Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

DẤU CHÂN PHÍA TRƯỚC

Lê Anh Dũng

Audio - Nghe bài "Dấu chân phía trước"

 

       ... Tháng 11.1926, khi các môn đồ đầu tiên của đức Thượng-Đế vâng lệnh Thầy công khai mối đạo Trời ở chùa G̣ Kén (Tây Ninh), th́ đại lễ ra mắt nhân sinh đă kéo dài luôn ba tháng, đă làm nên một mùa Khai minh, làm thành sự kiện lịch sử hy hữu.

       Đạo khai th́ tà khởi. Từ buổi ấy, thế lực cường quyền ngoại bang đă không hề chùn tay đàn áp hàng hàng lớp lớp những người con áo trắng của đức Cao Đài v́ họ muốn mau chóng dập tắt ánh lửa tin yêu vừa bừng sáng trong hàng triệu tấm ḷng chứa chan hy vọng của những người dân mất nước đang sống trong đêm dài nô lệ dưới ách thuộc địa thực dân.

       Đức Thượng Trung Nhựt và đức Ngọc Lịch Nguyệt có lần hồi tưởng: “Chúng Tiên huynh đă trải qua biết bao lúc thăng trầm bĩ thới, trở ngại khó khăn, vào khám ra tù, lưu vong đất khách, hy sinh để tiếp nhận sứ mạng lập nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ từ năm Bính Dần cho đến ngày cởi bỏ xác phàm, rũ sạch những oan khiên nghiệp chướng.” [1]

       Đức Tiền bối Lê Kim Tỵ cũng viết vào sử Đạo một lời làm chứng:

Một tay, một cánh chống Lang Sa,

Họ quyết bóp tan mối Đạo nhà,

Sống thác thường t́nh đâu có nệ,

Cho người biết được khí hùng ta. [2]

       Những Bà Rá, Tà Lài lẻ loi giữa rừng sâu nước độc, những Côn Đảo, Mă Đảo cô lập giữa bốn bề biển cả mênh mông, và c̣n biết bao cái tên rờn rợn của những chốn địa ngục trần gian khác nữa, tất cả đă là những chiếc ḷ bát quái nấu nung, thử thách tấm ḷng can trường thiết thạch của người đạo Cao Đài buổi trước. Những người áo trắng v́ thế đă hy sinh, cho ánh vàng mười rực rỡ trong ngọn lửa hồng:

Xác phàm tuy mất, khí thiêng c̣n,

Nỗi Đạo, nỗi đời, nỗi nước non.

Có gặp lửa hồng vàng biết giá,

Tử sanh cũng giữ Đạo vuông tṛn. [3]

       Đó chính là hùng khí kiêu dũng của tiền nhân, mà tập thể Hội đồng Tiền bối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trong dịp trở về đă cùng trải ḷng qua ngọn linh cơ:

       Phận bé nhỏ Đạo nhà nắm giữ,

       Vai nặng oằn hai chữ nghĩa nhân,

              Có Trời, có nước, có dân,

Dân nguy, nước loạn, xả thân giúp đời. [4]

       Đó chính là tinh thần bất khuất của đức Cao Triều Phát:

       Dù thế cuộc sắp bày dâu bể,

       Dù nước nhà trong thế loạn ly,

              Nghiêng vai sứ mạng Tam-Kỳ,

Trải thân hướng đạo bù ch́ vạn sinh. [5]

       Ngày nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 (quận 1, Saigon) hăy c̣n rất nhiều chồng hồ sơ dày cộm làm chứng cho những biện pháp, thủ đoạn mà Toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ cùng với những thuộc cấp thừa hành các tỉnh, quận... đă trăm phương ngàn kế bày ra để ḥng xóa sổ đạo Cao Đài.

       Tuy nhiên, đời muốn vậy mà dễ nào được vậy. Đức Thất thánh Thượng Hoài Thanh (Nguyễn Tấn Hoài) khi ôn lại sử Đạo đă giúp thế nhân lưu ư một bài học lịch sử thiên thu: “Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trải qua bao nhiêu lần thăng trầm bĩ thái, làm cho tất cả những người hành đạo, tâm đạo, học đạo, đều chịu những nỗi gian nguy cơ cực, kẻ chết chóc, người lao tù. Nhưng thời cơ đă đến, Thiên lư tự nhiên, dầu ai toan bẻ nạng chống trời, hay có kẻ mong dời non lấp biển, cũng chẳng làm sao được.” [6]

       Đă đành chẳng lịch sử nào mà chẳng nặng thương đau và nhiều mất mát, nhưng đau ḷng thay, những sự kiện sử Đạo bi tráng ấy đă ảnh hưởng quá đỗi tới tiến tŕnh nền Đạo mà hậu quả di hại hiển nhiên không chỉ sớm chiều! Những thuyền trưởng tài trí của nền Đạo buổi sơ khai vừa phải đối phó với băo táp cuồng phong, vừa phải lo vững tay lèo lái con thuyền Đạo hướng về mục tiêu đă định, cưỡi lên muôn ngọn sóng dữ dằn trong lúc ḱnh ngư thủy quái vẫn không thôi đeo bám chực chờ. Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc hồi tưởng: “Cơ Đạo lúc bấy giờ luôn luôn ứng phó xoay trở với bao nhiêu áp lực bên ngoài đưa đến. Dầu tài cán đến bực nào cũng không làm sao tiến hành cho kịp lúc” [7].

       Hoàn cảnh lịch sử ấy đă kềm hăm nền Đạo đang trên đà tiến triển vượt bực từ buổi sơ khai. Lớp người khai sơn phá thạch theo thời gian vừa bị tuổi tác vừa bị nghịch cảnh bào ṃn thân xác, tiêu hao sức lực. Đức Quảng Đức Chơn Tiên (Huệ Lương Trần Văn Quế) ngậm ngùi tâm sự: “Nhân đây Tệ huynh xin bày tỏ tâm t́nh đạo sự để chư hiền hữu được thấu rơ. Tệ huynh v́ sứ mạng, v́ nguyện lực, cũng v́ nghiệp căn buổi sinh thời, nhục thể trải bao phong trần lao lư, nên cuộc hành tŕnh không c̣n đủ sức và tiêu biểu cho người hướng đạo Thiên ân trên bước đường khó khăn tận độ.” [8]

       Dù muốn hay không muốn, luật vô thường vẫn là luật vô thường. Từng vị tiền bối lần lượt nối bước ra đi, ôm trong tâm khảm một nỗi hận khôn nguôi bởi v́ đạo sự c̣n ngổn ngang, sứ mạng c̣n dang dở, mà hoài băo cao cả cũng như kế hoạch vận trù mai hậu đều chưa kịp chuyển giao cho lớp người sau tiếp nối. Nỗi hận ḷng đó, đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đă hơn một lần thổ lộ:

       “Tiếc v́ sự nghiệp Đạo chưa thành, tuổi đời chồng chất, tâm sự và kế hoạch cũng chưa kịp trao hết cho lớp người tiếp nối nên hậu quả đang để lại cho đàn em gánh lấy” [9].

       “Có những điều chưa tiện nói cho Hội Thánh được biết, việc ấy măi đến này nay cũng chưa được cùng ai tỏ bày tâm sự, mà đó là điều tai hại vô cùng. Đó là mầm trở ngại cho bước tiến của Đạo ngày nay.” [10]

       Khi đức Phạm Hộ pháp dạy rằng “... đó là điều tai hại vô cùng. Đó là mầm trở ngại cho bước tiến của Đạo ngày nay”. Th́ chính những lời lẽ nặng tŕu trĩu ấy đă khiến cho người sau không khỏi xót xa tấc dạ chia xẻ cùng người xưa, bởi lẽ có đến mức như vậy th́ bậc Thiên ân sứ mạng thay Trời hành hóa mới phải đành đoạn thở than “con Tạo trớ trêu” chẳng khác chi thế tục đời thường:

Những việc từ xưa đă sắp bày,

Nhưng chưa tiện nói để ai hay,

Trớ trêu con Tạo chia đôi ngă,

Đạo nghiệp linh đinh đến nỗi này. [11]

       Nhắc đến công nghiệp tiền nhân, dù muôn lời vạn tiếng cũng không làm sao diễn bày cho rốt ráo. Quả thực, đúng như đức Bảo pháp Chơn quân Huỳnh Chơn đă cảm thán:

       Ôi nhắc đến mà ḷng tha thiết,

       Bậc Tiền khai tâm huyết trải trang,

              Biết bao gian khổ trần hoàn,

Điểm tô xây đắp Việt bang Cao Đài. [12]

       Thọ hưởng sự nghiệp của người xưa để lại, người đạo Cao Đài ngày nay không thể không nhớ đến sử Đạo, không thể không thông thuộc sử Đạo, v́ chính sử Đạo cũng là một phần bất ly của lịch sử dân tộc suốt một thế kỷ nhà tan nước mất. Hơn thế nữa, sử Đạo là sợi dây thiêng liêng cố kết truyền thống và hiện đại, là sinh lực đạo mạch chảy từ người xưa cho đến tận người sau. Đức Cao Triều Phát dạy:

       “Ḍng đời cứ triền miên như ḍng nước chảy. Kẻ trước đi qua người sau kế tiếp, người sau nữa đang đợi chờ, cứ măi như thế theo ḍng lịch sử của thời gian, c̣n in lại những ǵ cao cả cho đời thương tưởng và nhắc nhở.” [13]

       “Tiên huynh đă đi qua, chiếc bóng đă nằm xuống, nhưng tinh thần của Tiên huynh măi măi theo gót chân của các em mà đi vào ánh sáng Đạo, vào bóng tối của trần gian.” [14]

       Sử Đạo c̣n là bài học kinh nghiệm vô giá cho lớp người sau đang tiến bước đi lên, noi theo dấu chân người trước. Ư thức như thế, lớp người hôm nay lắng ḷng học kỹ từng chữ từng lời trong từng trang thánh giáo thánh ngôn ắt sẽ lănh hội v́ sao đan xen với những ḍng giáo lư Cao Đài vẫn là những ḍng sử thi Cao Đài được viết từ ngọn linh cơ giữa bao canh trường tịch mịch.

       Có một lần đức Bạch Liên Tiên trưởng (Phan Thanh) đă lưu ư điều đó: “Nh́n lại viễn đồ đă qua, trên bước đường hành đạo của chư sứ đồ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, dầu rằng trên vạn nẻo đường nhân thế, tuy lắm cảnh thăng trầm buồn vui, hiệp tan tan hiệp, may rủi rủi may, tất cả sự kiện ấy đều là những kinh nghiệm sống, những bài học quư giá.” [15]

       Đức Cao Triều Trực cũng dạy: “Trong t́nh bạn đạo, gặp lại nhau không thể không ôn lại những ǵ diễn tiến từ dĩ văng đến hiện tại, những nỗi buồn vui bại thành trên bước đường hành đạo, để giúp đỡ cho nhau những kinh nghiệm sống. Âu đó cũng là bổn phận của người đi trước. Có chỉ bảo cho nhau để lớp người sau biết những ǵ cần phải làm, những ǵ cần phải tránh, để làm vốn liếng thực hiện đại chí của bực hướng đạo, làm sao cho đúng với tôn chỉ khai Đạo mà đức Chí-Tôn đă định, để hoàn thành sứ mạng thế Thiên hành hóa và cũng để khỏi ân hận nuối tiếc như lớp người đă đi qua trong quá khứ.” [16]

       Lại nói sang ư thức chép sử. Lớp hậu bối đàn em làm sao tránh khỏi những lúc trở trăn, những hồi ray rứt. Ngọn bút nào có lương tri th́ cũng phải bao phen ngập ngừng mà nét mực v́ thế nên chẳng được trọn ḍng, bởi một lẽ giản dị rằng với tấm ḷng tri ân kính ngưỡng lớp tiền nhân, sự thận trọng buộc ḿnh vốn dĩ đă dặt dè lại càng thêm muôn phần dè dặt.

       Đức Giáo tông Vô vi Lư Thái Bạch dạy rằng: “Sử phải thật, không thiên kiến tô hồng, không chủ quan tùy cảm, không định kiến khen chê.” [17]. Phương châm ấy quả là khuôn vàng thước ngọc nhưng muốn làm được thế đ̣i hỏi người chép sử phải vượt qua cái ta bản ngă của ḿnh. Thế nên, khi các đấng Tiền khai Đại-Đạo trở về giúp lớp người sau bổ sung những ḍng sử thi Đại-Đạo, th́ không ai khác hơn là chính các ngài đă nêu gương sáng cho đàn em chép sử, mà đức Hộ pháp Phạm Công Tắc là một tiêu biểu. Đức Phạm Hộ pháp dạy:

       “Công quả khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có thể nói là Bần đạo đă đóng góp được hai phần ba công quả ấy. Nhưng buồn v́ nước nhà chủ quyền không được bảo đảm, kể từ thuở khai Đạo các đàn anh cũng v́ lẽ ấy bị chi phối rất nhiều. Từ chỗ vị kỷ, vị danh, vị lợi, cũng như tự ái, tự đại, tự tôn, nên đă gây ra cảnh chia ly phân tán, đă để lại một gánh nặng cho đoàn hướng đạo hậu sanh. Đó là điều đáng buồn và cũng là kinh nghiệm quư giá cho đàn em trong mai hậu. (...)

       “Vết xe trước đă sụp đổ, đoàn xe sau nên tránh. Kể ra đàn anh chịu một phần trách nhiệm rất lớn trong sứ mạng. (...) Vậy chư hiền đệ muội cũng xem gương ấy mà ghi ḷng trong thời kỳ hành đạo.” [18].

       Đem hết can tràng, phơi hết ruột gan mà tỏ bày với người sau như thế, là cả một t́nh thương bao la trong trách nhiệm trĩu nặng của người xưa đối với viễn đồ Đại-Đạo Tam-Kỳ. Cho nên đức Đoàn Văn Bảy dạy: “... tổ tiên của con người dù phải lâm vấp những sai lầm trong quá khứ, nhưng linh thể của họ nơi cơi hư vô hằng mong mỏi cho kẻ hậu bối sanh tiền phải được thanh cao tốt đẹp, phải được tiến bộ hơn họ.” [19]

       Và lời dạy của đức Hộ pháp Phạm Công Tắc cũng không ra ngoài ư ấy:

Mong sao hậu tấn khôn hơn trước,

Để cố xiển dương mối đạo Thầy. [20]

       Cũng chung ḍng tư tưởng như đức Phạm Hộ Pháp và đức Đoàn Văn Bản, với nỗi ḷng lo lắng cho bước đi người sau, đức Ngọc Lịch Nguyệt tâm sự:

Trót nguyện cùng nhau đến cơi trần,

Thế Thiên hoằng đạo độ sanh dân.

Đạo chưa phổ cập dân chưa tỉnh,

Dẫu được ra đi luống ngại ngần.

Ngần ngại cho người sắp bước sau,

Dặm trường càng thấm lại càng đau.

Đau t́nh cốt nhục, đau non nước,

Ngoảnh lại ḱa ai nghĩ thế nào? [21]

       Nói đến bài học lịch sử là nói đến cái hay và cái chưa hay của người đi trước. Nhưng thế nào là hay và thế nào là chưa hay? Năm xưa, nếu không có lời trần t́nh của đức Ngô Minh Chiêu tại Minh Đức tu viện [22], th́ làm sao người nay hiểu được nỗi ḷng của ngài? Làm sau hậu thế hiểu được v́ sao ngài dù đă từ tạ ngôi vị Giáo Tông mà vẫn cứ chính danh là đệ Nhất Giáo tông của Tam kỳ Phổ độ?

       Hay nói đến việc chia chi rẽ phái. Nh́n về phương diện này đă đành một nỗi ngậm ngùi xót xa, nhưng xét ở phương diện khác lại là lẽ tồn sinh để phát triển. Đức Phạm Hộ pháp dạy:

       Đạo một gốc phát sanh nhiều chỗ,

       Cốt là đem phổ độ nhơn sanh.

              Càng nhiều kẻ dữ về lành,

Chung quy làm sáng cái danh Cao Đài. [23]

       Đức Hộ pháp dạy tiếp: “Mỗi người, mỗi tổ chức hành đạo, dẫu có khác nhau về danh từ, về h́nh thức hoặc về nhân sự, đó chỉ là sự phân chia trách nhiệm để hành đạo độ đời, dốc làm sao xiển dương đạo pháp, phổ độ nhơn sanh, cho nên những người con có hiếu cùng Chí Tôn Thượng Phụ, cho nên những hàng hướng đạo gương mẫu làm sáng danh Đạo, danh Thầy. Đó là nhiệm vụ chánh, chớ không có nghĩa rằng gây ảnh hưởng tốt đẹp cho phe nhóm ḿnh, t́m mọi cách xóa mờ phe nhóm khác. Đó là trái với t́nh thương, trái với mục đích khai Tam Kỳ Phổ Độ của Chí Tôn Thượng Phụ”. [24]

       Tính hai mặt như thế của mỗi sự kiện lịch sử có thể tạm biện giải bằng lẽ nhị nguyên đối đăi. Cho nên, một khi c̣n mang trí phàm trong xác tục, ai dám bảo ḿnh có thể xét chuyện thị phi không sai chân lư?

       Hiểu như vậy mà thông cảm và chia xẻ với tiền nhân. Người đời hiểu lầm người đạo đă đành mà giữa người đạo với người đạo đă chắc ǵ ai dễ hiểu được ai!

       Một trường hợp tiêu biểu là đức Cao Triều Phát, Bảo đạo Chưởng quản Hiệp thiên đài Ṭa thánh Hậu Giang. Sinh thời, ngài là một hiện tượng độc đáo của nghĩa khí Nam Kỳ và có lẽ cũng chính v́ thế mà ngài đă là một nhân vật phải chịu những mịt mờ ngộ nhận. Sau này, qua ngọn linh cơ đức Cao Triều đă tỏ rơ nỗi niềm tâm sự: “Tệ huynh v́ ḷng nhân ái, v́ sứ mạng thiêng liêng, hy thân ra đễ lănh hết những điều chết chóc tai hại của nhơn sanh trong một vùng Hậu Giang đang đứng kề bên chiếc đao hai lưỡi. Hoàn cảnh đă xui nên, dầu phải tử v́ Đạo, lại càng chói ngời danh tiết. Ḷng Tệ huynh nguyện thế, nào có sai đâu, nên đoạn đường cứu cánh đă trói buộc Tệ huynh vào một hoàn cảnh đặc biệt, mà hiện giờ sự lầm tưởng vẫn c̣n mang máng trong đầu óc của chúng sanh, mà những người biết Tệ huynh th́ rất ít!” [25]

       Lại thêm một trường hợp nữa để người sau thận trọng suy gẫm. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trong một lần hội ngộ với tiền bối Tiếp pháp Trương Văn Tràng tại thánh thất Nam Thành, tiền bối Huệ Lương Trần Văn Quế đă bị ngộ nhận. Than ôi, đó cũng là lần sau chót hai vị tiền bối đáng kính có dịp luận đàm việc đạo!

       Tiền bối Trương Tiếp pháp quy thiên ngày 16-02-1965, đúng rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ. Thoát xác rồi, ĺa cảnh giới nhị nguyên rồi, bấy giờ đức Trương Tiếp pháp mới nhận ra tấm chân t́nh của người bạn đạo. Thế nên sau khi thoát xác bốn tháng, đức Trương Tiếp pháp đă thông qua tập thể Lưỡng đài Tiền bối Đại đạo, thỉnh cầu đức Mẹ cho phép chơn linh Trương Tiếp pháp trở về trần gian, và chỉ với mục đích duy nhất là để chính ngài có dịp giải tỏa với tiền bối Huệ Lương một ngộ nhận năm nào.

       Hôm ấy, đức Mẹ dạy: “Nhân tiện hôm nay, Mẹ có tiếp khải thỉnh cầu của Lưỡng đài Tiền bối, Trương Văn Tràng xin lâm đàn để cùng Huệ Lương đôi lời tâm sự. Mẹ sẽ cho Kim đồng hộ trợ chơn linh nhập đàn.”

       Sau đó, chơn linh của đức Trương Tiếp pháp giáng đàn, bộc bạch mấy lời ngắn gọn như sau: “Huệ Lương lăo hữu. Tệ huynh c̣n nhớ một lời hứa tại Nam Thành thánh thất. Buổi hội trong chi phái Tam kỳ Đại đạo cũng là lần sau cùng vĩnh biệt. Tệ huynh xin vài lời lăo hữu thông cảm. Đến giờ này, Tệ Huynh mới biết ḷng chơn thành của lăo hữu đối với Đạo.” [26]

       Câu chuyện cảm động trên đây giữa hai vị tiền bối đức độ khả kính rơ ràng là một bài học lịch sử cho lớp người sau. Bài học ấy là: Có những việc của tiền nhân, người sau không hiểu âu cũng là chuyện thường t́nh giữa cảnh giới nhị nguyên. Mọi phán xét đối với lịch sử bao giờ cũng khó khăn, phức tạp. Đừng ai chủ quan nghĩ rằng ḿnh có thể thông suốt mọi uẩn khúc của người xưa. Chỉ khi nào bỏ xác phàm rồi, chơn linh về thượng cảnh, lớp sắc màu giả tướng che mắt phàm trí tục tan biến, bấy giờ mới hiện rơ lẽ thật.

       Bài học lịch sử quư giá ấy c̣n có một hệ luận quan trọng. Đó là, nếu biết hễ c̣n mang xác phàm th́ c̣n ngộ nhận, c̣n lầm hiểu nhau, th́ giữa đồng đạo dù hiểu lầm đến mức độ nào, vẫn cố làm theo lời các Tiền khai nhắc nhở, rút ra từ kinh nghiệm bản thân khi c̣n bôn ba tại thế:

              Một Thầy, một Đạo, một Cha.

Nếu chưa gần được chớ xa muôn trùng.[27]

       Ḿnh với Đạo chung t́nh Tạo hóa,

       Phải coi như một ngă một thân,

              Đi cho mút quăng đường trần ...[28]

       “Hăy đặt lại đại cuộc đạo nghĩa lên trên mọi cá tánh, mọi thất t́nh, để làm sáng tỏ danh Thầy danh Đạo.” [29]

       Trong lịch sử kim cổ đông tây, đă có những vĩ nhân được ngưỡng mộ và tán tụng rằng tuy sự nghiệp chưa thành nhưng ư chí đă thành. Đối với lớp Tiền bối khai Đạo, ư chí dẫu đă thành nhưng bởi v́ sự nghiệp chưa thành mà các đấng vẫn măi c̣n vào ra cơi tục, lúc nào cũng sát cánh cùng lớp người sau đang bước theo dấu chân người trước.

       Đức Bạch Liên Tiên Trưởng (Phan Thanh) dạy: “... v́ nhiệm vụ c̣n vương mang với Tam kỳ Phổ độ nên tất cả chư vị Hội đồng Tiền bối quá văng đă, đang và sẽ trở lại thế gian để sát cánh cùng chư hướng đạo hầu tiếp tục sứ mạng phổ truyền đạo lư, phổ độ nhơn sanh.” [30]

       Đức Thượng Trung Nhựt và đức Ngọc Lịch Nguyệt dạy: “Lời thành thật Tiên huynh nói đây để các em hiểu cho các anh; dầu được về nơi cơi thượng, nhưng cũng vẫn hành đạo trong sứ mạng của ḿnh. Tiên huynh mong rằng lời nói hôm nay các em hăy xem là tất cả tấm ḷng ưu ái của các anh đối với các em nơi cơi thượng.” [31]

       Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc dạy: “Đă là thâm t́nh đồng sứ mạng trong buổi tận độ chúng sanh, dù kẻ đă ra đi cũng như người ở lại, đều vẫn c̣n trách nhiệm như nhau.” [32]

       Nói như vậy để thấy rằng bước chân của người đi sau không hề đơn độc, mà người đi sau đang bước đi trong sự hỗ trợ chặt chẽ của tiền nhân. Đức Cao Triều Phát dạy:

Cùng trong con cái Cao Đài,

Kẻ u người hiển thi tài làm nên. [33]

       Đức Thất thánh Tiên Thiên Thượng Hoài Thanh dạy:

       “Tuy việc nhiều người ít, nhưng không phải như thế mà nản ḷng, kẻ hữu h́nh rán sức rán công, người Tiên cảnh sớm pḥ tối trợ.” [34]

       Đức Quảng Đức Chơn Tiên dạy:

       Ngày xưa đồng chí đồng tâm,

Nay dầu u hiển t́nh thâm vẫn c̣n.

       Nguyện ḷng hai chữ sắt son,

Xương minh chánh đạo chẳng ṃn chẳng sai.

       Tệ huynh nhắn bạn trần ai,

Cùng chung sứ mạng Cao Đài xưa sau.

       Sắc không hỗ trợ có nhau,

Khó khăn chẳng bỏ gian lao chẳng rời. [35]

       Những t́nh cảm gắn bó thiêng liêng ấy cho thấy giữa người đi trước của ngày xưa và người nối tiếp theo sau của ngày nay nếu có c̣n cách biệt th́ chẳng qua chỉ là sự cách biệt bất khả kháng của xác thân huyết nhục. Đức Cao Triều Phát dạy: “Giờ đây Tiên huynh và các em chỉ cách nhau về h́nh thể huyết nhục, nhưng chí hướng và sứ mạng đều cũng như nhau.” [36]

       Thậm chí, c̣n hơn thế nữa, người xưa với người sau tuy chưa một lần diện kiến giữa chốn trần ai phong vũ nhưng điều ấy hoàn toàn không trở thành chướng ngại cách chia t́nh thâm tha thiết, ân nghĩa nặng sâu. Đức Cao Quỳnh Cư dạy: “Dầu chư hiền hữu cùng Tiên huynh chưa một lần biết nhau lúc sanh tiền, nhưng giờ đây rơ lại t́nh huynh đệ thiêng liêng không xa lạ.” [37]

       Không xa lạ âu cũng dễ hiểu, bởi lẽ người đi trước kẻ theo sau, tất cả đều bước chung một con đường, nung nấu chung một hoài băo, thắp sáng một niềm tin, và cùng đứng chung dưới một bóng cờ Đại-Đạo. Đức Phạm Hộ pháp xác định: “Bần đạo là người anh đi trước, các em là những đàn em đi sau, mỗi mỗi đều núp dưới bóng cờ Đại-Đạo để phụng sự Thiên cơ, đem lại hạnh phúc, an vui, thanh b́nh cho nhân loại.” [38]

* * *

       Thêm một mùa Khai minh vừa đến với những người con áo trắng trên quê hương Việt Nam, trên mảnh đất mà Thượng-Đế đă chọn để lập thành Đại đạo. Và không c̣n bao lâu nữa, một niên tŕnh mới cũng sắp mở ra cho Cơ quan Phổ thông Giáo lư, cho bộ máy sau cùng mà Thượng đế đă dựng gầy để phục vụ sứ mạng của Đại đạo. Cái thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông đă qua sẽ làm sắc mai vàng mùa Xuân mới càng thêm tươi thắm, thế nên:

       Hết Đông chí đến ngày khai thới,

       Dầu phân ly hăy đợi tao phùng,

              Dặn ḷng một tấm kiên trung,

Muôn sông ngàn lạch cũng chung một nguồn. [39]

       Hơn lúc nào hết, chính lúc này đây, những tín hiệu tốt đẹp của cơ Đạo kỳ Ba đang dần dần tỏ lộ, để cho những ai đă, đang và sẽ tiếp tục đeo đuổi đường lối chân chánh của đạo Cao Đài, thực thi sứ mạng Đại thừa của Cơ quan Phổ thông Giáo lư lại thêm nung nấu đức tin khi nhớ đến lời Thiêng liêng năm xưa đă dạy: Thượng đế không bao giờ gieo giống trên tảng đá.

       Dẫu lịch sử vốn chẳng mấy khi được xuôi ḍng như ḷng người mơ ước, nhưng “những bước chân của người đi trước với những bước chân của người đi sau đă và đang khắc sâu trong nền thời gian từng dấu một.” [40]

       “Đại “Đại Đạo khai minh trên mảnh đất nhỏ bé này, dù trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, Đại Đạo cũng đă tự nhận một giá trị, một sứ mạng nào đó rồi. Giá trị ấy, sứ mạng ấy có được, không phải chỉ nằm trong văn kiện, trong giấy trắng mực đen. Đại Đạo có đạt được giá trị và sứ mạng đặt để là nhờ những người nối tiếp cùng nhau xây dựng. Mỗi cá nhân một sứ mạng, mỗi thế hệ một trách nhiệm riêng.” [41]

       Nh́n về viễn đồ thất ức niên (700.000 năm) của Đại Đạo, th́ quăng đường non 80 năm Cao Đài, hay lịch tŕnh ngót 40 năm Cơ Quan Phổ thông Giáo lư phải chăng vẫn chỉ mới là chút mảy may khiêm tốn của một khởi hành dấn bước?

       Ngẫm suy như thế để mà trầm tư nhớ rằng người hôm nay đang là người sau của người xưa nhưng rồi chính người hôm nay cũng sẽ là người xưa của người sau trên dặm dài sử Đạo.

       Thực vậy, nói người xưa đi trước, nói người nay đi sau, ấy là tạm lấy một giai đoạn thời gian làm mốc. Khi đặt con người lịch sử trong lẽ miên viễn trường lưu của diễn tŕnh lịch sử th́ ư nghĩa xưa và nay rơ ra vô cùng tương đối. Thế nên, đức Hộ pháp Phạm Công Tắc minh định: “Người xưa đà vắng bóng, chư hiền hữu tiếp bước theo sau, cũng đồng chung sứ mạng. Bần đạo cùng các bạn đồng liêu là hàng tiền bối của ngày nay, c̣n chư hướng đạo là bậc tiền bối của ngày mai. Xét ra, kẻ đi người đến, kẻ tiếp tục theo sau, nhiệm vụ như nhau, không hơn không kém.” [42]

       Và nhớ như vậy, để xin cùng nguyện cầu, cùng dặn ḷng nhắc nhau, giúp nhau chân cứng đá mềm thận trọng tiếp bước đi tới, sao cho không hổ với người xưa và sao cho chẳng thẹn với người sau.

              Chọn rồi mục đích chánh chơn,

Thệ ḷng một tấm keo sơn chớ rời. [43]

       Người đi trước quên ḿnh v́ Đạo,

       Mong ai sau hoài băo tương lai,

              Xương minh giáo lư Cao Đài,

Mở cơ tận độ trong ngoài vạn bang. [44]

       Đó cũng chính là tấm ḷng của Quảng Đức Chơn Tiên (Huệ Lương Trần Văn Quế) đă v́ ai mà thiết tha trao gởi cho ai trong buổi đầu tiên trở lại cơi trần:

              Ai ơi sứ mạng đại thừa,

Trọn đời gồng gánh chưa vừa chưa ưng.

       Nh́n nhau bỗng rưng rưng giọt lệ,

       Nỗi mừng thương huynh đệ Thiên ân.

              Mừng v́ đường lối chánh chân,

Thương v́ sứ mạng lắm phần gay go.

       Thôi th́ thôi chuyến đ̣ buổi chót,

       Ḷng dặn ḷng đắng ngọt chớ nao.

              Người xưa để lại người sau,

Gieo mầm sống đạo biết bao vuông tṛn. [45]

(Phú Nhuận, 04.12.2002)

(Bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại-Đạo 9:00 giờ sáng thứ Tư 04.12.2002 nhằm 01.11 Nhâm Ngọ)


[1] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 14 rạng 15.02 Đinh Mùi (24.3.1967).

[2] Vĩnh Nguyên tự, 01.01 Bính Ngọ (21.01.1966).

[3] Liễu Tâm Chơn nhơn Hoàng Ngọc Trác, thánh thất B́nh Ḥa 26.12 Đinh Mùi (25.01.1968).

[4] Thánh thất Nam Thành, 01.01 Canh Tuất (06.02.1970).

[5] Thánh thất Nam Thành, 23.8 Canh Tuất (22.9.1970).

[6] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 05.01 Bính Ngọ (25.01.1966).

[7] Thánh thất B́nh Ḥa, 26.12 Đinh Mùi (25.01.1968).

[8] Minh Lư Thánh hội, 07.6 Tân Dậu (8.7.1981).

[9] Vĩnh Nguyên tự, 02.9 Nhâm Tư (08.10.1972).

[10] Thánh thất B́nh Ḥa, 26.12 Đinh Mùi (25.01.1968).

[11] Thánh thất B́nh Ḥa, 26.12 Đinh Mùi (25.01.1968).

[12] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.6 Quư Sửu (14.07.1973).

[13] Thánh thất B́nh Ḥa, 15.9 Đinh Mùi (18.10.1967).

[14] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.10 Tân Hợi (02.12.1971).

[15] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 10.10 Canh Tuất (08.11.1970).

[16] Thiên Lư đàn, 09.9 Canh Tuất (08.10.1970).

[17] 14 rạng 15.7 Kỷ Tỵ (16.8.1989).

[18] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 01.4 Kỷ Dậu (16.5.1969).

[19] Thánh thất Nam Thành, 22.8 Tân Hợi (10.10.1971).

[20] Vĩnh Nguyên tự, 02.9 Nhâm Tư (08.10.1972).

[21] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 24.02 Quư Sửu (28.03.1973).

[22] 27.01 Canh Thân (13.3.1980).

[23] Vĩnh Nguyên tự, 02.9 Nhâm Tư (08.10.1972).

[24] Vĩnh Nguyên tự, 02.9 Nhâm Tư (08.10.1972).

[25] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 05.01 Bính Ngọ (25.01.1966).

[26]  Thiên Lư đàn, 20.5 Ất Tỵ (19.6.1965).

[27] Nguyễn Ngọc Tương, Vĩnh Nguyên tự, 06.01 Ất Măo (16.02.1975).

[28] Cao Triều Phát, Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.10 Tân Hợi (02.12.1971).

[29] Đệ tứ Giáo tông Nguyễn Bửu Tài, thánh thất B́nh Ḥa, 26.12 Đinh Mùi (25.01.1968).

[30] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 10.10 Canh Tuất (08.11.1970)

[31] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 14 rạng 15.02 Đinh Mùi (24.3.1967).

[32] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 01.10 Tân Hợi (18.11.1971).

[33] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 05.01 Bính Ngọc (25.01.1966).

[34] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 05.01 Bính Ngọ (25.01.1966).

[35] Minh Đức Tu viên, 25.01 Giáp Tư (26.2.1984).

[36] Thánh thất B́nh Ḥa, 26.12 Đinh Mùi (25.01.1968).

[37] Vĩnh Nguyên tự, 01.9 Giáp Dần (15.10.1974).

[38] Thánh thất Nam Thành, 23.8 Canh Tuất (22.9.1970).

[39] Bảo pháp Chơn quân Huỳnh Chơn, Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.6 Quư Sửu (14.07.1973).

[40] Tiền khai Đại đạo, Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.10 Kỷ Mùi (4.12.1979).

[41] Cao Triều Phát, thánh thất Nam Thành, 23.8 Canh Tuất (22.9.1970).

[42] Hộ pháp Phạm Công Tắc, Vĩnh Nguyên tự, 01.01 Bính Ngọ (21.01.1966).

[43] Bảo pháp Chơn quân Huỳnh Chơn, Cơ quan Phổ thông Giáo Lư, 15.4 Giáp Dần (06.5.1974).

[44] Cao Triều Phát, thánh thất Nam Thành, 23.8 Canh Tuất (22.9.1970).

[45] Quảng Đức Chơn Tiên Huệ Lương Trần Văn Quế, Minh Lư Thánh hội, 07.6 Tân Dậu (08.7.1981).

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

  

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh