Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Một phép tu dễ dàng mà công hiệu

 
        Nh́n trong thiên hạ, người tu rất nhiều, mà người không tu cũng vô số.

        Chỉ nói đến người tu, đa số đều theo một Tôn Giáo. Nói chung, Tôn Giáo dạy cho con người biết "phép tu" để sửa ḿnh, theo đường chánh, lánh đường tà, bỏ nẻo tối, theo đường sáng, hầu tự tạo cho bản thân ḿnh được hạnh phúc.

        Tuy nhiên "phép tu" từ Đấng Giáo-Chủ ban truyền ra cho các Tông-đồ, cho các nhà Truyền-giáo, lần hồi bị cái "tâm phàm" vẽ vời, thêm thắc, bịa đặt, làm sai lạc chơn-truyền, chánh-giáo.

        Thế cho nên, trong hàng ngũ Tôn Giáo thường xảy ra sự khảo đảo, sự tranh chấp, gây ra lắm điều bất ổn, hoang mang, hỗn loạn trong xă hội.

        Người sáng trí t́m Tôn Giáo với mục đích học "phép tu" để làm cho cuộc sống hiện tại của ḿnh được hạnh phúc và cuộc sống tương lai sau khi bỏ xác trần, linh hồn được tiến hóa cao.

        Thực tế cho thấy, đa số người vào Tôn-giáo ít khi có chánh tín, mà thường hay mê tín. Họ cũng tuân theo giáo điều, nhưng hành Đạo với cái tâm phàm, nên tạo ra khuynh hướng tôn thờ, đề cao, mê chấp theo sắc thái riêng, lập thành kiến chia phe rẽ phái, gây ra cảnh đối nghịch lẫn nhau từ nội bộ Tôn-giáo ḿnh ra đến bên ngoài các Tôn-giáo bạn. Sự cuồng tín lôi cuốn làm cho họ quên mục đích chính là t́m "phép tu" để sửa cuộc đời ḿnh trở nên hoàn hảo thánh thiện. Cách tu như thế là bỏ cái "Đạo ở trong" mà lượm cái "Đạo ở ngoài" nghĩa là bỏ cái Đạo nơi bản thân mà t́m cái đạo ở ngoài thân. Có ai biết đâu, cái Đạo nơi bản thân mới là chánh đạo, c̣n cái đạo ở ngoài là ngoại đạo.

        Người thuở xưa, hồi đời Thượng Nguơn, lúc Tôn-giáo chưa mở rộng sự truyền bá giáo lư ở thế gian, th́ các Ngài đi t́m đạo ở đâu? t́m "phép tu" nơi nào?

        Các vị Thánh Nhơn đời Thượng Cổ như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Phục Hy, Thần Nông, v.v... các Ngài t́m đạo ở đâu? t́m "phép tu" cách nào?

        Có lẽ các Ngài không t́m Đạo ở ngoài thân, mà t́m Đạo ở trong thân rồi tự phát minh ra cái "phép tu thân" để trở nên Nhơn Hiền Thánh Triết.

        Suy nghĩ cho thật kỹ, chúng ta thấy Tôn-giáo nào cũng dạy "phép tu thân" nghĩa là phép sửa ḿnh cho ra chơn chánh, ngay thật, thánh thiện. Theo phép tu đó mỗi người tín đồ phải tự sửa lấy ḿnh chớ không phải cầu xin Trời Phật sửa ḿnh giùm cho ḿnh. Luật lệ Tôn Giáo đem áp dụng vào bản thân, con người phải tự ban sự an vui hạnh phúc cho chính ḿnh chớ không phải tôn thờ Trời Phật, bợ đỡ Thánh Thần để các Ngài phù hộ ḿnh, ban phép lành cho ḿnh hưởng.

        Nói cho chánh lư, cái chánh đạo là phải tự tu, tự sửa, tự đạt, tự chứng chớ không đi xin xỏ với ai cả. Dù cho Trời Phật, Thánh Thần có Thiêng Liêng mầu nhiệm đến đâu, các Ngài không hề xu phụ cái tâm phàm của tín đồ mà ban ơn khơi khơi cho họ cứ ù-ĺ trong tối tăm mê muội.

        Hiện nay, ở vào thời kỳ mạt pháp nầy, người tín đồ Đạo Cao Đài được hưởng ân huệ nhận nguồn Giáo Lư trực tiếp nơi các Đấng Thiêng Liêng rất dồi dào phong phú.

        Thánh Ngôn,Thánh Giáo là ǵ?

        - Có phải là lời Tiên tiếng Phật, lời vàng tiếng ngọc hay không?

        Lời Tiên, tiếng Phật, lời vàng, tiếng ngọc dạy tín đồ cái ǵ?

        Chung qui các Ngài chỉ dạy tín đồ biết "phép tu" tức là cái phép sửa ḿnh, đem thực hành nơi bản thân hầu đạt được kết quả tốt đẹp trên đường tu luyện.

        Thật sự Tiên Phật chỉ muốn dạy cho con người biết "phép tu" chớ các Ngài đâu muốn cho con người tôn thờ, bái lạy, cầu xin nơi các Ngài, làm ra cái thân nô lệ đời đời nơi cửa Tôn Giáo?

        Cầu xin Trời Phật măi mà không tự tu, tự sửa th́ có khác ǵ những kẻ ăn mày. Tôn thờ Trời Phật măi mà bỏ cái đạo bế tắc nơi bản thân, th́ có khác ǵ thân nô lệ?

        Thật có ǵ đáng buồn cho bằng thấy thế nhơn thiên hạ cứ vẽ vời cái Đạo, sơn phết chữ "TU" ra nhiều lối phức tạp, nhiều cách rối ren.

        Người muốn tu thật và thật tu, không muốn bị quay cuồng trong ư niệm tu mê tín, tu ngoại đạo, tốt hơn hết là nên t́m cái "Phép tu dễ dàng mà công hiệu" hơn hết, đó là phép tu thân sửa ḿnh triệt để.

        Phép tu dễ dàng mà công hiệu nhứt là phép tu sửa thân tâm mà thôi.

        Tu sửa thân tâm, nói vắn tắt là "sửa ḿnh" và mục đích của việc tu luyện suốt đời chỉ có thế mà thôi.

        Các Đấng Thiêng Liêng, các Đấng Giáo Chủ mở Đạo ở thế gian cũng chỉ với mục đích duy nhứt là dạy con người biết tu thân sửa ḿnh để cải đổi cho người xấu trở nên tốt, cho người bệnh hoạn trở nên mạnh khỏe, cho người tà trở nên chánh, cho người ác trở nên thiện... và sau cùng cho phàm trở nên Thánh, cho tục trở nên Tiên.

        Đấng Chí Tôn tối cao, các Đấng Phật Tiên tối thượng đâu có ư muốn lập Tôn Giáo để qui tụ tín đồ về một phe với ḿnh, để thờ phượng ḿnh, tôn vinh ḿnh, đề cao ḿnh. Người tu làm sai "phép tu" không chịu tu thân sửa ḿnh cứ lo xây cất chùa chiền, Thánh Thất, Thánh Đường để tôn thờ bợ đỡ Trời Phật, lo lót Thánh Thần mà không chịu thực hành lời dạy của các Ngài, áp dụng "phép tu" để sửa ḿnh, giản dị như người dơ bẫn hôi hám dùng nước trong mà tắm gội cho sạch, th́ ngàn năm muôn kiếp Trời Phật vẫn là Trời Phật ở trong chốn cao xa diệu vợi, Thánh Thần vẫn là Thánh Thần ở trong chỗ u-huyền tịch mịch, mà chúng sanh vẫn là chúng sanh mê lầm, sa đọa, tội lỗi và đau khổ măi măi đời đời, kiếp kiếp mà thôi!

        Lấy ví dụ:

        - Đến nhà thờ: tôn vinh Chúa, Chúa cao cả, Chúa Thiêng Liêng, Chúa hằng sống... Đúng rồi! nhưng thờ phượng măi, tôn vinh măi, đề cao măi, mà lời Chúa dạy tu thân sửa ḿnh không làm th́ ngàn năm muôn kiếp Chúa vẫn là Chúa trong mơ hồ, mà người vẫn là người trong mộng ảo mà thôi!

        - Đến Ṭa Thánh chiêm ngưỡng Đấng Cao Đài Thượng Đế, sùng phụng Ngài, quảng cáo Ngài, mà ông Cao Đài Thượng Đế trong lương tâm ḿnh cứ để cho tối ṃ bế tắc, như vậy có phải đúng là môn đệ Cao Đài chơn chánh hay chưa?

        - Làm Pháp-sư giảng sư luôn luôn đi truyền giáo đề cao tài hay đức tốt, ca tụng quyền phép nhiệm mầu của đức Phật cao cả tuyệt vời... Đúng rồi! Nhưng Đức Phật đại từ bi, vô cùng khiêm tốn, Ngài đâu có thích cho người phàm cứ nịnh bợ đề cao Ngài măi. Ngài đâu có màng cho người phàm dâng cúng lễ vật, dập đầu bái lạy cầu xin ân phước, mà không hề thực hành "phép tu" do Ngài dày công chỉ dạy, th́ cứ măi làm thân nô lệ vô ư thức cho ư niệm mê tín dị đoan, làm ăn mày cho ư thức tu ngoại đạo vô bổ, vô ích và vô lư đó mà thôi.

        - Một ông Thầy có lương tâm muốn truyền đạt "phép tu" cho đệ tử. Nhưng đệ tử thay v́ tự hành đạo tu thân, kẻ tu hành mê mụi cứ lo đi ca tụng, quảng cáo tài hay trí giỏi, đức tánh siêu phàm, tŕnh độ minh triết của ông Thầy măi, th́ ngàn năm muôn kiếp Thầy vẫn là Đấng giác ngộ, c̣n tṛ th́ cứ si mê ngu dốt măi mà thôi. Ông Thầy Thiêng Liêng cao cả chắc phải buồn ḷng thất vọng vô cùng!

        Nói gần, nói xa không qua nói thật: người tu phải t́m "phép tu" rồi áp dụng "phép tu" để sửa đổi con người ḿnh cho phàm trở nên Thánh, cho tục trở nên Tiên. Nếu không được Thánh Tiên th́ cũng nên Hiền nên Đức. Tu như thế th́ có ai dám nói ḿnh dối tu? Nh́n trên thế giới hiện nay, chúng ta vẫn c̣n thấy nhiều Tôn Giáo mà tín đồ sùng bái Đấng Giáo Chủ một cách cuồng nhiệt. Xem họ tôn thờ và hành đạo đủ cách nhiệt thành và khổ hạnh phi thường. Khi đến Thánh Đường để lễ bái, cúng dâng th́ họ qú mọp khom lưng, dập đầu sát đất. Họ hành lễ một cách say sưa cuồng nhiệt, kiên nhẫn, từ giờ nầy qua giờ khác, từ ngày nầy qua ngày khác, từ tháng nầy qua tháng nọ, từ năm nầy qua năm khác, có khi suốt một kiếp đọa đày khổ hạnh, quên cả ăn, quên cả ngủ, quên luôn cả thân. Thành kiến tín thành của họ như vậy chẳng khác nào thành đồng vách sắt, như biển cả rừng sâu, như núi cao vực thẳm.... mà biết có đạt kết quả ǵ không?

        Chắc thâm tâm họ nghĩ rằng tu hành khổ hạnh như vậy, hạ ḿnh triệt để, hy sinh tuyệt đối như vậy chắc sẽ cảm động ḷng Trời, nhiên hậu được ban vui cứu khổ, được cứu độ siêu sinh.

        Tuy nhiên khi ở Thánh Đường đối diện với Trời Phật th́ như vậy, nhưng khi ra ngoài đời, đối với đồng đạo, đồng bào, hay đối với chúng sanh bá tánh, họ vẫn dùng sân hận để gây thù chát oán, họ vẫn dùng sắt thép để tranh đấu, tàn sát lẫn nhau, gây ra biết bao cảnh máu đổ thịt rơi, hận thù chồng chất. Hằng ngày vẫn xảy ra, hàng tháng vẫn diễn ra, hằng năm vẫn nổ ra... ôi thật là rùng rợn và khủng khiếp.

        Người có lương tri nh́n đó mà suy gẫm. Họ tu cách ǵ? Họ tu thế nào? Họ tu với ai?

        Người học giả đơn sơ, người hành giả giản dị, chắc không dám đến gần cửa Tôn Giáo đó. Tốt hơn hết là vận dụng cái tâm lành, cái tánh sáng của Trời phú cho ḿnh để mà t́m "phép tu dễ dàng và công hiệu" tự nơi bản thân ḿnh. Đó là phép sửa ḿnh, dễ dàng như người dơ bẫn lấy nước trong sạch mà tắm gội cho sạch sẽ vậy.

        Phép tu sửa ḿnh là ǵ? Làm như thế nào?

        - Sửa ḿnh là sửa cái thân, ǵn cái tâm.

        1.- Sửa thân: Cái thân phàm nó hay bệnh, hay biến đổi hăy sửa cho nó ra cái chơn thân không bệnh hoạn, không biến đổi.

        Nói đến thân phàm th́ phải biết giữ cho nó vô bệnh, nghĩa là phải chú trọng cái ăn và cái thở của nó.

        Cái thân phàm do cha mẹ tạo để làm phương tiện sống trong trần. Người tu thân phải biết bảo tŕ, tu bổ sửa chữa cho nó đừng bệnh hoạn, đừng suy thoái và hư hoại trước hạn định. Người vô ư thức chỉ biết xài phá cái xác thân một cách quá đáng, khiến cho nó lâm bệnh, ví như người tài xế vụn về phá hoại chiếc xe chóng hư máy móc. Con người tự phá hoại xác thân ḿnh bằng lối sống trụy lạc, cẩu thả. Khi nó lâm bệnh không biết tự sửa chữa, lại đi phú thác cho y-sĩ thiếu lương tâm gây thêm hậu quả tai hại cho thân nữa. Túng cùng lại đổ thừa "mệnh lư do Thiên".

        Đa số người sống chỉ biết ăn mà không biết thở. Họ không dè cái thân sống không chỉ nhờ "Ăn" mà nhờ "Thở" nữa. Xét cho kỹ, cái thở quan trọng hơn cái ăn. Vậy mà ít người lưu ư thở cho đầy đủ, thở cho đúng phép, đem dưỡng khí vào dinh dưỡng tế bào, đem tiên thiên khí vào khai thông kinh mạch, thanh lọc trược khí, bồi bổ châu thân.

        Người tu thân chủ trương rằng:

Ăn vào, đem bịnh vô,
Thở vào, đuổi bịnh ra,
Ăn vào, tạo khí huyết,
Thở vào, đạt Trung Ḥa.

        Ăn vào, đem trược vào thân,
Thở vào thanh lọc tinh thần tốt tươi.
        Biết ăn, biết nói, biết cười,
Sao không biết thở cho người trẻ trung.
        Ăn mười, giữ một là cùng,
Thở vào dưỡng khí lưu thông trung ḥa.

Trung ḥa là đạo tự thân tâm,
Cái thở, cái ăn rán hiểu ngầm.
Ăn chỉ cần ăn cho đạm bạc,
Thở th́ phải thở thật thâm trầm.
Đạo nơi tâm tánh là chơn đạo,
Đạo ở miệng môi, ấy lạc lầm.
Không chấp lạy thờ hay tụng niệm,
Kỳ trung hành đạo rất âm thầm.

        Tóm lại, người tu sửa thân, gọi là "Luyện Mạng" th́ phải biết ăn và biết thở. Ăn không thanh đạm là tự phá hoại nội tạng thân ḿnh. Thở không đầy đủ, không đúng phép là không thanh lọc bản thân, làm cho huyết mạch chẳng lưu thông, thần kinh không ổn định, nhiên hậu thân tâm bế tắc. Phép ăn và phép thở là hai điều tối trọng và cần yếu cho việc sửa thân.

        2.- Ǵn tâm: Người chơn tu biết phân biệt trong bản thân ḿnh cái nào là "phàm tâm" và cái nào là "chơn tâm". Hằng ngày người tu nh́n thấu vào tâm ḿnh, nh́n một cách cẩn trọng, nghiêm túc và liên tục, thế nào rồi cũng nhận biết cái nào là nhơn dục, cái nào là phàm tâm. Loại cái nhơn dục ra th́ cái Thiên Lư lưu hành. Diệt cái tâm phàm cho chết th́ cái đạo tâm sống dậy. Đó là cái phép tu đơn giản của bực tiền giác. Nếu cứ để ngoại cảnh (lục trần) lôi cuốn, cái nội tặc nó khiến xuôi (lục căn) th́ có bao giờ ǵn lại được cái chơn tâm.

        Phép tu tâm hay là "Tu Tánh" giản dị nhất không ǵ bằng giờ giờ thức tâm, ngày ngày tịnh tâm, tháng tháng qui tâm, th́ lần hồi ḿnh cũng phát hiện cái Đạo nơi đó, Phật nơi đó, Chúa nơi đó, mà Cao Đài Thượng Đế cũng nơi đó. Các Ngài đều vô danh, ḿnh tin tưởng các Ngài th́ cũng tu thân tâm bằng cái pháp vô vi và cái hạnh vô danh th́ có lo ǵ không đạt kết quả tốt trên đường tiến hóa tâm linh, phục hồi nguyên bổn.

        Nói tóm lại:

Phép tu giản dị ở nơi ḿnh,
Tâm Phật, tánh Trời cũng giống linh.
Nếu biết tỏ tường hồn tiến hóa,
Nếu không giác ngộ, Đạo ĺnh x́nh.
Trong thân có Đạo, đời an lạc,
Trong tánh có tâm, đạo thái b́nh.
Tu sửa thân tâm là chánh Đạo,
Người mà tu luyện nhớ đinh đinh.


Fountain Valley ngày 30/09/1994.
Thiện-Trung

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh