trẻ thơ chưa biết mỉm cười, dáng điệu phờ phạc, linh đinh vô định, và “Ngă ngu nhân chi tâm dă tai” là v́  ḷng ta là ḷng con người ngu dốt”

 th́  cũng  như “Ngă độc ngoan thả bỉ,” c̣n riêng ta ngu, thô kịch, dốt nát hẹp ḥi! (ĐĐK - 20)

            Trạng thái “hiểu biết” và “sinh sống” của nhân thế là cái “biết và sống bằng cảm-giác, bằng tham-dục, đối với họ: ngũ sắc, ngũ thanh, ngũ vị là những ǵ rơ rệt có sức gây nên sự ham muốn nên tỏ cái hữu vi hữu dục bằng những cái mừng vui hớn hở, cái biết của họ dường như dư, ḷng ham muốn bao kỳ vọng đều được thừa. C̣n đối với việc “tri đạo” th́ tục nhân không nghĩ tới, v́ nó hư vô, cô độc, nghèo nàn.

            Đối với Lăo-Tử, người nào tự  xưng là theo Chơn Đạo, thời phải biểu lộ cái lối sống và biết khác hẳn với nhân thế, phải t́m hiểu cái nguyên lư bên trong của Đạo, ngoài ra không để tinh-thần ḿnh bị ch́m đắm vào cái học hiện tượng như “tục nhân”. Cái học tinh thần c̣n đ̣i một điều kiện thuận tiện là t́nh trạng sống ẩn dật, không chấp trước dư luận của cuộc sống ngoài xă hội, để tập trung tinh-thần vào một điểm nguồn gốc căn bản, thay v́ tản mát trong muôn vàn tiểu-tiết chia ly.

            Trong cuộc đời của Emerson đă đi qua cho đến cuối đoạn đường đời, ông mới viết ra cuốn  “Society and Solitude” không ngoài mục đích đó. Ở đây, chúng tôi dài ḍng để nêu ra sự đối lập giữa Đạo-Học và Tu Học, giữa những cái Biểu Dương rần-rộ của chúng nhân với cái Ngă vị đơn độc, tức là cái Cảnh cô tịch. Lăo-Tử muốn đề cao cái mà nhân thế cho là “Ngu”, nhưng cái Ngu của Ngài được hun đúc bằng một cuộc đời ẩn dật và tự tin  vào sức mạnh cá nhân, lại là một nguồn nghị-lực vô song, huyền-diệu như Đạo. V́ thế mà cùng quan-điểm với Lăo-Tử, L.Lavelle đă quyết xác rằng:”Không một ai làm nên sự nghiệp vĩ-đại trên đời mà trước khi hoạt động, họ đă không thể thu hồi được ư-thức về ḿnh, tức là họ phải tự rút lui vào một cảnh cô tịch hoàn toàn như con ṣ rút vào vỏ đóng kín. Nhờ đó mà họ khám phá ra được mầm mống, giúp  tư cách con người họ phát triển với sức mạnh lư-tưởng tiềm ẩn của họ (19).

            Đó là ư nghĩa chơn thật của chữ Ngu mà Lăo-Tử muốn truyền dạy cho đời để họ có khă-năng đón nhận một chơn-lư tiếp liền, tức là: “Trí hư  cực, thủ tĩnh đốc “(ĐĐK 16). Đi đến  chổ “Hư-Cực Tĩnh Đốc”, tức là tách ra khỏi ṿng biến chuyễn trần-hoàn với Trời với Đạo.

            Bước một bước nữa để vượt lên trên b́nh-diện giác-quan hay lư-trí, để đạt tới chữ “Ngu” cũng chưa đủ, con người học Đạo c̣n phải theo luyện một kỷ-thuật  khe-khắt, mực độ cao nhứt trong tri-thức-luận đó là “Tâm Trai” của Trang-Tử qua vẫn dụ:

            - Nhan-Hồi phỏng vấn Trọng-Ni về Tâm Trai.

            - Trọng-Ni đáp: “Ngươi phải nhứt trí không nghe bằng tai, mà nghe bằng tâm-hồn” (nhược nhất chí, vô thính chi dĩ nhĩ, nhi thính chi dĩ tâm) và chỉ có Đạo là tập trung được hư-không (Duy Đạo tập hư) mà Hư-Không là chay tịnh của tâm-hồn (Hư dă tâm trai dă).

            H.Maspéro công nhận kỹ-thuật Tâm Trai  đây là kỷ-thuật dẫn ta vào liên kết trực tiếp với Tuyệt Đối Thể. Nó là chổ đơn giản, rất đơn giản mà thâu nạp được mọi phiền tạp bằng phế bỏ xa ĺa sự vật ngoại tại, gát ngoài tai mọi dư luận phê phán về ta để đơn-giản-hóa, quy hồi, tập trung tâm-hồn để một khi trút sạch mọi ảnh hưởng bên ngoài rồi, tinh-thần mới được rănh rang, có thể lănh-hội được thực-thể mà đi vào hiệp nhứt huyền-đồng cùng tuyệt-đối (20). Đây là ngă ba, nơi gặp gở những

                                    -  quan niệm: Sunyata  (chơn không) của Thiền

                                    - quan niệm : Asamskrata và Nirvana của Phật

            Nơi đây là nơi mà, tất cả những yêu sách của con người phải phủi bỏ hết để vượt lên trên chổ tâm trai, tới cái biết bằng kinh nghiệm bản thân. Lối biết nầy không cho phép  “chủ tri”  đứng ngoài “thụ-tri”, không c̣n là một “đối diện” (Gégenstand) mà nó lại thâm nhập vào tận thâm-tâm con người, bao hàm cả hữu  thể của họ. Chính nó là một “Bao-Dung-Thể” (Englobant) (das Ungreifende) theo danh-từ của Jaspers.

            Đối-tượng nầy vượt trên t́nh trạng ly khai chủ-thể và khách-thể mà W.James (trong Variétés of religions  Expériences) cho đó là t́nh trạng của nhà huyền nhiệm ,có khă năng chọc thủng bức màng thế giới thiên-nhiên hay cảm-giác để đi vào hiệp nhứt với thực-thể cao hơn” (21). Trên b́nh-diện tri-thức nầy, mọi đối tượng ngoại tại phải được loại trừ hết, để chỉ c̣n có tâm-thức, để đi đến mức “Chí Hư Cực”

            Ông Plotin cũng nêu lên một nguyên-tắc tâm trai để hướng tâm-hồn về hiệp đồng với Nhứt-Thể như sau: “Theo ông phải thoát-ly”:

            - Phải thoát-ly, không những các” đối-tượng cảm-giác” là những đối-tượng thấp nhứt, mà

            - Phải thoát-ly cả những “đối-tượng cao nhứt”, tức là cái “khái-niệm”

            - Phải tiến lên cho đến “nguyên-lư nội-tại” (principe intérieur) của “bản-ngă” và phải hoá thành“nhứt Thể”, thay v́ c̣n ù-lỳ lại ở t́nh-trạng phức-thể, nếu ta muốn chiêm ngưỡng nguyên-lư tối cao là “Nhứt-Thể (Unité).  (22)

*

*      *

            Đến đây, ta đă thấy rơ lập trường của Đạo-Học.

     Đứng trên phương diện tiêu-cực, lập trường đó dẫn ta tới một lối biết bằng kinh-nghiệm, bằng trực-giác

            Chính Lăo-Tử đă kinh nghiệm trực-giác đó, v́ vậy mà triết-thuyết của Ngài chỉ căn cứ trên một điểm duy nhứt là “Tuyệt-Đối-Thể” hay Đạo. Nếu ai muốn thấu rơ ư nghĩa đó, mọi người đều bắt buộc phải tự ḿnh làm lấy cái  kinh nghiệm, chớ đừng lấy lư-luận.

            Trực-giác ấy là một trực-giác rất đơn giản mà H.Bergson đă nh́n nhận Lăo-Tữ là người đă đạt được tŕnh độ cao nhứt của triết-học v́ yếu tánh của triết-học là tinh-thần đơn giản, mà cái ǵ c̣n phức tạp đều là phiến-diện và cái ǵ c̣n hệ-thống-hoá được là c̣n phụ thuộc.

            Vậy muốn biểu Đạo-Học th́ phải làm sao?

            Theo ông Bergson:

            “Muốn hiểu rơ Đạo-Học th́ không được xa ĺa trực-giác. Thay v́ đi quanh quẩn theo kinh sách, văn thư, ngôn ngữ th́ ta phải đi ngay vào trung tâm tư-tưởng của triết-gia và càng như thế th́ ta càng thấy lư-thuyết của Ngài bừng sáng lên”

            Với điều kiện trên, Đạo-Học đă thực hiện đầy đủ, v́ vậy nó không để cho các danh từ phức-tạp làm mất tánh cách đơn giản của tinh-thần. Đối tượng đơn giản ấy phải được lư-hội bằng một trực-giác cũng đơn giản.

            - Northrop gọi đó là “Khái-niệm bằng trực-giác” (Concepts by intuition), thay v́ “Khái-niệm bằng định tắc luận”(Concepts by postulation)

            - B.Russell gọi đó là “Tri-Thức lư hội” (Knowledge by acquaintance).

            - Eddington gọi là “Nội-tri”  (Intimate)

            - Ngày nay, các triết-gia thường gọi là “Sự kiện Sơ Thũy” (Fait primitif).

            -Thế th́, sự kiện sơ thủy của Lăo-Tử chính là Tuyệt-Đối-Thể vậy.

            Đó là điểm mà chúng tôi xin tŕnh bày ở đoạn sau đây.

                        2/- Thực-Thể-Luận:

                        Quan niệm “Tri-Thức-Luận” nêu trên, mới là bước đầu của phương-pháp giúp cho ta đi tới việc t́m hiểu Tuyệt-Đối-Thể. Vậy theo quan-điểm Thực-Thể-Luận ta cần đặt câu hỏi:

- Yếu -Tánh hay Thực-Thể của Tuyệt-Đối-Thể là ǵ?

            - Yếu-Tánh của Tuyệt-Đối-Thể là phải thâm nhập trực-giác.

            Nếu muốn hành cho đúng phương pháp tiêu-cực nói trên th́ mọi người chúng ta đều phải ngồi im bặt mà toạ-thiền. V́ Tuyệt-Đối-Thể không thể quan niệm nổi nên có câu:

 “Đạo khả đạo phi thường Đạo” (ĐĐK - 01).

cũng không thể dùng danh từ mà diễn tả nổi, v́ “Danh khả danh phi thường danh” (ĐĐK -1)

            Nhưng với Lăo-Tử ta phải tự thú :”Cưởng vị chi danh viết Đại” -

                                                   “Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo” (ĐĐK 25)

            Nếu gượng ép mà gọi tên. Ta không biết tên là ǵ, đặt tên chữ nó là Đạo.

            Nhưng sau khi đă khảo sát tên nó rồi ta phải vượt lên trên tất cả để chiêm ngưỡng. Bởi thế cho nên, trong quá tŕnh quản diễn luôn luôn ta phải ư-thức rằng: Tuyệt-Đối-Thể hay là Đạo là một thực thể đơn giản vô cùng (ĐĐK -25)v́ nó là đối tượng của một trực giác huyền nhiệm. Nhưng suy diển nó là một công việc rất tế nhị, phiền tạp, nhứt là đối với những người không đồng văn-hóa với tư tưởng của họ đang t́m hiểu.

            Ở đây tôi muốn nói đến các học giả Âu-Châu, thật vậy, đứng trên quan niệm về Đạo của Lăo-tử đă được nhiều tư-tưởng-gia Âu-Châu chú trọng đặc biệt. Họ coi đó là một nền siêu h́nh có tánh cách độc sáng nhứt của người Trung-Hoa (W.Bruggeer - Philosophishes - Weirtebuch - tr.402) và theo sử liệu các học giả Âu-Châu như H.Maspéro thường coi Lăo-Tử là một triết-gia đầu tiên đă áp dụng danh từ đó vào thực-thể tuyệt-đối. V́ tuyệt-đối đây không phải là một nhân-vị (Dieu personnel) như các quan-niệm thần-học Âuchâu hay trong tín-ngưởng của Tàu ở thời xa xưa ở Thụy-Sĩ đă nói trong luạân án của ông rằng:

            “Một khi quan-niệm Đạo là Tuyệt-Đối th́ danh từ Đức, ở phần 2 của ĐĐK được dịch là “Quyền-Năng, Khả-Thể của Đạo nội-tại, Đạo-Thể hịện ra trên các sự vật hiện hữu bên ngoài bằng tiếng Đức.

(Theo nghĩa Virtus hay Vis, hay Puissance là Siêu-H́nh).

            Vậy Đạo-Thể có trước và siêu vượt lên trên cả 2 nguyên-tắc Âm-Dương, tương tợ như quan-niệm. Kinh Dịch về trên quan điểm Tiêu-Cực, Lăo-Tử gọi là Vô-Cực đó là Tuyệt-Đối-Thể hay là Đạo.

            Rồi Đạo sanh ra Nguơn-Khí tức là Đạo-Thể  hay là Thái-Cực. V́ vậy mới gọi là Đạo sanh Một.

            Nguơn-Khí mới sanh ra Trời-Đất,  hay là Một sanh ra Lưỡng-Nghi, là Âm-Dương là Hai.

            Kế đến Trời Đất sanh ra Vạn-Vật, hay là Hai sanh Ba và Ba sanh Vạn-Vật.

            Nói về Luận-Lư, Lư là cái Tuyệt-Đối không thể nào thay đổi được sự vật, chỉ có sự vật lúc nào cũng thay đổi. Sự thay đổi đó đi một cách, hoặc nhịp nhàng hoặc rối loạn. Nên lời nói của Lăo-Tử không diển tả minh bạch và có thời thuận chiều và có lúc nghịch chiều.Tóm lại, Tuyệt-Đối ở đây được quan niệm như một Thực-Thể Duy-Nhứt (Unique) và Độc-Nhứt (Un) .

            Như vậy, Đạo-Thể của Lăo-Tử xét theo quan niệm Vô-Cực thời sau cùng sẽ là một quan niệm Nhứt-Thể (Un) của Plotin. Hơn nữa, ông c̣n quan niệm Nhứt Thể là “Siêu-Thể” (super essence hay Super Etre). Vậy cả hai: Đạo-Thể cũng như Nhứt-Thể đều là  Tuyệt-Đối huyền-niệm (Absolu mystique).

a) Tuyệt-Đối huyền-niệm là ǵ?

Là một quan-niệm về dữ kiện kinh nghiệm huyền-niệm, mà huyền-niệm kinh nghiệm  thường liên hệ với tôn-giáo. Ở đây, Tuyệt-Đối thường được diễn tả theo h́nh thức ngôi vị biệt lập hay hoàn toàn siêu-việt (transcendentalisme) với sự vật tự tạo. Nhưng trên quan niệm triết-học, tuyệt-đối huyền-nhiệm là Vô-Ngă, siêu-việt trên mọi phạm trù có tánh cách cảm-giác hay khái-niệm.

Lư do nào cho phép ta công nhận Đạo-Thể là Tuyệt-Đối huyền-nhiệm?

V́ trong Đạo-Học chỉ dành cho kinh-nghiệm huyền-nhiệm một  địa vị ưu tiên là:

Chỉ có kinh nghiệm huyền-nhiệm mới giúp ta đạt tới Đạo-Thể

ngoài ra c̣n gặp ở quan niệm Đạo-Thể những tánh cách riêng biệt như:

- Bất khả tự nghị (Impensabilité)

- Bất khả diễn taû (Ineffabilité)

- Siêu việt tính (Transcendance)

Trạng-thái Vô-Cực, như trên đă nói là: “H́nh ảnh diễn-tả yếu-tính của Đạo-Thể”. Nhưng chính do chổ “Vô” đó mà sanh ra muôn ngàn cái “Hữu”, v́ vậy Lăo-Tử nói ( “Hữu sinh ư Vô” - ĐĐK). Cái Vô là cái căn-bản nguồn gốc cho mọi cái Hữu và chổ “trở về” cho mọi sự khác.

Để làm sáng tỏ lời nói của Lăo-Tữ ta hăy duyệt qua quan-niệm về “vũ-trụ hiện tượng” tức là “vũ-trụ các thực-thể tương-đối” để sau cùng sẽ nhận ra chúng đối lập hoàn toàn với “Tuyệt-Đối.

Như trên, chúng tôi đă nói quan-niệm vũ-trụ không diển tả bằng một cách minh bạch như Kinh Dịch, nhưng Đạo-Học  đă tóm tắc vào một số quan-niệm rất đơn giản.

Từ “Vô-Cực” phát sanh nguyên-chất đầu tiên là Thái-Cực. rồi “Thái-Cực” sanh ra “Tứ-Tượng”, biến hóa ra muôn triệu vạn vật. Lăo-Tử nhắc lại phần nào ư tưởng đó trong Đạo-Đức-Kinh (ĐĐK) rằng:

“Đạo sanh Nhứt, Nhứt sanh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam sanh vạn-vật” (ĐĐK 42)

Về vấn đề này, Đạo-Học cũng như Kinh Dịch đều cho những thực-tại của vũ-trụ hiện tượng đang trôi theo ḍng biến dịch tựa hồ như một ḍng suối chăy xiết không ngừng.

b) Quan niệm Vô-Danh và Vô-H́nh

Giải về Vô Danh và Vô H́nh:

Giáo sư Radhakrishnan trong khi nói về “Métaphisics of Taoism” cũng đă chủ ư đến điểm nầy và ông nói:

“Những ư-niệm cốt yếu của Đạo-Học giống với những ư-tưởng then chốt của kinh Upanisads,

tức  là tánh-cách ngẫu-nhiên của vũ-trụ và thực-thể của một tuyệt-đối là những đặc-điểm chung cho cả hai nền tư-tưởng và những đặc-điểm ấy cũng đă được quảng diễn theo kiểu cách hơn kém giống nhau”.

Lăo-Tử căn cứ quan-niệm vũ-trụ trôi theo ḍng liên-tục như ḍng suối không bao giờ ngừng.

Tại sao khi mùa Thu đến thời không c̣n một chiếc lá với sắc đẹp của nó, cũng không c̣n một đoá hoa với hương vị của nó nữa? Bởi v́ đàng sau muôn vàn biến-trạng thấy có một thực-thể cuối cùng yếu tánh của nó không thể diễn tă, không thể tri-thức được, nhưng chính nó lại tồn tại và thể hiện ra qua các định luật của thiên-nhiên (31b)

V́ vậy mà Lăo-Tử đă nói:”Vũ-trụ với những biến-hóa trùng trùng điệp điệp kia là do Hữu danh vạn-vật chi mẫu”  (ĐĐK - 1) vàHữu dục dĩ quan kỳ kiếu”. Đó là những tư tưởng để tả sự phức tạp của những cái ǵ đă phát xuất ra bên ngoài của cái Đạo.

Vậy cho nên;

- Nếu xét theo “Thể” của Đạo th́ không có ǵ chia ly thành loại vật, nhưng,

- Nếu xét theo “Dụng” của Đạo th́ phát xuất ra ngoài thời  thấy có thứ loại khác nhau, có tên, có h́nh, có danh, có sắc. Trong vũ-trụ, ta thấy muôn vật ngổn ngang, dường như không có cái ǵ ăn khớp nhau.

Nếu dừng lại ở b́nh-diện sự kiện “Ngoại giới” thời có vật “Vô-Linh” lẩn lộn với vật “Hữu Linh”.

Mỗi bên lại phân ra rất nhiều cá-thể, nhiều hiện tượng biệt lập nhau cấu kết thành những đối-tượng riêng cho mỗi khoa-học. Bằng chứng là, nếu ta nh́n vào trường hoặt động hiện thời của khoa-học, ta thấy vũ-trụ hiện tượng tế nhị dường bao và khă-năng khoa-học hiện đại với những khám phá không gian, làm cho ta có một ư niệm sâu xa về cái phức tạp tánh củ vũ-trụ vật-chất. Rồi đến nội giới càng nhiều cảm t́nh, càng nhiều khe-khắc  u-uẩn của ḷng người quá sâu-sắc như biển thẳm không biết đâu mà đo lường.

Tóm lại, tánh cách phức-tạp và biến-hóa của trời đất, mỗi khi diễn ra trong ư-thức của chúng ta thời ta thấy như bị quay cuồn trước “cơn gió lốc”. V́ hai mănh lực đối lập nhau giữa: Phải-Quấy, Yêu-ghét, Thiện-Ác, thành những cập mâu-thuẫn để ủy diệt nhau. V́ vậy mà Lăo-Tử mới thâu dồn cả các sự kiện phồn-tạp và mâu-thuẫn tương-đối ấy vào một luận-lư:

“Thiên hạ giai tri mỹ, chi vi mỹ, tự ác  dĩ, tri thiện chi vi thiện

Tư bất thiện dĩ, cố hữu vô tương sanh, nan dị tương thành

Trường đoản tương h́nh, cao hạ tương khuynh,

Âm thanh tương ḥa, tiền hậu tương tùy”      (ĐĐK ch.2)

Tạm dịch thơ:

Người đời thấy đẹp biết khen,

Thế là cái xấu đă chen vào rồi.

Điều hay đă rơ khúc nôi

Th́ đà dang-dở lôi-thôi sanh dần.

Mới hay: “Không” “Có” chuyển dần,

Dễ sanh ra khó, vắn nhân thành dài.

Thấp cao tùy ngó ngược xuôi,

Tiếng ca, trầm bổng, ḍng đời trước sau.   ( Bs Thọ)

Bởi v́, những cặp: Mỹ Ác, Thiện bất Thiện, Hữu Vô, Nan Dị, Trường Đoăn, Tiền Hậu, Cao-Hạ, Âm Thanh, Mâu-Thuẩn rối beng, chính là do chúng không c̣n ở trong trạng-thái đơn giản mộc mạc của Đạo.

Người Âu-Châu rất thích thú qua câu chuyện:”Trang-Tử mơ ḿnh là bướm”. Rồi không biết ḿnh mơ bướm hay bướm mơ ḿnh. Đâ là thật và đâu là hư? và

Masson-Oursel tặng cho Trang-Tử là “Hégélien d’avant lettre”

R.Pétrucci, một học giả Ư đă chú giải với tánh cách tiệ-cực, tuyệt-đối của Đạo như sau:

“Đạo là nguyên-tắc đặc biệt của tư-tưởng Trung-Hoa mà ngôn ngữ Âu-Châu không thể diễn tả rỏ rệt được. Nó mang một h́nh thức phổ biến quan niệm theo một lời không có ǵ thuộc ngôi vị hay hạn hữu. Nó bao hàm quyền năng  mênh mông, hiện diện mọi mơi, với những thuộc tính riêng biệt, nó vượt trên mọi khă-năng hiểu biết của con người mà không bao giờ gây ra ư tưởng thô bĩ và quá cố định như chúng ta thường quan niệm vwề Thiên Chúa   (sans jamais donner naissance à l’idée plus mesquine et trop défini dont nous avons fai Dieu). Đặc điểm riêng của triết-học Trung-Hoa là quan niệm tánh cách vô biên của vũ-trụ mà không phải hạn hẹp nó vào ư tưởng sáng tạo  (32)

Ông Soothill, giáo sư ở Oxford đă so sánh ư tưởng mở đầu của ĐĐK bằng câu:

“Đạo khả đạo phi thường Đạo, Danh khả danh phi thường danh”

như một sấm ngôn với tánh cách trang trọng của bài về Ngôi Lời (Logos) trong Saint Jean.

Ông Ngô-kim-Hùng trong “Par de là l’Est  et  l’Ouest” có cảm tưởng rằng:”Lời trên đă đem gỳm-ngịp ta trong một đại dương huyền-bí (Océande mystère).  Quả thật danh từ Đạo là một danh từ để chỉ một thực thể tối cao, vượt trên mọi ngôn ngữ của loài người. Nó là nguồn suối của muôn vật và sinh-lực của muôn loài. Nhưng không tài nào định nghĩa hay phân minh, xác định nó được. V́:

- Đạo mà có thể nói được là không phải đạo vĩnh cửu, thường xuyên.

- Tên mà có thể gọi được th́ không phải tên tồn tại nữa.

Ông Vương-Bật chú giải:

“Danh dĩ định h́nh, hổn thành vô h́nh, bất khả đắc nhi định. Cố viết: Bất tri kỳ danh dă”

CuØng một ư nghĩa đó, nơi chương 32 và 41 ĐĐK cũng có nói:

“Đạo thường vô danh (ĐĐK - 32) -

“Đạo ẩn vô danh  (ĐĐK - 41”  (Thượng Đức nhược cốc)

G. Pauthier cũng chú giải Vô Danh của Đạo rằng:” Nguyên-lư tối cao của Đạo, cốt yếu là “Vô danh”. Nếu dùng một tên riêng mà gọi th́  nó sẽ thuộc số các sự vật có h́nh ảnh thể xác, như vậy nó sẽ không c̣n là “Danh muôn thuở  (Non Éternel) bất biến nửa (33)

Hà-Thượng-Công c̣n chú giải ư tưởng trên một cách huy-hoàng hơn. Ông nói:

Danh khă vị thị danh vô động, vô h́nh, vô cơ, vô hóa, vô cực, vô hư, vô tương...danh bất tri kỳ danh” và một câu khác “Cố danh dă khă danh, thị tâm danh kỳ danh, nan khẩu danh kỳ danh”

Nên chú ư danh từ “Vô tương” nó trực tiếp nói lên tánh cách vô tương-đối của Đạo,   Đạo vượt trên mọi sự vật một cách tuyệt-đối, không lệ tuộc vào một thực tại hiện tượng hay cặp tương đối nào.

 

c) Quan niệm “Hư” hay  “Chí Hư Cực”

Chúng tôi vừa tŕnh bày Tuyệt-Đối-Thể trên quan niệm Vô Danh, Vô H́nh. Nhưng Lăo-Tử c̣n đi đến cái chổ trống không, nhờ cái chổ trống không đó mà Đạo mới có chổ dùng, nghĩa là tách ra ngoài cái ṿng vạn hữu biến chuyển của trần hoàn (Hư Cực Tĩnh Đốc”. Bởi v́ có “Hư Cực” là khi nào ḷng ta không c̣n một chút nào vấn vương trần ai sắc tướng (ĐĐK - 16) th́ lúc đó “ Đạo mới xung nhi dụng chi”

thế nên Đạo vốn không mà dùng hoài không hết  (ĐĐK - 4)

Quan niệm về “Hư” cũng được diễn tă trong nhiều h́nh ảnh khác như: Bánh xe có 30 tay hoa, cái bầu ở giữa trống nhờ đó mà nó quay được “Tam thập phúc cộng nhất cốc, đương kỳ vô hữu xạ chi dụng”  ĐĐK 11)

và Chén kia lấy đất dựng gầy,

Nhờ ḷng chén trống mới hay được dùng (ĐĐK - 11)

Duyên thực dĩ vị khí, đương kỳ vô hữu khí chi dụng

Cũng như “Cất nhà trổ cửa  nhỏ to

Nhờ cửa mở trống cái nhà mới quang”

Tạc hộ dủ dĩ vi thất, đương kỳ vô hữu thất chi dụng - ĐĐK -11

Thường ta nghĩ đến cái Dụng của đồ vật là cái ǵ đó có h́nh thể rắn chắc. Nhưng Lăo-Tử th́ nhận xét ngược lại. Cái nhận xét đó nói lên cái Hư của Đạo; là v́  cái “Dùng” của Đạo là ở chổ Không, chớ không phải ở cái Có, v́ “Vô Danh thiên địa chi thủy”

Hư Vô c̣n được làm sáng thêm bằng h́nh ảnh “Cốc Thần” (Đạo). “Cốc Thần bất tử”tức là trong hang trống không, một thứ vô h́nh mượn làm tượng trưng cho Đạo (xem ĐĐK Bs Thọ tr.109)

H́nh ảnh “Huyền-Tẩn” hay “Thiên Địa chi gian kỳ do thác thược hồ, nữ nhi bất quất: ĐĐK - 5 giống như ống bể thợ rèn, trống không mà không kiệt. Tất cả những cái trên là để diễn tả cái Thể của Đạo là Hư-Vô nên mới nói “Huyền chi hựu huyền” ĐĐK - 1

Nếu đem so sánh h́nh ảnh “Hư Không của Đạo với h́nh ảnh Không-gian trống rổng trong Phật-học mà ông A.Bareau gọi là “Le schème vide de l’espace géométrique”, theo quan niệm Asamskrita Nirvana trong kinh Sutra của Tiểu-Thừa để làm ẩn dụ cho t́nh trạng Niết-Bàn. Không-gian đó là nơi ẩn náu, bờ cơi

bên kia, quần đảo biệt lập.

Trạng-thái Hư-Vô nhưng đầu sức mạnh và sinh khí, theo nghĩa siêu h́nh đó lại phải ngầm hiểu với một cuộc diện tích-cực của Đạo-Thể. V́ Đạo là chổ phát sanh, là nguồn gốc của muôn loài nên nói “Vạn vật chi mẩu” (ĐĐK- 1) và “Hữu vật hổn thành tiên thiên  địa sinh, tịch hề tiêu hề, độc lập bất cải, chu hành nhi bất đải, khả dĩ vi thiên hạ mẫu” ĐĐK - 25”, tạm dịch “Có vật hổn thành, hổn độn mà nên, sanh trước trời đất, yên lặng trống không, đứng một ḿnh mà chẳng thay đổi; đi khắp nơi mà không biết mỏi, có thể làm mẹ thiên hạ” Và Lăo-Tử cũng nói: (Đạo thường vô danh, phác tuy tiểu, thiên hạ bất cảm thần.  Hầu vương nhược năng thủ chi, vạn vật tương tự tân) - ĐĐK ch.32. Tạm dịch xuôi:

Đạo thường không tên, mộc mạc,

Tuy nhỏ, dưới trời không ai bắt được nó nên phải thần phục

Nếu bậc vương hầu giữ được nó, vạn vật sẽ thuận phục

Trời đất ḥa hợp làm cho móc ngọt  rơi xuống

Dân không phải sai khiến, mà chia đều nhau   -   (Bs Thọ)

Hơn nửa, lớn nhỏ, c̣n bị phủ nhận là thuộc tánh của Đạo. V́ Đạo th́ không lớn không nhỏ. Nói cách khác, Đạo vừa lớn vừa nhỏ. Hai chữ Lớn Nhỏ, dùng để nói rơ thực tánh của Đạo-Thể phương tiện nào cũng tuyệt-đối vô cùng.

Trang-Tử viết ở Thiên-Thiên-Hạ (NHK) dẫn lời của Huệ-Thi, có câu: “Rất lớn không ngoài, rất nhỏ không trong” (chí đại vô ngoại...chí tiểu vô nội) chẳng qua là nhắc lại cái hiện tượng của Đạo vượt ra ngoài 2 phạm trù thời-gian và không gian, không lúc nào là không hằng có.

Đạo thường không là ǵ, mà không cái ǵ là nó không làm “Đạo thường vô-vi nhi vô-bất-vi” ĐĐK 37.

Lại cũng nói: Cửa ngỏ của “Mẹ nhiệm mầu” sâu xa ấy là gốc rể của Trời Đất “Huyền tẩn chi môn thị vị Thiên Địa căn - ĐĐK - 6”.

Tóm lại,  “Đạo Hư Vô lại là nguyên ủy, là sức đẩy muôn vật vận động không ngừng, biến-hóa vô cùng.”â hay “Đạo Yên Tĩnh

 

IV.- Kết luận

Sau một truyền-thống trường kỳ và bao nhiêu công phu khảo cứu, trau đổi ư kiến giữa các học giả Âu và Á, nhờ đó ngày nay ta mới thấy vấn đề “Tuyệt Đối” giải đáp một cách sáng sủa hơn trước.

Đây là một giải đáp  chung cuộc mà cũng là điểm gặp gở nhau của nhơn loại “Xa Xưa” và “Hiện  tại”. Đáng kể nhứt là về quan điểm nầy có triết gia K. Jaspers. Theo ông “Tuyệt Đối Thể”  được hiểu theo quan niệm huyền-nhiệm là “Bao Dung Thể (Englobant - das.Umgreifende).

Nếu đúng thế th́ đó là quan niệm chung của các nhà huyền-nhiệm. Ông viết:

Tuyệt Đối Thể hiện hữu trong Vô-Cực, nhưng Vô-Cực nầy đầy ứ những khă-năng-, tánh nhiều hơn những thực-thể của vũ-trụ, trong Vô mà Vô nầy hơn Hữu, trong một căn-bản không xác định nổi, nhưng nó lại là căn bản lớn hơn mọi xác định đă trở thành đối tượng. Tóm lại, nó là Bao-Dung-Thể”(24)

Nếu chúng ta đồng ư  cùng Jasspers công nhận Đạo-Thể là Bao-Dung-Thể, , v́ Bao-Dung-Thể là Đạo th́ nguồn gốc của Đạo là chổ hồi phục của muôn loài. Vậy th́ tư tưởng của Đông-Phương hay Tây-Phương đều gặp nhau ở tụ điểm. Tánh cách “nguyên-ủy của Đạo, theo quan-niệm thường t́nh, ta chỉ nh́n nó như một khởi điểm chổ phát sinh là Tạo-Hoá, nhưng theo Lăo-Tử, Đạo c̣n phải là chổ quy hồi của muôn vật, nhứt  là của con người trên vũ-trụ.

Để hiểu rơ điểm nầy, chúng ta có thể theo Jaspers quan niệm một biện-chứng-pháp theo Plotin. Theo nhà triết-học Hi-Lạp, Nhất Thể (Un) là đích điểm phát hành, Jaspers gọi là Abfall (progession ou chute), mọi cái ǵ bên ngoài Nhất Thể như : Tinh-Thần, Linh-Hồn, Vật-Chất đều do Nhất-Thể  mà phát xuất. Nhưng phát xuất ra rồi mọi sự đều trở nên phức tạp, lẻ tẻ chia ĺa, hổn hợp, như t́nh-trạng vật-chất là đợt phức tạp hơn hết.

Vậy một khi cảm thấy ḿnh bị sa-đoạ, càng xuống xa Nhất-Thể bao nhiêu càng sa-đoạ  bấy nhiêu và như  luyến tiếc nhớ nhung, tự thú nhận trong nội tâm rằng: “ḿnh đă phản bội với “Nhất-Thể Nguyên-Thủy” (trahison avec l’unité primitive de l’être). Cái mà Nietzsche đă nói trong “La Naissance de la philosophie”. Giờ phút ư-thức ấy là giờ phút quyết liệt thúc bách muôn việc t́m “lai hồi” về Nhất-Thể.

Thế th́, trong Đạo-học, Lăo-Tử cũng dùng một biện chứng tương tợ để diển tả. Ông nói:”Phản giả Đạo chi động - ĐĐK - 40.  Sức vận hành và diển tiến của “Dụng” Đạo ra ngoài, đồng thời c̣n là sức trở về.

Hữu do Vô mà ra, thời sau cùng phải nhắm vào “Vô mà lai hồi.

Nói khác đi, mọi sự đă do Đạo mà phát xuất thời sau cùng cũng lai hồi Đạo-Thể “Phục qui kỳ căn - ĐĐK -16”  là trở về cội gốc căn bảb. Hay là”Đại viết thệ, thệ viết viển, viển viết phản - ĐĐK - 25. Lớn là đi ra, đi ra là xa, xa rồi phải biết trở về, mà “trở về”  là trở về cái chổ không cùng “Phục quy ư Vô-Cực” trở về nơi mộc mạc, đơn thuần của Đạo “Phục quy ư phác” lại trở về cái trẻ thơ, đơn sơ, đầy khă-năng vô-biên như con trẻ nh́n trong viễn tượng lớn.. “Phục quy ư anh nhi - ĐĐK - 28”. Cũng là đến lúc mà những bực học giả đă tới mức đầy đủ hoàn toàn “Khúc tắc toàn” sẽ quay lại với cái đơn-thuần tự nhiên, nghĩa là “trở về Gốc về Đạo”. “Thành toàn nhi qui chi - ĐĐK - 22)”. Mà khi đă phục hồi là thông minh, tránh được mọi tai ác: tương-đối, phức-tạp, bôn-chôn, lo-âu. “Phục mệnh viết thường, tri thường viết minh, bất tri thường vọng tác hung - ĐĐK - 16”.

Như vậy, quư Huynh Tỷ  thấy Đông Tây đă bắt  đầu trở về nơi Nhất thể đó. Nơi đó là cái chuẩn đích của con người Thánh Nhân, của Đạo-Học, củng là chổ “Huyền Đồng - ĐĐK - 56 của toàn thể nhân loại.


Tài liệu tham khảo

***

1 : H.Maspéro: Les religions Chinoises, tr.49

2 : Trưng diển do Otto (R) Le Sacré, tr.105 - Bản dịch Pháp-Văn.

3 - P.Pelliot: Autour d’une traduction d’une traduction sansrite du Tao to King, in Toung

4.- Legge: The Texts of Taoism S.E.B. Pref. XII-XIV passin.

5 - Trưng diển do Morot-Sir: “Plus la preuve est négativement et meilleure elle est, car le négatif;m il est l’infini donnée.

6  -Tout  ce qui parait dans le temps est la manifestation de l’éternel, mais notreperception et  notre compréhension actuelles  du monde ne nous donnent pas la connaissance du Réel; elles  traduisent seulement la conscience personnellle que nous en avons. Il s’ensuit que notre  etre extérieur se meut dans l’illusion que l’univers, tel qu’il lui apparait, est une réealité essentielle et permanente”

7 - Vô Danh: Sagesse de Lao-Tseu: bàn dịch  Paul Derain. Nhà chú giải c̣n ghi một tư-tưởng khác của người Âu-Châu tương tự:”Lorsque nous croyons connaitre une chose que ce soit une perception des  sens ou une idée, mais nous ne connaissons vraiment qu’un état de conscience correspondant  en quelque sorte à l’objet ou à l’idée. Nous vivons nous évoluons et  nous existons dans le monde de notre conscience et  c’est le seul monde que nous connaissons directement; c’est par lui que nous connaisons tout le reste”.J.J.Van der Leeuw: La conquête de l’illusion,  page:21.

14 - Tham chiếu (Tch) Chú giải của Dr Walpola Rahula: l’enseignement fondamental du Bouddhisme, trong “Présence du Bouddhisme, tr. 264-265.

15 - Tcheng kia-Huoang: Lao-Tzeu - La Voie et sa vertu, tr.20. “Abolis l’étude car...La  Réalité absolue ne peut être atteinte par la connaissance intellectuelle...Cette position anti-intellectualiste de Lao-Tzue découle nécessairement de son attidue mystique. La connaissance ne peut jamais atteindre l’Absolu, celle dont se vantent les “intelligents’ n’est qu’ignorance, c’est un mal d’en nourrir l’illusion”.

16 - Ennéades (Enn) 6è liv.9, coll. Budé:”Auand l’âme acquiert une connaissance scientifique quelconque, elle se retire de l’Unité et cesse d’être une; car la science la raison discurtive et la raison discursive implique la multiplicité. Pour atteindre l’Unité, il nous faut donc nous élever au-dessus de la science et ne jamais nous retirer de ce qui est essentiellement Un; il             faut donc renoncer à la science, aux objets de la science”.

17 - Simone Weil: Pesanteur et la Grâce, do G.Thibon dẩn ư trong bài nhập đề tr.XIX. “C’est   le postulat d’Hermès, le plus haut ressemble au plus bas, loi centrale de l’être...Ainsi la non-violence des saint s’identifie extérieurement à la Lâcheté; “La Suprême aboutit à l’ingno-rance”

18 - H.Maspéro: Le Taoisme, tr.230 a tracé de lui-même un portrait psychologique remarquable qui met en luḿere son caractère de mystique mélancolique.

19 - L.Lavelle: La conscience de soi. Nul ne fera jamais de grand dans le monde s’il ne peut d’abord se replier sur soi-même, s’enfermer dans une solitude parfaite comme dans une coque dur ̣u il découvre le germe de sa propre croissance, le secret de sa force et de son destin”.

20 - Le Taoisme, page 234.

21 - W. Barrett: trưng diển  trong Zen Buddhism page XVII. “Who pierces the veil of the natural or sensuous world in order  to experiences direct union with the higher reality.

22 - Enn,6è liv,9 “se ramener à soi-même des objets sensibles qui sont les derniers de tous jusqu’aux premiers objets; il faut être affranchi de tous les vices,  qu’on tend vers le bien; il faut qu’on remonte au principe intérieur à soi-même et qu’on devienne un seul être au lieu de plusieurs, si l’on doit contempler le principe et l’Un”.

23 - Tch. chương 3, trang H, nh. m.b.d. Viêt- Nam.

24 - Jaspers:“Es bleibt...in der Leere voller an Moglichkeit als alle blosse Wirklichkeit, der Welt, im Nichtsein mehr als Sein, im unters-cheindbaren Grunde grosser als alles gegenstandlich unterscheidbare,bestimmte seiende. Es bleibt  das Umgreifende” - Die Grossen Philosophen.1. tr.:902.

25 - A.Bareau: L’Absolu en philosophie bouddhique, évolution de la notion de l’Asamskrata Thèse inédite, 1951, ptr1sentée comme thèse principale à la faculté des Lettres de l’Université de Paris, tr.292-296.

31 - Radhakrishnan: India and China “The Central ideas of Taoism are akin to those of the  Upanisads: the contingency of the word and the Reality of  an Absolute are common to both and devel oped on more or less the same lines.

Lao-Tsu takes his stand on the of Changes with is assumption that: all earthly are in a constant state of flusx the water of a stream which flow in without ceasing. When autuan comes, no leaf is spread because of its beauty, no flower of its  fragrance. Behind the mani    fold changes is an ultimate Reality, whose essence is unfathomable and unknowable and yetmanifets itself in the laws of nature.

32 - R.Petrucci: La philosophie de la nature dans l’art extre6me-oriental, tr.16.

33 - G.Pauthier: Le livre re1ve1le1 de la raison suprême et de la Vertu. tr:9

Le principe suprême (Tao) nommé par un nom propre, c’est qu’il serait du nombre des être nommé par un nom propre, c’est qu’il serait du nombre des être ayant des formes corprelles; ne serait point  nom éternel, immuable.

Hợp đồng giữa: Chủ tri và khách-tri: Identification du sujet et de l’objet.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh